Phô hơn cái tựa

Phô hơn cái tựa

CLVNCOM - Tựa tuồng nên đổi là Vợ ơi..đừng khóc hay Chồng ơi...đừng ngu, tuồng Cái thay vì tuồng Đực, một sự hy sinh cho bạn diễn chăng?
Tuệ Nghi cứ như ba rọi, hài không ra hài, bi kịch không ra bi kịch, cứ như hơi bi chạm dây, dường như lâu rồi Kiều Oanh đã bám rể với hài, giờ pha trộn hài kịch, bi kịch trong kịch bản dài, cùng với sự tệ hại kịch bãn của hai nhân vật chính đã làm cho vở diễn vô cùng thấp kém. Đề đạt được sự biến hoá tức thời giữa hài,lẳng và bi một cách hiệu quả trong một tuồng dài như nghệ sĩ Hồng Nga thật là khó với nghệ sĩ Kiều Oanh.
Tuệ Nghi vừa làm dâu cho hai bà mẹ chồng, bà lớn bề ngoài tham lam, ích kỷ, bà nhò mưu mô tính toán cho bản thân, cộng với một cô em chồng chanh chua, ganh tỵ, giành tài sản, gây tội trộm cướp, bỏ chồng theo bồ cũ, tham lam cho Tuệ Nghi trong một kế họach không có gì đơn giản hơn ...thì tuồng mang tựa đề Vợ ơi..đừng khóc mới đúng. Còn Bình Nguyên cũng ba rọi, có lúc như bệnh tâm thần, bị má trước xúi ăn cắp tiền, má sau làm cho bạc nhược, ăn nói ngu ngơ, mà làm đến giám đốc đem tiền về đưa cho mẹ kế giữ hết, rồi sống phụ thuộc vào bà mẹ này, khi cần thì ăn cấp tiền cha mình cho mẹ lớn, Bình Nguyên có lúc bỗng nhiên hiền lành, đối nhân xử thế tốt, nhận biết đâu đúng sai, thông minh nhưng có lúc ngu đến khó hiểu...có lúc như con nít hỷ mũi chưa sạch, ai cũng nghe lời. Bình Nguyên sống trong gia đình giàu có, được vợ đẹp, thông minh, làm giám đốc,muốn lấy tiền cha mình lúc nào cũng được đề tuồn về cho mẹ lớn, Bình Nguyên chỉ rơi nước mắt ờ phút cuối khi nhận ra mẹ ruột của mình- bà cả, những giọt nước mắt sung sướng thay vì những giọt nước mắt đàn ông gặp phải những hoàn cảnh,tình huống đặc biệt, thì tuồng này tuồng Cái mới đúng hay Chồng Ơi ..đừng ngu nữa

Kiều Mai lý vai mẹ lớn diễn quá cường điệu, chưa từng thấy nhân vật nào vừa tham, vừa khùng, vừa giống bán cá ; la hét inh ỏi, ồn ào nhảy đong đỏng, giật ngược giật xuôi, khóc giả tạo bù loa bù lu, chưa bao giờ thấy cô Kiều Mai Lý diễn như vậy.

Tình huống xung đột quá yếu, rất đơn giản, giải quyết mâu thuẫn nhanh chóng lẹ làng đâm ra không có tính thuyết phục, âm mưu hại nàng dâu của mẹ kế và em chồng được phát hiện ra ngay sau đó, Tuệ Nghi cuối cùng bỏ nhà ra đi một mình, lang thang vào phòng trà vắng tối đến nổi nghĩ có ma trong khi có một cô ca sĩ Việt Kiều nồi tiếng đang hát phục vụ, rồi sau đó khi vãn hát, đon đả xin chữ ký, rồi đâm ra xỉn sau khi uống một chút xíu cocktail , rồi ngồi tám với cô nghệ sĩ về chuyện nhà mình, sau đó nhận ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nữa, và nhất là khi đưa cô ca sĩ về nhà cho mẹ mình xem mặt thần tượng, thì Bình Nguyên lúc này đã không xẹp nữa mà vùng lên bỏ nhà đi theo vợ, bỗng thông minh lên khác thường. Cuối tuồng một ông bốn bà mẹ và cô em chồng hoà cả làng do bà mẹ Cả là ca sĩ Việt Kiều đại gia chung chi tất cả, một tuồng làm mất mặt cải lương quá về mặt nội dung lẫn hình thức . Một ông đến ba bà, một ca sĩ Việt Kiều bị thành kiến xướng ca vô loại về nước trình diễn(thực tế ca sĩ Hương Lan làm điều này đầu tiên vào năm 1995) đại diện cho xã hội ngay nay đương đầu với một gia đình một ông hai ba bà, lễ giáo gia nghiêm với nội qui gia pháp cực kỳ phong kiến; tội bất hiếu, tội ngoại tình, tội ăn cắp ...được tình bằng số roi đòn cho đứa con trai làm giám đốc, nên tuồng không biết thuộc không gian nào, thời đại nào, thông điệp là gì!!!Tuệ Nghi dùng đầu che đích của chồng với thân hình vạm vở, mạnh khoẻ để né 2 roi từ cha chồng ốm yếu,già nua thấy buồn cười chưa bao giờ hết.

Một Bảo Trí nhảm nhí với nhân vật sở khanh, điểu cán không biết đeo mặt nạ hay là tự lột mặt nạ cho người ta thấy, đẳng cấp xà bần, vậy mà lừa được cô bồ cũ Tuệ Nghi rất trí tuệ, khi gặp lại nạn nhân thì trắng trợn, miệt khinh kiều lưu manh, rồi lại vòi vỉnh tình tiền nữa,soạn giả mượn những câu vọng cổ lấy nước mắt của những tuồng kinh điền như Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt.... ráp lại để làm vũ khí cho sự lừa dối tên này cho thấy sự cụt hứng trong sáng tác, muốn cù lét khán giả vì không còn cách, nghe mâu thuẫn, giả tạo và chua chát,thêm nữa, một cô em chồng tự nhiên biết chị dâu mình là tình nhân cũ của nhân tình mình một cách ngang hông, bỗng la hét inh ỏi không chịu nồi, nghe phản cảm hơn nhiều sự la hét trong nhiều bản nhạc của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng.

Từ cha sinh mẹ đẻ, hay chưa từng nghe ông bà kể một đứa con trai vợ nói ra là dạ, vâng, quỳ xuống lệ phép để vợ an ủi như mẹ an ủi con, sẳn sàng nghe lời vợ dạy, vậy mà chỉ có câu "Chồng ơi ...đừng khóc" mà đuợc mẹ là ca sĩ Việt Kiều bỏ tiền tỷ ra làm chủ một công ty. Một vở chính kịch ba trong một đau lòng như vậy không thể lấy sự nhiệt tình của nghệ sĩ, diễn viên mà đo sự thành công của vở như một số bài báo làm đề rửa những vết tro vết trấu, có nhiều vết lem khó rửa của ê kíp "ba trong một" gồm nhiều tên tuổi lớn, và đặc biệt là nghệ sĩ được ái mộ khắp nơi, nghệ sĩ Kiều Oanh chưa từng bị ném đá. Lại là một thứ cải lương thử nghiệm rác rưởi, một sàn phẩm quái thai không thề tin được, tệ hơn dự đoán ban đầu của nhiều người qua cái tựa đề quá phô của nó-Chồng ơI...đừng khóc.Hơn nữa tỷ mà không thấy một ít chất xám,còn nhiều thứ không thể kể hết ra đây

Giữa các báo đưa tin có rất nhiều thông tin không chính xác, viết không tôn trọng độc giả...

Giá vé khác nhau mấy trăm nghìn.
Tên soạn giả,chuyển thế khác nhau: lúc có lúc không có Vỏ Tử Uyên
Tên nghệ sĩ củng khác: Lê Tín chớ không phải Mai Thế Hiệp.

Tác giả bài viết: khangianhandan

Nguồn tin: cailuongvietnam.com