Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng xin lỗi và sửa sai về sự cố ảnh thờ trong “Dạ cổ hoài lang”

ĐD

ĐD

Khán giả sau khi xem phim “Dạ cổ hoài lang”, phát hiện bức ảnh nghi bà Tống Mỹ Linh – vợ ông Tưởng Giới Thạch, bị chỉnh sửa đôi chút làm ảnh thờ nhân vật Út Trong. Ê kíp làm phim xin lỗi khán giả.

Ê kíp phim "Dạ cổ hoài lang" xin lỗi vì đưa ảnh vợ Tưởng Giới Thạch lên bàn thờ

 Khán giả sau khi xem phim "Dạ cổ hoài lang", phát hiện bức ảnh nghi bà Tống Mỹ Linh - vợ ông Tưởng Giới Thạch, bị chỉnh sửa đôi chút làm ảnh thờ nhân vật Út Trong. Ê kíp làm phim xin lỗi khán giả.

 

Bức ảnh này được đưa vào phim làm đạo cụ cho những cảnh nhân vật Tư Lành tưởng niệm Út Trong, người vợ quá cố. Bức ảnh được quay cận nhiều lần trong các phân đoạn nhân vật Tư Lành khóc thương vợ.

Khán giả Bui An ngày 29-3 viết trên trang mạng xã hội Facebook dòng chia sẻ cho biết bức ảnh được chỉnh sửa từ hình bà Tống Mỹ Linh, vợ ông Tưởng Giới Thạch.

 

Ảnh bà Tống Mỹ Linh trên bìa sách
Ảnh bà Tống Mỹ Linh trên bìa sách

 

Ảnh được chỉnh sửa đưa vào phim Dạ cổ hoài lang
Ảnh được chỉnh sửa đưa vào phim "Dạ cổ hoài lang"

 

Cả hai ảnh giống nhau chỉ khác chút ít ở phần miệng
Cả hai ảnh giống nhau chỉ khác chút ít ở phần miệng

 

"Theo thông thường, bộ phận thiết kế bối cảnh đã dùng hình từ internet chỉnh sửa lại làm đạo cụ nên không biết đó là vợ Tưởng Giới Thạch. Chuyện này cũng không lạ, vì nhiều trường hợp "lấy hình trên mạng" gây dở khóc dở cười trước đây đã xảy ra, như lấy ảnh cưới của Na Sơn đem trưng bày trong bảo tàng chẳng hạn" -

Phía đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thay mặt đoàn làm phim xin lỗi khán giả về sự cố này. Anh cũng giải thích do tổ thiết kế sử dụng ảnh lấy từ mạng còn anh không hề biết đó là ảnh Tống Mỹ Linh .

 

Ảnh Lee Ahreum trên bàn thờ trong tiểu phẩm của Duy Khương
Ảnh Lee Ahreum trên bàn thờ trong tiểu phẩm của Duy Khương

 

Ảnh Lee Ahreum trên mạng
Ảnh Lee Ahreum trên mạng

 

Trước đó, một số đoàn phim, game show gặp rắc rối buộc phải xin lỗi khi bộ phận thiết kế lên mạng lấy hình ca sĩ danh tiếng của Hàn Quốc làm hình thờ bị "fan" phát hiện. Họ phản ứng dữ dội trên mạng. Điển hình là trong tiết mục của thí sinh Duy Khương trong đêm chung kết "Đấu trường tiếu lâm" có sử dụng ảnh Lee Ahreum, cựu thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc T-ARA, làm ảnh thờ. Phim "Thề không gục ngã" cũng bị chỉ trích khi dùng ảnh thuở nhỏ của Chang Min - thành viên nhóm nhạc Hàn DBSK làm ảnh thờ trong một cảnh phim. Vụ việc ầm ĩ đến mức đạo diễn phim và nhà sản xuất phải lên tiếng xin lỗi. Họ thông tin sẽ chỉnh sửa, cắt bỏ tất cả các phân đoạn có hình ảnh thờ của nghệ sĩ này từ tập 2 trở đi. Ngoài ra, phim cũng chỉnh sửa tập 1.

M.Khuê (Tổng hợp Facebook)
 
Ngay sau khi bộ phim “Dạ cổ hoài lang” do Nguyễn Quang Dũng làm đạo diễn vừa ra mắt khán giả, ê-kip làm phim đã nhận được phản hồi về việc bức hình thờ bà Tư Lành trong bộ phim “Dạ cổ hoài lang” đang chiếu rạp giống hình một nhân vật lịch sử có thật. Phát hiện này thật sự gây bối rối cho toàn bộ ê kíp sản xuất vì đây là một sơ suất hoàn toàn không mong muốn.

Ngay trong tối qua 31-3, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã chính thức nhận lỗi với khán giả trên trang facebook cá nhân của mình. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thẳng thắn nhận lỗi: “Ý định của chúng tôi là không muốn dùng hình người thật của bất kỳ ai. Nên mình yêu cầu thiết kế dùng hình diễn viên của phim và photoshop sao cho ra hình thờ xưa và nhìn phúc hậu, vì thường hình bàn thờ cũng dùng kiểu lấy ảnh vẽ lại cho phúc hậu. Khi biết thông tin này tôi cũng gởi link cho nhóm thiết kế và hỏi. Họ đã trả lời họ dùng hình mặt diễn viên áp vào một khung hình có ảnh thờ mà họ tìm trên mạng. Tôi là đạo diễn nên tôi xin chịu trách nhiệm và cũng xin lỗi vì sự việc thiếu sót này của e-kip”.
 

 

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thẳng thắn nhận sai sót.

Chiều 31-3, Nhà sản xuất phim “Dạ cổ hoài lang” cũng đã chính thức gửi lời xin lỗi đến khán giả yêu điện ảnh. Theo Nhà sản xuất bộ phim, sự việc đáng tiếc này xảy ra do theo phong tục của người Việt kiêng không dùng ảnh người thật đưa lên bàn thờ, vì vậy đạo diễn yêu cầu họa sỹ thiết kế phải tạo ra một bức ảnh hư cấu, dựa trên hình diễn viên đóng vai Út Trong thời trẻ, nhưng chỉnh sửa cho phúc hậu hơn, và phải có nét cổ xưa. Tổ thiết kế đã tìm một bức ảnh có sẵn trên mạng internet đáp ứng các đòi hỏi trên và photoshop lại để ra bức hình bà Tư Lành trong phim. Sau khi phim phát hành và nhận phản hồi, tổ thiết kế xác nhận chỉ chú ý đến tạo hình sao cho phù hợp mà không tìm hiểu kỹ nguồn gốc của bức ảnh trên mạng. Việc làm này tuy tạo ra một bức ảnh thờ hư cấu nhưng lại có nhiều nét tương đồng với hình ảnh của một nhân vật lịch sử có thật.

Nhà sản xuất cùng toàn bộ đoàn làm phim vô cùng xin lỗi khán giả vì đã để xảy ra sự so sánh và nhầm lẫn đáng tiếc như vậy. Ngay từ khi nhận phản hồi, chúng tôi đã làm việc suốt đêm để thay lại ảnh thờ bà Tư trong phim. Các bản phim phát hành bảo đảm sẽ được thay thế bằng hình ảnh mới trong thời gian sớm nhất.
 

 

NSƯT Hoài Linh vai ông Tư Lành trong phim "Dạ cổ hoài lang".

“Dạ cổ hoài lang”dựa trên vở kịch cùng tên đã “làm mưa gió” trên sân khấu suốt 20 năm qua nhưng làm mới lại nỗi buồn đã cũ, đưa câu chuyện người già xa xứ trở thành vấn đề thời hiện tại cho giới trẻ. Bên cạnh những bối cảnh Việt Nam nên thơ tuyệt đẹp, đoàn làm phim còn lặn lội sang tận Canada giữa cái lạnh âm độ để có những cảnh quay lạ mắt, đắt giá. 

Đặc biệt, bộ phim đánh dấu vai diễn tâm lý sâu sắc,“để đời” của NSƯT Hoài Linh, môi vẫn điểm nét cười mà đau thấm vào tim, vừa xót xa, nhưng lại đầy nhân hậu, yêu thương. Đây là bộ phim hiếm hoi dành cho nhiều thế hệ cùng xem được, để cùng khóc, cùng cười, hiểu và yêu thương nhau hơn.

Nhà sản xuất mong khán giả lượng thứ và khẳng định, những gì sai sót sẽ được ê kíp sản xuất khắc phục lập tức và rút kinh nghiệm cho những sản phẩm sau này càng hoàn thiện hơn nhằm mang tới khán giả những bộ phim Việt chỉn chu, hay, đẹp, giàu ý nghĩa.
 
 
T.Minh

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ - HNM