Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Chân Dung Nghệ Sĩ

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Nghệ sĩ Bích Thuận, một tài danh huyền thoại

Thứ hai - 23/07/2012 18:56

Nghệ sĩ Bích Thuận, một tài danh huyền thoại




Trong giới cải lương thường gọi nữ nghệ sĩ Bích Thuận là “Má Bích,” bà đi vào nghệ thuật bằng con đường rất dài, đã có một quá khứ vàng son ở sau lưng, và hầu như khán giả cải lương ít khi nghĩ rằng Bích Thuận xuất thân từ đất Bắc.
Thật thế, Má Bích vào nghề nổi danh ở đất Thăng Long, rồi đến đầu thập niên 1950 bà và đào Kim Chung vào Nam đi hát, sau đó Kim Chung về Bắc, còn nghệ sĩ Bích Thuận ở lại tiếp tục cộng tác với các đoàn hát ở Sài Gòn. Do vậy mà năm 1954 có phong trào di cư, trong khi Kim Chung cùng đoàn “Tiếng Chuông Vàng Bắc Việt” thu dọn khăn gói di cư vào Nam, thì Bích Thuận đã có mặt ở Sài Gòn đã từ lâu rồi và đang hát cho gánh Phụng Hảo. Lúc gánh Kim Chung đóng trụ ở rạp Aristo Sài Gòn, người ta tưởng đâu Bích Thuận sẽ về hát cho Kim Chung sẽ thích hợp hơn, bởi khán giả người di cư từng biết qua thành tích nghệ thuật của bà. Nhưng không, Bích Thuận vẫn cộng các với các gánh cải lương miền Nam, với đài phát thanh và lập đoàn hát riêng cho người cháu Bích Sơn vừa mới lớn lên vào nghề có đất dụng võ. (Nhờ đi theo Má Bích nên kiều nữ Bích Sơn và Bích Thủy cũng có mặt ở miền Nam trước 1954.) Sau năm Mậu Thân 1968, trong lúc cải lương kiệt quệ, thì bên phía điện ảnh lên như diều, đào kép cải lương một số nhảy sang đóng phim và nữ nghệ sĩ Bích Thuận cũng được mời. Năm 1971 bà góp mặt trong hai cuốn phim “Mãnh Lực Ðồng Tiền” và “Sám Hối.” Cả hai vai đều là gái già hồi xuân, rất lẳng, rất nồng nhiệt, Bích Thuận đã làm sống động vai trò của mình. Lúc bấy giờ người ta thấy Má Bích sửa sắc đẹp, trông lộng lẫy hẳn ra, lắm lúc nhìn còn… măng tơ hơn cả hai cô cháu Bích Sơn, Bích Thủy mới ngộ chớ… Ðồng thời với nét đẹp… hồi xuân, má Bích Thuận còn lãnh đóng nhiều vai gợi tình, hấp dẫn với những cái hôn nẩy lửa và những kiểu y phục hớ hênh thấy phát lạnh. Hiện nay Bích Thuận đã hơn 80 niên kỷ và đang định cư ở miền Bắc California. Có một năm, nữ nghệ sĩ Bích Thuận có ghé Houston, tiểu bang Texas để cho ra mắt tập hồi ký do bà viết : “Từ Vân Hò đến UNESCO” ghi lại cuộc đời trình diễn thăng trầm của người nghệ sĩ tài ba trải dài suốt bốn thập niên 1940 – 1970. Bích Thuận sinh trưởng tại Bắc Ninh,quê huơng của những điệu hát quan họ. Vào nghề thật sớm, lúc 10 tuổi,Bích Thuần cùng với nguời em gái là Tường Vi gia nhập gánh đồng ấu Nhật Tân Ban. Sau,hai chị em cộng tác với đoàn Tố Như lúc đó đang làm mưa làm gió khắp Nam Bắc với Kim Chung, Khánh Hợi là đào chánh. Tại đây, mãi về sau nhờ sự giúp đỡ của soạn giả Phạm Ngọc Khôi, Bích Thuận mới được đóng vai Thúc Sinh trong Kim Vân Kiều mà Kim Chung là Kiều Nương. Từ vai diễn nảy Bích Thuận luôn luôn đóng kép cặp với Kim Chung. Khi đoàn Tố Như vào Nam lưu diễn trở về Bắc đem theo Túy Hoa thì Bích Thuận đã ở lại Sài Gòn luôn và lập gánh hát mang tên bà : đoàn Bích Thuận năm 1948. Một thời gian mỏi mệt trong việc điều hành đoàn hát, bà sang Pháp nghỉ ngơi. Đến năm 1951, Bích Thuận cộng tác với gánh Phụng Hảo của cô Bảy Phùng Há rồi sang gánh Nam Phỉ, Kim Chung và đoàn Thăng Long Huỳnh Thái của nam danh tài Huỳnh Thài cùng với hai người cháu là Bích Sơn (huy chương vàng giải triển vọng Thanh Tâm năm 1960 và Bích Thủy (tốt nghiệp thủ khoa trường Quóc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ). Những vai thành công trên sân Khấu của Bích Thuận rất nhiều : - Vai Mạc trong ” Gánh Hàng Hoa “, An Lộc Sơn trong vở ” Truồng Hận “, Tiểu Tướng Phùng Mậu trong “Phùng Mậu Hạ San”, vai Thúy Liễu trong ” Hoa Rơi Cửa Phật”, Túy Nguyệt trong “Hai bóng Hoa Rừng”, Liên Hoa Hoàng Hậu trong vở “Phấn Hậu Cung”, Tuyên Phi Đặng thị Huệ trong vở “Bội Lan Hương” phỏng theo ” Bà Chúa Chè” của nhà văn Phan Trần Chúc, cô Chúc trong vở “Vụ Án Giết Chồng” đóng chung với Phong Trần Tiến, Trần Khắc Chung trong “Sương Gió Chiêm Thành” của Vạn Lý & Viễn Châu, vai tiểu thư trong “Trăng Nhớ Bến Tầm Dương” đóng chung với Huỳnh Thái, Ngọc Toàn, Ba Hội, Bích Sơn, Bích THủy, bé Kim Hương… Trong thập niên 40,Bích Thuận là nghệ sĩ gốc Bắc duy nhất có đông đảo khán giả trong Nam. Mãi đến những năm cuối 50, Bích Hợp mới thay Bích Thuận giữ ngôi vị độc tôn trong lòng khán giả mộ điệu miền Nam. Bích Thuận có thu nhiều dĩa tân nhạc như “Ai Về Sông Tương”, “Trách Người Ra Đi”. Phải nói là giọng ca tân nhạc của Bích Thuận rất hay. Ngoài ra Bích Thuận cũng có tham gia điện ảnh với các bộ phim : Mãnh Lực Đồng Tiền, Sám Hối, Sau Giờ Giới Nghiêm. Trước năm 1975, nghệ sĩ Bích Thuận là giáo sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc Và Kịch Nghệ tại Sài Gòn. Bà là một nghệ sĩ đa tài trong các bộ môn, từ hát cải lương, ngâm thơ, kịch đến điện ảnh. Bà được tổ chức UNESCO thuộc Liên Hiệp Quốc tuyên dương vì đã hoạt động cho Văn Hóa Việt Nam suốt 50 năm

Tác giả bài viết: tuyetmai

Nguồn tin: Thanh Quang - DACTD

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN