03:10 PDT Chủ nhật, 19/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 10169

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1108837

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 78143930

Trang nhất » Tin Tức » Những Vở Diễn Hay

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

Xem tiếp...

KHI RỪNG MỚI SANG THU CỦA SG QUY SẮC

Đăng lúc: Thứ ba - 20/10/2015 08:06 - Đã xem: 7654
Mỹ Châu & Minh Phụng

Mỹ Châu & Minh Phụng

CLVNCOM - Vở cải lương "Khi Rừng Mới Sang Thu" của Soạn Giả Quy Sắc được trình diễn đầu tiên trên sân khấu Út Bạch Lan - Thành Được với đôi uyên ương sân khấu cải lương miền Nam vừa là chủ gánh hát vừa là cặp đào kép chánh. Khán giả thời đó không thể quên nữ chúa "sầu nữ" Út Bạch Lan và thằng gù "ông vua không ngai" Thành Được. Vai ông vua con lúc đó được giao cho bé Mỹ Châu đang còn học nghề tại đoàn hát....Sau này vở Khi Rừng Mới Sang Thu được các đoàn Kim Chung hát lại với các giọng ca vàng của đoàn. Và vở tuồng được thu dĩa với các nghệ sĩ lẫy lừng thời đó : Tấn Tài, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu, Thanh Sang, Kim Ngọc, Diệp Lang...

     Đây là vở CD để đời, thăng hoa đỉnh cao bậc nhất của riêng NS Mỹ Châu về nghệ thuật ca, diễn (thoại). Đó là một nữ chúa trẻ, có tài thao lược cầm quân nhưng bản năng đa tình khiến nhân vật lâm vòng khổ lụy nghiệt oan khi yêu lầm tên gian tế Hoàng Phi Hải; sự nghiệp sụp đổ theo khói tỏa mây tuôn. Đặc sắc nhất là lớp nữ chúa tương tư chàng trai Hoàng Phi Hải âm hao vắng bặt: "Hoàng Phi Hải vẫn chưa về, dù mấy tuần trăng ta mỏi mòn mong đợi"... Hai câu lối ngắn với thanh âm ngọt ngào rót mật lại dung chứa hàm lượng thiết tha, trĩu buồn, khổ sở, giằng xé tâm tư. Để rồi cất giọng ưu sầu đặt để vào bản oán Phụng hoàng đậm đà thanh nhạc cao sang chất tâm tình tự sự:
"... dù ngày ngày ta nhìn mãi cuối chân... mây...
 Để đợi chờ trong héo hắt 
 Người đi từ độ ấy, trăng khuyết rồi tròn nay đã mấy tuần trăng...".

Hai câu Phụng hoàng dạo đầu với nhạc âm lơi dây, chậm rãi mà du dương. Mỹ Châu ca đầu câu 2 người đi từ dạo ấy"chữ "ấy", cô luyến lên dấu sắc rồi trả xuống giọng hơ... vừa lạ, vừa duyên, vừa da diết khắc khoải.
Lớp đối diễn với Thanh Sang (vai Tạ Tử Lăng), mâu thuẫn chuyện Hoàng Phi Hải được phong đầu mục, họ thi triển bản Xuân tình lớp 1 ; Thanh Sang ca bốn câu đầu gay gắt rất đạt, Mỹ Châu ca hai câu 5, 6 rất đúng điệu và hùng hồn:
 "Nhưng ở đây chỉ có họ Hoàng đủ tài thao lược, thống lãnh ba quân chống lại triều đình
  Mộng của ta là đoạt lấy ngai vàng, chớ đâu phải là nữ hoàng của Tọa Mã Sơn".

Ca từ được sắp xếp hài hòa; riêng nửa câu 6 sau, ca từ được thi thố gọn gàng dù có nhiều một tí. Hai thể điệu trên được soạn giả đặt đúng tình huống nội dung. Đến bản Sương chiều lại rất chính xác bản lãnh, kinh nghiệm tác giả khi đường dây kịch chuyển hướng tình tứ yêu đương của đôi trai gái Phi Hải – Minh Phụng và nữ chúa - Mỹ Châu:
"Trước người thương em không còn là vương nữ, mà chỉ là một cô gái ngây thơ khả ái đa... tình... ướp tơ lòng mê say
 Đang sống trong mộng vàng
 Chập chờn trong đắm đuối
 Tất cả uy quyền đắm chìm trong đôi ngươi...".

Ca từ văn học đã mượt mà lại càng bay bổng hơn do người thể hiện nhập thần với cả ý, tình. Sương chiều vừa dứt, Minh Phụng chồng hơi: "Giây phút này đây..” vô và ca vọng cổ câu 15. Mỹ Châu nhập cuộc câu 16: "... giữa pháp trường cha em thọ tử, còn mẹ con em trốn lánh đến bây giờ (song lang xề nhịp 24)". Năm từ trên, cô sử dụng làn hơi uốn lượn theo đường cong mềm mại, về xề tuyệt diệu. Lớp Hoàng Phi Hải trở về Kinh (sau khi sở hữu bản đồ căn cứ Tọa Mã Sơn) mà lừa gạt rằng sẽ lập chiến công phá hoại triều đình, nữ chúa hiển thính nỗi buồn chia biệt bằng lớp (một) Nam xuân tình tứ:
"... Nghĩa là đêm nay và nhiều đêm nữa, em sẽ một mình với đồi núi cô... liêu...
 Những ngày dài, cô độc quạnh hiu
 Vì buồn biết bao nhiêu, khi rừng nhuộm màu thu
 Biết cậy ai đi nhặt lá vàng, để ấm bếp lửa hồng
 Xua giá lạnh đêm trướng, sưởi cõi lòng giá băng..."/ "..

 Anh ơi núi cao rừng rộng, em lạc loài bơ vơ. Mỹ Châu ca đúng hơi xuân, chính xác về nhịp điệu, thẩm thấu cao về ý, tưởng chừng Phi Hải lìa rừng là mang theo hồn rừng phách núi và tấm màn đen chết chóc sẽ trùm xuống Tọa Mã Sơn. Và quả thực, Hoàng Phi Hải trở về với Sấm Vương cùng đoàn tinh binh tiêu diệt nghĩa quân Tọa Mã, sánh cầm nữ chúa. Tất cả đều sụp đổ khi biết bi kịch này được tạo tác qua chiến tích của họ Hoàng. Lớp xế xãng trỗi lên liệm chôn cơ đồ núi Tọa với tiếng gào thét bi oán của kẻ lụy tình tuyệt đại:
"Trời ơi! Hoàng Phi Hải... đã dối gạt ta
cha mẹ ơi! Con lụy tình, mà sự nghiệp phải tiêu tan /.../...
Hoàng Phi Hải, chàng kiêu hãnh lắm hay chăng 
Vinh quang chờ đón anh hùng 
Ta mỉm cưới tự khóc thương thân".

Đạo lý ở trong tay kẻ mạnh. Thế nên kẻ chiến thắng đày đọa nữ chúa đáng giận mà cũng rất đáng thương kia đến tận cùng khổ nhục: xây đài tôn vinh chiến công của người tình với hàm ý mạt sát báng bổ mưu chước "mỹ nam" đê tiện của Hoàng Phi Hải mà họ - Thái hậu và sấm vương - chính là kẻ chủ mưu buộc Hải phải làm để cứu sinh mạng người cha đang vòng lao lý.


"Tôi đang xây đài ghi công cho Hoàng Phi Hải. Tôi hãnh diện đem tâm sức mình thọ nhục cho ai lưu danh hậu thế, thanh sử ghi tên bia tạc tiếng anh... hùng (vô vọng cổ) Tháp sẽ uy nghi sừng sững đá chập chùng / Ngạo nghễ vươn mình trêu gan tuế nguyệt, chiến tích oai hùng sơn phết vàng son (song lang nhịp 24) / bia đá trăm năm vẫn phai màu, làm sao sánh được ngàn năm bia miệng / Miệng đời sẽ bảo trong từng viên đá dựng, có kẻ vì yêu đem mồ hôi trộn vã nên hồ (song lang hò nhịp 32)".
Rất tuyệt tác về hình thức văn chương; quá thâm sâu về nội dung nhân bản và lắm trữ tình, triết lý như một vần thơ lãng mạn hay một khúc tuyệt tình ca bi tráng. Và tuyệt kỹ là phần Mỹ Châu.
Ở CD này cô đã vận dụng hết nội lực để hết tự tình, tâm cảm vào từng lời ca, nét diễn (sân khấu truyền hình lẫn CD) và hoàn thành vai, vở như một kỳ công độc đáo với lập trình ca, diễn, thoại theo phong cách "tĩnh" (chớ không phải "lạnh"). Đó là đặc trưng rất "Mỹ Châu'. Theo thiển ý, lối diễn ca này, người tác nghiệp phải thâm nhập nhân vật bằng tầng ngầm nội tạng rồi từ nội tâm chuyển hóa, hiển thị qua sắc diện bi, nộ, ái, ố " Thật khác với cách điều động luôn biểu hiện ở điện rộng cộng hưởng kỹ thuật nhà nghề. Phải dài dòng "giải phẫu CD” Khi rừng mới sang thu, bởi vì nó là dấu ấn quý giá của sự nghiệp cầm ca mang tên gọi Mỹ Châu xuyên suốt các loại bài bản Bắc, Nam, Oán, bài bản nhỏ và nhất là vọng cổ. Từ trường ca diễn của cô lan tỏa sang Minh Phụng đã nâng phong độ anh lên tầm cao mới, bền vững .
vanduyanh


Soạn giả Quy Sắc

Soạn giả Quy Sắc tên thật là Nguyễn Phú Quý, sanh năm 1924, quê quán tại tỉnh Thủ Dầu Một, nay là tỉnh Bình Dương. Anh Quý có bằng Thành Chung chương trình Pháp ở Saigon, năm 1943 khi quân đội Nhựt Bổn đến Sàigòn, anh nghĩ học trở về Thủ Dầu Một, làm giáo viên ở trường Tiểu Học của tỉnh.

quy-sac-van-nga-220.jpg
Soạn giả Quy Sắc và nghệ sĩ Văn Ngà. Hình do soạn giả Nguyễn Phương cung cấp.





















Từ một giáo chức

Đầu năm 1955 tôi gặp anh Quý trong nhà của ông Bầu Nghĩa, gần Sở Cảnh Sát Công Lộ ở đường Trần Hưng Đạo, đối diện với Sở Chửa Lửa đô thành Saigon. Anh Quý là gia sư, dạy học kèm cho Juliette Nga lúc đó cháu Nga được 13 tuổi.

Anh Quý biết tôi cũng học chương trình Pháp, từng làm công chức Sở Bưu Điện Saigon trước khi gia nhập đoàn hát hành nghề soạn giả nên sau những giờ dạy cho cô Juliette Nga học, anh thường trò chuyện cùng tôi. Anh muốn biết cuộc sống của soạn giả cải lương có thu nhập như thế nào, thuận lợi và khó khăn ra sao?
Tôi cho anh biết lương của soạn giả nếu có tiền bản quyền tác phẩm được trình diễn thì cao hơn lương của công chức hay giáo chức rất nhiều. Tuy nhiên nếu gánh hát nghĩ hát hay hát không ăn khách, nghệ sĩ và soạn giả phải lãnh phân nửa hay một phần tư số lương do đó cuộc sống bấp bênh chớ không như công chức, giáo chức có lương ổn định. Anh hỏi nếu tình trạng lương phạn như vậy, tại sao tôi bỏ không làm việc ở Sở Bưu Điện mà lại đi theo đoàn hát?

Tôi nói: khi mới bắt đầu thì vì tôi ham vui mà theo gánh hát nhưng sau này tôi khám phá ra niềm vui lớn nhất của tôi là sáng tác được một vở tuồng thành công. Khi khán giả và nghệ sĩ tán thưởng tác phẩm của tôi sáng tác thì đó là phần thưởng tinh thần rất quý giá. Không phải có nhiều tiền mà mua được cái phần thưởng đó. Thêm nữa khi theo nghề soạn giả, bắt buộc tôi phải đọc nhiều sách, học thêm nhiều vấn đề mà khi ở trường, tôi chưa được biết qua. Và sau hết là mình có thể thông qua các diễn viên để biến những sự suy nghĩ, những tưởng tượng của mình thành nhân vật và sự việc xảy ra trên sân khấu.

Anh Quý cũng đồng quan niệm như tôi. Anh cho biết anh làm giáo chức vì có ông chú họ sáng lập trường tư thục tại Saigòn. Ông chú của anh Quý chạy lo giấy tờ hợp lệ về sư phạm để cho anh được phép đứng lớp dạy học trò. Dạy trường của chú ít giờ quá, mỗi giờ lương chỉ được 50 đồng nên anh Quý phải dạy chạy tandem thêm nhiều trường khác mới đủ sống. Anh Quý đã dạy ở trường Phan Sào Nam, Giám đốc là ông Trần Văn Từ. Anh Quý còn dạy thêm ở trường Lê Tấn Thành ở đường Nguyễn Thái Học, nhà văn Quốc Ấn làm Giám Đốc, ông Lê Tấn Thành là sáng lập viên. Ông Lê Tấn Thành là anh hai của nữ nghệ sĩ Bảy Nam, cậu ruột của kỳ nữ Kim Cương.

Ngoài ra anh Quý còn nhận đến nhà dạy kèm cho học trò. Các học trò được anh Quý đến dạy kèm tại nhà có Juliette Nga, con của ông bà Bầu Nghĩa, có con trai của bác sĩ Hớn ở đường Nguyễn Thái Học, con trai của dân biểu Sanh…

Một soạn giả tài danh

Nhờ dạy cho Juliette Nga, anh Quý quen với ông Bầu Nghĩa, vào hậu trường sân khấu, xem hát và nghĩ đến việc sáng tác kịch bản cải lương. Tên soạn giả Quy Sắc bắt đầu từ đó. Quy Sắc hợp soạn với nhà thơ Kiên Giang tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới, vở tuồng đã đem đến huy chương vàng giải Thanh Tâm cho nữ nghệ sĩ Thanh Nga trong năm 1958.
Cậu Ba Đức, con của ông Năm Mạnh thay cha làm chủ hãng dĩa nhựa Asia, mời hai nghệ sĩ Hữu Phước và Út Bạch Lan thu thanh dĩa vọng cổ. Nghệ sĩ Hữu Phước giới thiệu soạn giả Quy Sắc với cậu Ba Đức.

Dĩa nhựa đầu tiên Quy Sắc viết cho Hữu Phước là dĩa Nắm Xương Tàn, kế đó Quy Sắc viết cho Út Bạch Lan bài vọng cổ Kiếp Hồng Nhan. Hữu Phước và Út Bạch Lan ca thu dĩa hai bài ca vọng cổ đó cho hãng Asia, cả hai dĩa hát nầy đều được thính giả ưa thích, dĩa được bán rất chạy, phải tái bản luôn.

Sau đó nữ danh ca vọng cổ Thanh Hương được mời về ca cho hãng dĩa Asia, soạn giả Quy Sắc viết bài Vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy. Dĩa hát thành công lớn, tên tuổi của danh ca Thanh Hương qua bài vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy được thính giả nhiệt liệt ái mộ. Báo Tiếng Dội kịch trường tổ chức trưng cầu ý kiến độc giả, nữ nghệ sĩ Thanh Hương qua bài ca vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy được bầu là đệ nhất nữ danh ca vọng cổ. Phía nam ca sĩ thì nghệ sĩ Út Trà Ôn được bầu là đệ nhất nam danh ca vọng cổ.

Sau thành công lớn của bản vọng cổ Cô Bán Đèn Hoa Giấy, soạn giả Quy Sắc được hãng dĩa Asia ký contrat soạn giả độc quyền của hãng dĩa Asia, tiền thưởng contrat một năm là 5000 đồng, tiền bản quyền mỗi dĩa vọng cổ là một ngàn đồng, tuồng hát trên sân khấu mỗi tuồng cắt làm tám mặt dĩa, tiền bản quyền dĩa vọng cổ và in bài ca Quy Sắc nhận được tám ngàn đồng.
Tài chánh thu nhập hàng tháng của soạn giả Quy Sắc cao hơn rất nhiều so với số lương tháng của một giáo viên nên ông thầy giáo Nguyễn Văn Quý từ giã nhà trường và các học trò của ông, mang nghệ danh Quy Sắc để gắn bó trọn đời với sân khấu và nghệ sĩ.

Soạn giả Quy Sắc sáng tác nhiều tuồng cải lương được trình diễn trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chưởng như tuồng Người Vợ Không Bao Giờ Cưới hợp soạn với Kiên Giang, tuồng Khi Rừng Mới Sang Thu hợp soạn cùng soạn giả Loan Thảo, vở Trăng Thề Vườn Thúy hợp soạn với soạn giả Mộc Linh, tuồng Nghiệp Giáo.
Tuồng Khi Rừng Mới Sang Thu của hai soạn giả Quy Sắc và Loan Thảo là bản tình ca diễm lệ của nữ chúa Tọa Mã Sơn do nữ nghệ sĩ Mỹ Châu thủ diễn, vì lầm yêu Hoàng Phi Hải do Minh Phụng diễn, một trang mã thượng phong lưu nhưng lại là một tên gián điệp của triều đình khiến cho Tọa Mã Sơn bị quân triều đình tàn phá. Những người trung thành và yêu nữ chúa như chàng Gù, như đầu mục Tạ Tử Lăng do Thanh Sang diễn, đều trung liệt đến hơi thở sau cùng. Chủ đề của vở tuồng mang tính ẩn dụ, cảnh báo những ai tôn thờ tình yêu một cách mù quáng, xem nặng tình yêu hơn sự nghiệp thì dễ trở thành nạn nhân của những mưu đồ bẩn thỉu của bọn bán nước cầu vinh. Tình tiết sôi động hấp dẫn, văn chương trong sáng, đậm chất thơ, bài ca cổ nhạc đặt để đúng với tâm trạng của nhân vật , lại được các giọng ca ngâm tuyệt vời của các nghệ sĩ danh ca Mỹ Châu, Minh Phụng, Lệ Thủy, Thanh Sang, Diệp Lang, Kim Ngọc biểu diễn, góp phần thành công không nhỏ cho tác phẩm của hai tác giả Quy Sắc và Loan Thảo.

Soạn giả Quy Sắc là một trong những soạn giả cải lương có nhiều thành công lớn trong địa hạt dĩa nhựa cũng như trên sân khấu, có thu nhập rất cao, cuộc sống sung túc ổn định.

SG Nguyễn Phương

 SG Quy Săc qua đời lúc 4 giờ 25 phút ngày 6-1-2010 , hưởng thọ 86 tuổi.



Nguồn tin: cailuongvietnam.com & RFA
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.