11:30 PDT Chủ nhật, 02/06/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 289

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 286


Hôm nayHôm nay : 33586

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 102304

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 79079419

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức Hoạt Động

Cấp phép nghệ sĩ Việt kiều: Làm khó nhà tổ chức!

Đăng lúc: Thứ năm - 20/04/2017 19:35 - Đã xem: 2921
TC

TC

Hạn chế hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ Việt kiều qua giấy phép không chỉ ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực giải trí mà còn khiến công chúng chịu thiệt thòi

 

Nếu mời nghệ sĩ các nước đến trình diễn ở Việt Nam thì thủ tục xin phép rất đơn giản nhưng đụng đến nghệ sĩ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) là đủ thứ khó khăn. Nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn bày tỏ bức xúc việc này lâu nay nhưng không biết làm cách nào khác vì đó là quy định của cơ quan quản lý dù quy định này có quá nhiều bất cập.

Quá nhiêu khê!

Không hiểu sao Nghị định 79/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định UBND cấp tỉnh cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc địa phương mời vào biểu diễn nghệ thuật, còn với nghệ sĩ Việt kiều thì phải do Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cấp phép, bất kể là ai mời, diễn ở đâu. Đó là giấy phép được biểu diễn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nếu không có giấy phép này, nghệ sĩ Việt kiều không được tham gia biểu diễn trước công chúng.

Theo thủ tục quy định, nghệ sĩ Việt kiều xin phép biểu diễn thông qua đơn vị tổ chức biểu diễn trong nước. Đơn vị này làm thủ tục xin phép và chịu trách nhiệm về nghệ sĩ này trong thời gian biểu diễn tại Việt Nam, thậm chí phải báo cáo về Cục NTBD kết quả biểu diễn của nghệ sĩ này sau mỗi đợt biểu diễn. Giấy phép biểu diễn trên toàn lãnh thổ Việt Nam của Cục NTBD cấp cho một nghệ sĩ trong vòng 3-6 tháng (hết thời hạn sẽ phải làm hồ sơ xin gia hạn).

 

Ca sĩ Thái Châu trình diễn trong chương trình Sol Vàng. (Ảnh do chương trình cung cấp)
Ca sĩ Thái Châu trình diễn trong chương trình Sol Vàng. (Ảnh do chương trình cung cấp)

 

Trước đây, giấy phép này chỉ cho phép nghệ sĩ Việt kiều trình diễn trong chương trình của đơn vị đứng tên xin phép, muốn tham gia chương trình của đơn vị khác thì đơn vị thứ hai này phải làm thủ tục xin phép lại từ đầu dù thời hiệu giấy phép của Cục NTBD cấp vẫn còn. Sau nhiều lần các đơn vị tổ chức kiến nghị, những ràng buộc khắt khe này đã được nới, bỏ. Đơn vị trước được chuyển nhượng quyền đại diện cho đơn vị sau nếu 2 đơn vị đạt được thỏa thuận.

Điều đáng nói nữa là khi nghệ sĩ Việt kiều diễn chương trình nào thì ban tổ chức chương trình đó lại phải làm hồ sơ xin phép Cục NTBD dù trước đó vài ngày họ đã được cấp phép biểu diễn tại Việt Nam trong một chương trình khác. Báo Người Lao Động từng rơi vào trường hợp này. Đó là khi tổ chức chương trình lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 19. Ban tổ chức phải chạy đôn chạy đáo xin cấp phép biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam cho ca sĩ Thanh Bùi vì Sở VH-TT-DL TP HCM khi đó yêu cầu phải có giấy phép của Cục NTBD cho phép Thanh Bùi biểu diễn tại Việt Nam thì cơ quan này mới cấp phép công diễn có Thanh Bùi tham gia trong chương trình dù ca sĩ Thanh Bùi đã được Cục NTBD cấp phép biểu diễn tại Việt Nam để tham gia trong chương trình “Duyên dáng Việt Nam” diễn ra 1 tuần trước đó. Hai chương trình cách nhau chỉ có 1 tuần nhưng 2 đơn vị tổ chức phải làm hồ sơ xin cấp phép biểu diễn tại Việt Nam cho Thanh Bùi 2 lần.

Nhiều đơn vị sản xuất chương trình cho rằng họ cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi chương trình của mình có mời nghệ sĩ Việt kiều. Thời gian gần đây, lượng nghệ sĩ Việt kiều về nước tham gia các chương trình game show khá nhiều. Tình trạng lo chạy giấy phép cho nghệ sĩ Việt kiều khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh giải trí càng thêm vất vả, tốn kém. Bởi thực tế hiện nay, ngoài việc thu hình chương trình tại phim trường của các đài truyền hình không bị điều chỉnh bởi Nghị định 79/2012/NĐ-CP, các chương trình biểu diễn, game show do các đơn vị tư nhân sản xuất phát sóng trên các đài truyền hình nhưng tổ chức biểu diễn quay hình tại các sân khấu, có khán giả nên đều phải tuân thủ quy định cấp phép biểu diễn của nghị định này.

Không cần cấp phép

Không ít đơn vị sản xuất chương trình than thở rằng muốn mời nghệ sĩ Việt kiều biểu diễn để tăng thêm yếu tố mới lạ cho chương trình nhưng vướng phải quy định, thủ tục quá phức tạp. Không chỉ làm khổ đơn vị tổ chức biểu diễn, nghệ sĩ mà quy định trên còn làm khổ cơ quan chức năng địa phương. TP HCM có rất nhiều công ty, địa điểm biểu diễn, phòng trà… nên nghệ sĩ Việt kiều khi về Việt Nam biểu diễn, ngoài chương trình họ được cấp phép, trong thời gian lưu lại, hằng đêm họ được mời đến hát nhiều nơi, trong những trường hợp này, cơ quan quản lý địa phương lúng túng. Một chuyên viên của Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM cho biết ngay trong giấy phép biểu diễn trên toàn lãnh thổ Việt Nam cấp cho mỗi nghệ sĩ Việt kiều của Cục NTBD cũng có giới hạn khác nhau, các chuyên viên cũng không biết căn cứ vào đâu để Cục NTBD có sự giới hạn khác nhau đó.

Hạn chế hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ Việt kiều bằng giấy phép biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam, trước tiên là làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực giải trí, sau đó là hạn chế nhu cầu thưởng thức của công chúng. Bà Trương Thị Thu Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Ghi âm Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông - nhiều năm trước từng đưa ra kiến nghị: “Cần có một cơ chế mở trong việc cấp phép biểu diễn cho nghệ sĩ Việt kiều. Giấy phép biểu diễn cấp lần đầu có thể có thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng nhưng sau thời hạn đó, nghệ sĩ không vi phạm gì thì nên cấp giấy phép dài hạn hoặc không cần cấp phép. Mỗi chương trình biểu diễn, đơn vị tổ chức phải xin phép công diễn chương trình, có trách nhiệm khai báo với cơ quan quản lý chức năng địa phương nơi chương trình diễn ra và cơ quan thuế để nộp thuế, phí bản quyền tác phẩm theo đúng quy định. Nhà nước cũng ra lệnh cấm biểu diễn nếu nghệ sĩ nào đó vi phạm pháp luật Việt Nam”.

Nguyện vọng chung của nghệ sĩ Việt kiều là được tạo điều kiện thật tốt để cống hiến cho hoạt động nghệ thuật của nước nhà và công chúng. Đó là nguyện vọng chính đáng cần được cơ quan quản lý quan tâm điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

 

Nói chưa đi đôi với làm

Phản hồi từ bài báo “Bức xúc cơ chế xin - cho” trên Báo Người Lao Động ngày 9-7-2012, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL hiện nay, lúc đó là Cục trưởng Cục NTBD, cho biết sẽ cố gắng thay đổi quy định theo hướng có lợi cho nghệ sĩ. Theo đó, những nghệ sĩ Việt kiều đã về nước biểu diễn nhiều lần, thời gian qua không mắc sai phạm và có cống hiến cho khán giả sẽ được tạo điều kiện bằng cách cấp giấy phép biểu diễn trong thời gian dài hơn. Cục luôn hoan nghênh các nghệ sĩ hải ngoại về nước biểu diễn, cống hiến cho khán giả quê nhà. Thế nhưng đến nay, thời gian cấp phép dài hơn của Cục NTBD đối với nghệ sĩ Việt kiều cũng chỉ 6 tháng.

 

Huy Nguyên
 

Cấp phép ca khúc xưa: Tự gây rối rắm!

Tự phủ nhận tính pháp lý của các văn bản, giấy phép đã có trước đó với ca khúc xưa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn gây nên rối rắm cho mình

 

Công chúng, ca sĩ, nhà sản xuất chương trình ca nhạc thở phào nhẹ nhõm vì lệnh cấm 5 ca khúc: “Cánh thiệp đầu xuân”, “Rừng xưa”, “Chuyện buồn ngày xuân”, “Con đường xưa em đi”, “Đừng gọi anh bằng chú” đã được tháo dỡ. Động thái tích cực của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch buộc Cục Nghệ thuật Biểu diễn (NTBD) hủy bỏ lệnh cấm lưu hành 5 ca khúc vừa nêu cho thấy những quyết định làm “nóng” dư luận thời gian qua là xuất phát từ tư duy máy móc, cảm tính, thiếu thiện ý của cục này.

Như chơi trò “tập tầm vông”

Dù sao thì thiệt hại từ lệnh cấm này đối với ca sĩ, nhà sản xuất có sử dụng 5 ca khúc nêu trên chưa lớn như những trường hợp từng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Trước đây, đã có rất nhiều ca khúc cho phổ biến năm trước, đến năm sau lại thu hồi. “Ai biểu anh làm thinh” (sáng tác: Trầm Tử Thiêng) được phép phổ biến theo Quyết định số 63/QĐ-CNTBD ngày 29-12-2010, sau đó bị thu hồi theo Quyết định số 29/QĐ-NTBD ngày 6-4-2011; “Tôi đưa em sang sông” (tác giả: Y Vũ), cho phép phổ biến theo Quyết định số 583/QĐ-NTBD ngày 18-10-2011, sau đó Quyết định số 396/NTBD-PQL ngày 14-5-2013 không cho phép…

Đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp ca khúc “Tàu đêm năm cũ” (tác giả: Trúc Phương), Cục NTBD cho phép phổ biến trong Quyết định số 681/QĐ-NTBD ngày 29-11-2011. Đến ngày 26-6-2012, Cục NTBD ra Văn bản số 267/QĐ-NTBD ngưng cho phép phổ biến ca khúc này, buộc thu hồi toàn bộ đĩa đã xuất bản, gây thiệt hại không nhỏ cho ca sĩ và doanh nghiệp.

Tất cả hiện tượng trên cho thấy những nhà quản lý đang lúng túng, mâu thuẫn với chính các quyết định của mình.

Album “Tàu đêm năm cũ” của ca sĩ Vy Thảo bị thu hồi vì có ca khúc cùng tên của tác giả Trúc Phương chưa được phép phổ biến. (Ảnh bìa album do nghệ sĩ cung cấp)
Album “Tàu đêm năm cũ” của ca sĩ Vy Thảo bị thu hồi vì có ca khúc cùng tên của tác giả Trúc Phương chưa được phép phổ biến. (Ảnh bìa album do nghệ sĩ cung cấp)

Tại sao Cục NTBD phải cấp phép phổ biến cho ca khúc sáng tác trước năm 1975 ở miền Nam và của tác giả người Việt sinh sống ở nước ngoài? Câu hỏi này chưa ai trả lời, kể cả cơ quan cấp phép là Cục NTBD. Chẳng rõ cơ quan quản lý đề ra quy định này để làm gì nhưng những diễn biến thời gian qua cho thấy chính các quy định không hợp thời đó đã gây cho các nhà quản lý sự rối rắm.

Khi xét duyệt những ca khúc thuộc dạng này, Cục NTBD chưa có điều kiện tiếp cận các nhạc bản gốc. Vì vậy mới có chuyện những bài hát sửa lời được cấp phép, sau đó lại thu hồi. Cũng là những ca khúc sáng tác trước năm 1975, có nội dung tương tự nhưng bài này thì được phép phổ biến, bài khác lại bị cấm, bị thu hồi, gây hoang mang, bất công cho nhiều cá nhân và tổ chức.

Thậm chí, có trường hợp bị thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần như ca sĩ Vi Thảo, bị thu hồi album “Tàu đêm năm cũ” vì có ca khúc cùng tên của tác giả Trúc Phương. Cũng vì không biết hết ca khúc xưa nên cơ quan chức năng đã để xảy ra trường hợp “Phố đêm” của nhạc sĩ Tâm Anh thành “Phố đêm” của nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt trong CD “Tình ca 50” của Đàm Vĩnh Hưng khiến ca sĩ này bị thiệt hại vì album bị thu hồi, còn một số chuyên viên và lãnh đạo Sở Văn hóa - Thông tin (VH-TT) TP HCM lúc đó bị kiểm điểm, kỷ luật.

Cũng chính vì những quy định này mà vừa qua, một số ca khúc từng nổi tiếng mấy chục năm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bỗng dưng trở thành ca khúc “lậu”, phải làm hồ sơ xin mới được Cục NTBD cấp phép phổ biến.

Tự phủ nhận tính pháp lý của các quy định trước

Nếu hiểu máy móc theo tinh thần của Cục NTBD thì cả những ca khúc trong phong trào Hát cho dân tôi nghe cũng sẽ phải “xin” phép lại, như: “Dậy mà đi” (Nguyễn Xuân Tân), “Hát cho đồng bào tôi nghe” (Tôn Thất Lập)…

Những ca khúc này tuy không nằm trong các quyết định phổ biến của Cục NTBD nhưng tất cả đều được sử dụng trong các chương trình phát hành băng đĩa ca nhạc đã được các sở VH-TT cấp phép sản xuất và phổ biến trước đây, được Cục NTBD kiểm duyệt qua hình thức cấp nhãn kiểm soát trên bản ghi âm, ghi hình từ năm 1999.

Cụ thể, bài “Nối vòng tay lớn” được phát hành trong các chương trình: “Tình khúc Trịnh Công Sơn chọn lọc” của Bến Thành Audio-Video năm 2001, album “Đêm thành phố đầy sao” của Công ty TNHH-DV-VHNT Phú Nhuận năm 2004, CD “Huế - Sài Gòn - Hà Nội” của Hãng phim Trẻ năm 2000… Bài “Huế - Sài Gòn - Hà Nội” đã có trong chương trình vừa nêu và các chương trình “Tuổi đá buồn - Vẽ bằng màu tình yêu” của Công ty TNHH TM-DV Đông Hải năm 2004, “Bài ca Hà Nội” của Hãng phim Trẻ năm 2001… Bài “Ca dao mẹ” có trong các chương trình “Tình ca dâng mẹ” của TTBN Rạng Đông năm 2004, trong “Album Trịnh Vĩnh Trinh”, “Mưa mùa hạ”, “Hòa tấu guitar Tình nhớ” của Hãng phim Phương Nam vào các năm 2004, 2005… Từ đó đến nay, chưa hề có quyết định nào thu hồi các sản phẩm băng đĩa trên. Nay, Cục NTBD lại cho rằng những ca khúc này chưa được phép lưu hành và phải xin phép lại. Phải chăng cục tự phủ nhận tính pháp lý của các văn bản pháp luật mà mình đã ban hành?

Cụ thể, ngày 8-1-1996, Bộ VH-TT ban hành Thông tư số 05/TT-PC hướng dẫn thực hiện quy chế “Lưu hành kinh doanh phim, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc; bán, cho thuê xuất bản phẩm; hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu” (kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12-12-1995 của Chính phủ). Thông tư này quy định “được phép phổ biến các bản nhạc, bài ca sáng tác trước Cách mạng Tháng Tám và trước năm 1975 ở miền Nam đã được đài phát thanh, truyền hình phát sóng; các nhà xuất bản, các cơ sở sản xuất băng đĩa nhạc hợp pháp phát hành; đã được đăng trên các báo, tạp chí; sử dụng trong các phim đã được phép phổ biến; sử dụng trong các chương trình nghệ thuật được phép công diễn; được sở VH-TT và Bộ VH-TT cho phép phổ biến”.

Các điều khoản quy định về cấp nhãn kiểm soát cũng nêu rõ: “Băng đĩa đã dán nhãn kiểm soát thì được lưu hành trong và ngoài nước, trừ trường hợp sau khi đã dán nhãn mà bị cơ quan có thẩm quyền cấm lưu hành” (Nghị định 55/1999); “bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã dán nhãn kiểm soát có hiệu lực lưu hành trên toàn quốc và khai báo hải quan khi thực hiện xuất khẩu” (Nghị định 79/2012). Cục NTBD không biết đến các quy định này hay cố tình phủ nhận để làm khó?

Cục NTBD cho rằng đã nhiều lần đề nghị các địa phương rà soát, cung cấp các ca khúc ra đời ở miền Nam trước năm 1975 và ca khúc do người Việt định cư ở nước ngoài sáng tác chưa được phép phổ biến để ra quyết định chính thức nhưng chưa được đáp ứng. Thiết nghĩ, là cơ quan cấp nhãn kiểm soát cho các sản phẩm băng đĩa trên toàn quốc, Cục NTBD là nơi có đầy đủ dữ liệu và thẩm quyền nhất để làm công việc này.

Việc cho phép lưu hành trở lại 5 ca khúc vừa rồi chỉ là giải pháp tình huống, “chữa cháy”. Việc cơ bản phải làm là điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật khi nó không còn phù hợp, nhất là điều 29 Nghị định 79/2012 “Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu”.

Bị đối xử khác biệt

Một đối tượng khác cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của điều 29 Nghị định 79/2012 là các tác giả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, muốn phổ biến tác phẩm tại Việt Nam phải có hồ sơ xin phép Cục NTBD.

Hiện nay, rất nhiều tác giả trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh có nhu cầu hoạt động nghệ thuật ở quê nhà. Các ca khúc của họ đều mang những nội dung ca ngợi tình yêu, cuộc sống đơn thuần. Nhưng muốn phổ biến, họ cũng phải xin phép, như trường hợp nhạc sĩ Thanh Bùi, nhạc sĩ Dương Khắc Linh… Đây là quy định làm khổ rất nhiều cho chính tác giả, ca sĩ và các đơn vị sản xuất âm nhạc thời gian qua.

Lệ Minh


Cấp phép ca khúc xưa: Sai ở thái độ ứng xử!


Tinh thần chung là phải có cách ứng xử với các ca khúc trước năm 1975 ở miền Nam theo tinh thần hòa hợp dân tộc

 

Liên quan đến 5 ca khúc ra đời trước 1975 vừa bị Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) cấm lưu hành, phổ biến, Hội Nhạc sĩ Việt Nam (NSVN) lên tiếng bằng công văn gửi Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học Nghệ thuật trung ương, khẳng định không có vần đề gì ở những ca khúc này để phải cấm.

Không vi phạm quy định

Công văn cho biết ngày 11-4-2017, Hội NSVN nhận được Công văn số 34-CV/HĐ ngày 10-4-2017 của Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học Nghệ thuật trung ương về việc Cục NTBD, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) ban hành văn bản yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc (“Cánh thiệp đầu xuân”, “Rừng xưa”, “Chuyện buồn ngày xuân”, “Con đường xưa em đi”, “Đừng gọi anh bằng chú”) sáng tác tại miền Nam trước năm 1975. Hội NSVN đã triệu tập cuộc họp gồm đại diện Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Hội đồng Nghệ thuật và tham khảo ý kiến một số nhạc sĩ lão thành.

 

“Con đường xưa em đi” - một trong 5 bản nhạc bị Cục NTBD cấm lưu hành được Hội NSVN thẩm định không vi phạm (ảnh chụp từ bìa bản nhạc in)
“Con đường xưa em đi” - một trong 5 bản nhạc bị Cục NTBD cấm lưu hành được Hội NSVN thẩm định không vi phạm (ảnh chụp từ bìa bản nhạc in)

 

Theo Hội NSVN, 5 ca khúc nêu trên nằm trong danh mục bài hát sáng tác trước năm 1975. Đối chiếu với điều 3 của Quyết định số 47/2004-QĐ-BVHTT (các hành vi bị nghiêm cấm) và điều 6 của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP (những quy định cấm) thì 5 tác phẩm kể trên không vi phạm những quy định mà nhà nước đã đề ra. Trên thực tế, cả 5 bài hát đã được cấp phép biểu diễn. “Sau khi thẩm định bản nhạc gốc của 4 tác giả (riêng bài “Chuyện buồn ngày xuân” của tác giả Lam Phương chỉ có lời ca, không có bản nhạc), chúng tôi nhận thấy về nội dung các bài hát này không có vấn đề gì, âm nhạc và ca từ theo dòng nhạc phổ biến lúc bấy giờ tại các đô thị miền Nam, dễ hát, dễ nghe, dễ thuộc” - công văn nêu rõ.

Sai ca từ có thể điều chỉnh

Việc Cục NTBD, Bộ VH-TT-DL quyết định thu hồi 5 ca khúc trên với lý do ca từ không đúng với bản gốc và tác giả sáng tác các bài hát trên chưa bảo đảm đúng quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan, Hội NSVN cho rằng việc xác định văn bản gốc bài hát của các tác giả trước 1975 là việc làm cần thiết. Đơn vị có thẩm quyền cấp phép phổ biến cần phối hợp với Trung tâm Bản quyền tác giả âm nhạc của Hội NSVN để làm cơ sở đối chiếu với những dị bản phát sinh.

Vì không thể sưu tầm hết các bản gốc của các bài hát trước 1975 (hàng ngàn bài) để cấp phép theo từng đợt như vẫn làm nên theo Hội NSVN, Cục NTBD nên giao các sở VH-TT-DL các tỉnh - thành tự chịu trách nhiệm thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xét, thẩm định các bài hát trước 1975 cần thiết có sự phối hợp với cơ quan chuyên môn âm nhạc là Hội NSVN và Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam; có thể tham khảo ý kiến của các tác giả hoặc đại diện gia đình của các tác giả.

Hội NSVN cũng cho rằng trong tình hình hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa cần cân nhắc cẩn trọng, kỹ lưỡng trong việc thẩm định trước khi đưa ra những quyết định trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, tránh những hiểu lầm, suy diễn không có lợi trong đời sống văn nghệ, nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện tốt chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc mà Đảng và nhà nước đề ra.

Phát biểu với tư cách Chủ tịch Hội NSVN, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho rằng chiến tranh đã lùi xa, sự phát triển của âm nhạc cần hướng đến tinh thần hòa hợp dân tộc. “Khi cấm bài hát nào cần phải có những hội thảo, tọa đàm khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, nhạc sĩ, nghệ sĩ... để bàn bạc cho kỹ. Các cơ quan quản lý nhà nước khi đưa ra quyết định cấm hay không cấm bản nhạc nào đó cần phải có chứng cứ, cơ sở và tham khảo ý kiến công luận. Tôi thấu hiểu rằng phải có cách ứng xử với các ca khúc trước năm 1975 theo tinh thần hòa hợp dân tộc. Một tác phẩm có giá trị về nội dung, nghệ thuật, trước khi đưa ra một quyết định nào đó phải cân nhắc nhiều chiều” - ông Quân bày tỏ.

Không nên “bới lông tìm vết”

Trước đây, Sở Văn hóa - Thông tin TP HCM (nay là Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM) đã lọc ra danh sách gồm 130 bài hát nhạc lính chế độ Sài Gòn thuộc diện không được cấp phép trình diễn và sản xuất băng, đĩa nhạc. Còn lại những bài hát tình yêu, quê hương được ra đời và phổ biến trước năm 1975 đều được cho phép sử dụng.

Nhạc sĩ Trần Tiến cũng cho rằng việc cấm đoán như hiện nay đang thể hiện sự “bới lông tìm vết”. Theo ông, việc cấm một bài hát đã có đời sống gắn bó với người nghe sẽ tạo nên những bức xúc. “Khi công chúng đến với những ca khúc như thế, không phải vì ý thức chính trị mà là ý thức nghệ thuật, vì sự đồng điệu và yêu thích. Bài hát đó còn là kỷ niệm, là hình ảnh gắn liền với người thân của họ” - tác giả “Vết chân tròn trên cát” nói.

 

Vẫn phải xin - cho

Trả lời tại sao Cục NTBD không tập hợp các tác phẩm sáng tác trước 1975 để thẩm định, sau đó cấp phép phổ biến một cách công khai, ông Lê Minh Tuấn cho rằng cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật (Nghị định 79/2012/NĐ-CP). Nếu cơ quan này chủ động công bố, cho phép phổ biến sẽ rất có thể rơi vào tình trạng các tác phẩm được phép phổ biến nhưng nội dung không chính xác và tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chưa xác nhận, đồng ý. Trên thực tế, các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm mới là nơi nắm giữ bản nhạc, tác phẩm chính xác nhất về ca từ, ký tự âm nhạc; họ có muốn phổ biến những tác phẩm mình đang sở hữu hay không. Ông Tuấn cho biết Cục NTBD rất mong các tổ chức, cá nhân lưu giữ, sưu tầm, sở hữu gửi đề nghị về Cục NTBD để tổ chức thẩm định và cho phép phổ biến theo quy định của pháp luật.

 

Hoàng Lan Anh

 
  •  
  •  
  •  

Nguồn tin: Tcgd theo NLD
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

MC Đức Tiến và Hoa hậu...

Sao Việt đồng loạt sốc, tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của siêu mẫu, diễn viên Đức Tiến ở tuổi 44.

 

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.