Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Tâm Tư Thành Viên

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Đất vàng và cơ hội

Thứ tư - 25/02/2015 10:38

CLVNCOM - Nhiều bạn bè hỏi "đi chừng nào về", mình thường trả lời khi nào thấy nhớ.
Và mới năm rồi, khi cái nhớ dâng cao mình lại về thăm làng An Hòa nơi có "Tha La Xóm Đạo", nơi có Bánh Canh Trảng Bàng và Bánh Tráng phơi sương, thấy vui vài ngày đầu nhưng sao đó tôi nhận ra cái chất xưa yên bình làng quê nay đã không còn, bà con nghèo bán vé số có mặt hầu hết các tụ diểm đông người như quán cà phê, siêu thị, chợ....kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dường như làm hài lòng rất nhiều người đang ăn nên làm ra...và cũng có vô số người lạ lẫm không biết nó là gì, những nguời không may mắn hay thức thời đều bị bỏ lại phía sau...Một số được sưởi ấm qua các đợt từ thiện, những giữa xã hội người ta luôn nói tiền muôn bạc tỷ thì những số tiền từ thiện cứ như nước đổ lá môn..
Cái xóm Tha La đó, sinh ra và lớn lên chẳng thấy gì là hay, những năm 80 và trước đó, con gái lớn lên thì "chằm nón", con trai thì làm ruộng, rảnh rang thi chẻ ép lép làm vành nón. Trưa nào, cũng tụ tập cả đám vừa chằm nón vừa nghe cải lương. Có một thời gian, làng nón bổng được 'vinh danh" qua bải "Chiếc nón bài thơ". Nhiều nguòi con trai Tha La trong đó có tôi lớn lên các đầu ngón tay có vết sẹo do nghề nghiệp chẻ ép lép làm vành nón

Tha La lắm khi tôi muốn bỏ lại đằng sau đễ lên Sài Gòn cách hai tiếng đế gột rứa cái qụê, cái nghèo, cái con đường đất đỏ mà đi xe có cám giác như là đi ngựa, con đường này chỉ chạy từ thị trấn Trảng Bàng đến ngã ba An Hòa, không băng qua xóm đạo nên người xóm đạo lúc nào củng sống trong cành " Bụi đùng quanh ngỏ vắng, khói đùng quanh nóc tranh". Người Tha La sạm nắng vì " giữa mùa nắng vàng tanh". Nhiều người nghe bài " Hận Tha La " cứ hỏi " phải Tha La Tây Ninh mình không hay Tha La nào khác "

Nếu ai sinh ra vào thời điểm đất nước hoá rồng, những cuộc thi sinh viên rầm rộ tầm cỡ quốc gia, nền kinh tế toàn cầu với chủ trương hoà nhập mà không hoà tan....những sinh viên tranh luận uyên thuyên về sự hoá hổ, hoá rồng...mà lòng đầy kính phục...đêm đêm đám thanh niên không ngủ, lăn theo trái banh các giải khu vực trong nước và ngoài nước, thấy được phần nào thế giới bên ngoài qua Tivi . Sự chuyền mình của đất nước có thể thấy rõ từ những sinh hoạt hằng ngày như từng kiểu tóc mới, thời trang mới, hàng hiệu... và phong trào hàng Việt hàng nội chất lượng cao để bảo vệ hàng Việt......thời đi xe đạp cóc cách với bàn đạp cây, thời "Một ngàn lời nói không bẳng một làn khói xe Honda" qua, thời hội nhập toàn cầu lại đến với xe hơi, kỹ thuật số, công nghệ cao, nhiều người đầu tư làm chơi ăn thiệt, mua một mảnh đất sáng thì chiều có lời bạc tỷ...hơn cả trúng số, thời trúng đất, trúng mùa, trúng chứng khoán, trúng vàng ...Nhiều em may mắn sinh ra và lớn lên khu đất vàng,mảnh đất vàng và những đứa trẻ bị bỏ rơi phía sau, những đứa trẻ lớn lên cùng với những người già đầu tắt mặt tối, chân lắm tay bùn lạ lẫm với hai từ sinh nhật, những đứa trẻ lớn hơn rành như sáu câu vọng cổ khi tranh luận về cuộc sống, cuộc sống không cần những lùm xanh lá, mà chỉ cần gốc bự mà thôi thì cuộc sống mới có sự yên bình, còn không thì phải bon chen.....có những em bị xã hội bỏ sau lưng, cũng không biết vì sao mình nghèo dù làm hết sức, chạy vạy khắp nơi, sống đủ thứ nghề...những đứa trẻ đi trên ngay quê hương mình cảm thấy tủi, vì nó đã trở thành những khu, mảnh đất vàng tu bao đời mới chạm tới được...những đứa trẻ chỉ dựa cột mà nghe đồng bạn trang lứa....

Giờ thì con đường đất đỏ,đường quê được trải nhựa, đuợc đặt tên, nhiều nghề nghiệp truyền thống cũng không còn hay đang bị mai một, nhiều những cánh đồng ruộng cò bay "gãy cánh" giờ trờ thành " Khu công nghiệp, Vườn Công Nghiệp", một số nông dân đổi đời ngay tại mảnh đất của mình không cần phài "đi hợp tác, đi thành phồ, đi nước ngoài"

Tôi và nhiều bạn trẻ cùng thế hệ , lập nghiệp tha hương bằng sức lao động chân tay hay bằng con đường học vấn với đồng lương căn bản thì kiếm được đồng nào xào hết đồng đó, cũng chung số phận cánh cò, giờ không còn đất dung thân chớ nói chi là bay thẳng cánh. Nhìn quanh cũng có những bạn trang lứa trở thành đại gia nhưng đa số là những bạn năng động, thông minh, trí thức hay có gốc...mỗi khi tụ hợp lại ai cũng nói về công việc của mình...nên khoảng cách giữa giàu và nghèo trong xã hội ngày càng xa ngay tại nơi mình lớn lên và sinh ra

Và tôi thật sự thấy nhà cao tầng nhiều nơi, nhiều khu công nghiệp thu hút hàng nghìn công nhân từ những miền quê, miền đồng ruộng tay lấm chân bùn, một sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và tôi thấy cuộc đời làm công nhân của những người xung quanh tôi thật đáng thương, lãnh đồng nào xào đồng đó, ở những khu nhà trọ chật hẹp, phải trả tiền lời ứng trước cho cha yếu, mẹ già, con đau...những con đường cao tốc, đại lộ nhiều làn xe, những nhà mặt tiền, những hàng cây làm đẹp mỹ quan mọc bất thình lình, những chiếc xe bò, xe đạp, xe honda phải nhường đường cho những chiếc xe hơi, những chiếc xe hơi "khủng"...nơi nào phát triển người dân ngay chỗ đó hay những nhà qui hoạch, đầu tư giàu lên họ có điều kiện sở hữu những khu đất rẻ bỗng dưng thành vàng, thành mặt tiền còn những nơi khác phải chịu thiệt

Một sự so le từ khởi điểm cho đến kết thúc...một khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa đại gia và giới công nhân...đòi hỏi sự hy sinh của nhiều người ?

Nghệ sĩ nhân dân nào hát lên tiếng nói cho những đứa trẻ bị bỏ phía sau? những đợt từ thiện nào làm cho con em có thể đứng vững ngang bằng với các bạn bình thường khác?

Tác giả bài viết: khangianhandan - CLVNCOM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN