Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 5 Tháng 1 31, 2013 10:27 pm

Nhóm nghệ sĩ quý mến nhạc sĩ Phạm Duy và phòng trà Đồng Dao tổ chức đêm nhạc tiễn biệt nhạc sĩ Phạm Duy sẽ gửi viếng toàn bộ doanh thu đêm diễn cho gia đình nhạc sĩ Phạm Duy - diễn ra vào lúc 21 giờ ngày 1-2 tại phòng trà Đồng Dao.




Ca sĩ Quang Dũng. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Chương trình với sự góp mặt của các ca sĩ: Quang Dũng, Đức Tuấn, NSƯT Thanh Thúy, Đoan Trang, Hà Anh Tuấn, Dương Triệu Vũ, Hồ Trung Dũng...; nhà thơ Đỗ Trung Quân trong vai trò dẫn chương trình và Đinh Anh Dũng làm đạo diễn.

T.Huân - NLD
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Advertisement

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi khoi » Thứ 6 Tháng 2 01, 2013 10:10 pm

Bài sau đây của ca sĩ Quỳnh Giao viết cho Văn Học trong dịp mừng nhạc sĩ Phạm Duy sinh nhật thứ 75.

Tờ Văn Học số mới ra có loan một tin nhỏ làm tôi thấy buồn thấm thía: tháng Bảy vừa qua cuốn "Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay" của Tạ Tỵ đã được tái bản trong nước, nhưng có chương viết về Phạm Duy lại bị bỏ hẳn ra ngoài sách. Trước khi in sách này và xoá chương kia, những người xuất bản chắc cũng đọc khá kỹ và đắn đo khá nhiều, vậy mà cuốn sách sau cùng vẫn bị thu hồi... Tôi thấy tội nghiệp cho những người đã cố xoá tên Phạm Duy trong ký ức chung của dân chúng. Ở ngoài này, mình không phải làm những việc khổ tâm đó. Chúng ta vẫn nghe, vẫn hát và vẫn yêu thích những tác phẩm có giá trị của Văn Cao hay Tô Vũ, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, hay Trần Hoàn, Phan Huỳnh Điểu...

Những cảm nghĩ mông lung về âm nhạc, về thời thế, về người nghệ sĩ và lòng tri ân của giới thưởng ngoạn đã khiến tôi trở về với bài viết đầu tiên của mình trên Văn Học, cách đây đúng 10 năm. Bài viết về Phạm Duy, nhân dịp sinh nhật 65 của ông. Thấm thoát vậy mà đã 10 năm, nghĩ đến Phạm Duy và tuổi hạc của ông, tôi thấy lòng chùng xuống....

Phạm Duy viết nhạc cho mọi người, mọi thời, ở vào nhiều cảnh ngộ khác nhau. Hơn nửa thế kỷ viết nhạc trong một giai đoạn nhiễu nhương nhất của đất nước, hình như ông đã có mặt ở mọi nơi và mở rộng lòng mình đón nhận những cảm xúc hay bi thương của chúng ta để ghi lại thành thơ, thành nhạc, thành "ngàn lời ca" như ông nói, cho chúng ta hát và nghe. Nửa thế kỷ đó mà không có Phạm Duy, tân nhạc Việt Nam đã không phát triển như ngày hôm nay. Yêu thích ông hay không là tùy mỗi người, chứ trên những nẻo đường âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ này mà chối bỏ Phạm Duy thì cũng như men theo ngõ ngách để tránh núi, rồi cũng đâm vào núi thôi. Nhại lời Jean Paul Sartre, bạn tôi nói Phạm Duy là incontournable!

Đó cũng là nhận xét của những người nghe nhạc, và chúng ta... đông lắm ! Cái ký ức tập thể này khó có thể xóa được ngày nào còn có người nghe và hát nhạc Việt trên mặt địa cầu.

Tôi nhớ đến một cuốn phim đã xưa về cuộc đời của Rimsky Korsakov, nhà soạn nhạc người Nga ở cuối thế kỷ trước. Truyện phim được hư cấu khá nhiều, nhưng không vì vậy mà kém thú vị. Thú vị nhất là một đoạn đối thoại giữa anh lính thủy Korsakov và thượng cấp. Anh ta gân cổ tranh luận rằng mình sẽ làm nước Nga nổi danh hoàn vũ, còn hơn những chiến công của các bậc vương tôn khanh tướng. Rằng anh sẽ bỏ mộng hải hồ và nhung y để làm cái việc động trời đó. Rằng anh sẽ viết nhạc, sẽ thành nhà soạn nhạc. Đó là cống hiến của anh cho tổ quốc và dân tộc Nga. Tôi nghĩ rằng từ bài "Cành hoa trắng" để giã từ kháng chiến năm 1950, Phạm Duy đã tiếp tục cống hiến cho chúng ta nhiều điều cao đẹp khác mà không phải là máu xương đồng loại.

Tôi xin gửi cảm nghĩ trên tới ông, nhân dịp sinh nhật thứ 75 của Phạm Duy, ngày 5 tháng 10 tới.

Hình ảnh trích từ trang web của James Durst, người nhạc sĩ lừng danh của nhạc đồng quê Mỹ, kể lại chuyện lần đầu tiên ông bay từ Hoa Kỳ sang Việt Nam chỉ để mừng sinh nhật thứ 91 của nhạc sĩ Phạm Duy. Ảnh mới do Phong Quang chụp ngày 5 tháng Mười 2011.

Là người trình bày các ca khúc, tôi may mắn được học nhạc và đi hát từ khi còn ở cái tuổi "mê trời mây tía, không nghe mẹ gọi về", và được gặp hầu hết những nhạc sĩ tài hoa của chúng ta trong mấy chục năm liền. Vì còn bé và bé nhất trong đài phát thanh, tôi gọi các "đồng nghiệp" bằng cô, chú, ngoại trừ có chị Mai Hương, và tôi cũng được nuông chiều nhất. Được hát cùng các nhạc sĩ Vũ Thành, Phạm Đình Chương, hay Phạm Duy, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Hoàng Trọng, Ngọc Bích, Nguyễn Hiền, Đan Thọ, v.v... tới nay tình cảm của tôi với những nghệ sĩ lão thành trên vẫn nguyên vẹn. Người khó tính nhất và tôi kính trọng nhất nay đã mất, chính là Vũ Thành. Người dễ tính nhất và cũng được nhiều người nói tới nhất, chính là Phạm Duy.

Hát nhạc Vũ Thành - hay bất cứ ai khác - mà sai từ lời ca tới âm điệu hay cách ngân, cách láy, cách ngắt nhịp, là khổ với nhạc trưởng Vũ Thành. Trong đài phát thanh, ai cũng phải nể sợ ông và các ca nhạc sĩ ít khi lơ là bê trễ trong tập dượt. Ngược lại, Phạm Duy rất xuề xoà dễ tính, ông không mấy phật ý khi có người hát sai điều ông viết, nhiều người uốn và vuốt tới méo cả lời ca. Ông chỉ cho rằng họ chưa hiểu điều ông viết mà thôi. Tôi rất cảm động khi có lần ông tâm sự, rằng có người hát nhạc của mình thì cũng đủ vui rồi. Ở một ai khác, có ít tác phẩm hoặc chưa nổi tiếng, điều này có thể thông cảm được. Ở Phạm Duy, đây là điểm thật đáng quý, đáng yêu, nhất là khi ông lại rất khó tính với chính mình.

Phạm Duy ở ngoài đời, theo cảm nghĩ của tôi, là người hiểu biết sâu sắc, nói chuyện có duyên và ân cần nhất trong xử thế mà cũng chuyên nghiệp và chu đáo trong địa hạt âm nhạc của ông. Có một lần, lâu lắm rồi, tôi còn nhớ ông thuyết trình hai giờ liền bằng Pháp ngữ tại Trung Tâm Văn Hoá Pháp tại Sàigòn, khiến cử tọa thán phục vì sự uyên bác và tài hùng biện của ông. Sau này trong đời lưu vong và bao lần dừng chân tại miền Đông Hoa Kỳ, ông không dựa vào tình cảm của bạn hữu hay người thưởng ngoạn rất đông bên đó mà khệnh khạng phiền hà bất cứ ai trong mọi việc di chuyển hay ăn uống của mình. Ông dậy sớm, mở bản đồ tìm lấy xe buýt đi lo việc riêng và ngăn nắp trong từng việc nhỏ để khỏi làm rộn người khác. Chiều xuống, ông về rất đúng hẹn và cũng lặng lẽ tự lo lấy cho mình, để đi tiếp nơi khác.

Phạm Duy viết nhạc như trời biển, ăn nói bạt mạng như cuồng sĩ và đam mê như mãi mãi thanh xuân, điều đó ai cũng biết và tôi cũng nghe nói tới. Nhưng ít ai ngờ là bên trong, ông sống ngăn nắp và chu đáo như một kế toán viên cần cù. Giờ đây, khi Phạm Duy học điện toán và sử dụng multimedia để giới thiệu và lưu trữ những tác phẩm âm nhạc của đất nước, tôi không ngạc nhiên. Phạm Duy đi rất nhiều, sống rất nhiều, nhưng luôn tự lo liệu cho mình và học hỏi không ngừng.

Mấy lần tôi đi thu nhạc với Duy Cường, ông cuốc bộ từ nhà tới phòng thâu Tomlinson chờ nghe. Ông lặng thinh một góc để khỏi phiền cậu con khó tính trong cách hoà âm và khó tính cả với ông bố to như trái núi. Không có chỗ ngồi thì ông ngả lưng trên thảm, nghe thu âm mà không hề "xen lấn nội bộ". Cho tới khi xong ông mới có một vài câu phê, thường thì chắc nịch và đúng phóc. Nghe tôi hát "Nương chiều" lần mới đây, ông nói một câu làm ta phải giật mình. "Mãi tới nay mới có người hát đúng đoạn staccato đó của chú". Rồi cùng Duy Minh lững thững ra về...

Cái vẻ thơ thới của Phạm Duy khi nghe nhạc làm tôi hiểu vì sao ông viết hay. Phạm Duy trân quý âm nhạc hơn là ta có thể mường tượng ra. Tôi để ý thấy rằng khi nghe nhạc, bao nhiêu sự tinh quái hay cuồng loạn của ông như tan biến cả, ông hồn nhiên như trẻ thơ. Tôi cũng nghiệm thấy rằng những người sống nhiều, khi luống tuổi thường có dáng chững chạc đáng kính khác hẳn cái nếp cuồng nhiệt sôi động thời trước. Phạm Duy không vậy, ông trẻ lại, và vẫn trẻ mãi, có lẽ vì âm nhạc và nhờ âm nhạc. Mối tình của ông với âm nhạc là một đam mê lớn lao nhất.

Dăm eo sèo nhân thế,
Chưa phai lòng say mê,
Với đôi ba lần gian dối
Đời vẫn ban cho ngọt bùi!

Lời "tự thú" của Phạm Duy trong bài "Tạ Ơn Đời", nếu có hát thành "nhạc vẫn ban cho ngọt bùi" vẫn là hoàn toàn đúng.

Viết về nhạc Phạm Duy thì đã có nhiều người, và sẽ còn có nhiều người. Chúng ta chịu ơn Phạm Duy rất nhiều trong cuộc sống thường nhật khi muốn tìm tới những điều cao đẹp nhờ âm nhạc. Tôi chỉ xin ghi lại đây cảm nghĩ của những người đầu tiên chịu ơn ông, đó là những người hát nhạc Phạm Duy (một cách chuyên nghiệp, chứ ai trong chúng ta không có lúc hát Phạm Duy). Là một ca sĩ trình bày các ca khúc của đất nước từ nhiều thập niên, tôi cho rằng Phạm Duy là người khai phá đích thực, trong ý nghĩa là từ khi có ông xuất hiện trong từng thể loại hoặc từng đề tài, tân nhạc Việt Nam đã có đổi khác. Sau Phạm Duy, người ta không viết như trước nữa.

Tôi muốn riêng nhắc tới thể loại dân ca và đề tài tình yêu trong nhạc Phạm Duy.

Đối với các ca sĩ, nhạc Phạm Duy bắt đầu chinh phục người nghe là từ những bài dân ca và những bài ca lên đường vào thời đó. Công lao và sự khai phá đầu tiên của Phạm Duy là dân ca và nỗi hứng khởi ban đầu cho việc mở đường đó chính là kháng chiến ca. Những bản hùng ca đầu tiên của ông dễ hát và dễ hợp ca nhờ những nhịp mạnh rải thật đều và nhờ lời ca lôi cuốn vì gợi lên nhiều hình ảnh bi tráng lẫm liệt. Mặt kia, những bản dân ca cải biến có lời nên thơ và dễ nhớ vì khởi đi từ lục bát hay lục bát biến thể quen thuộc và vì nhạc có những nốt láy dễ hát thật tự nhiên. Phạm Duy dùng kỹ thuật chuyển hệ để mở rộng âm giai ngũ cung nguyên thủy của dân ca và, khi tân nhạc đang ở vào thời dọ dẫm tìm kiếm, ông đưa lối nhạc cải cách đó về với kho tàng phong phú của dân ca cô điển. Ông nối liền truyền thống với hiện đại, thôn quê tới thị thành, nhờ những ca khúc đầu tiên của ông, sáng tác cách đây hơn 50 năm.

Phạm Duy đã đi vào cõi nhạc không ký âm của dân tộc và đem dân ca ra khỏi thôn quê truyền đi khắp nước, đồng thời đưa nhạc cải cách từ thành phố về tới thôn quê. Từ Phạm Duy dân ca có lời có nhạc, ghi chép và truyền tụng được, giúp mọi người thấm sâu hơn những cảm xúc tình tứ lãng mạn của dân giả lầm than. Từ Phạm Duy, dân ca và kháng chiến ca đã quyện thành lời kêu gọi hùng hồn cảm động, khiến nhiều lớp người cùng đứng lên vì non sông. Những tác phẩm tiêu biểu nhất của mười mấy bài dân ca kháng chiến này là "Nhớ người thương binh", "Muà Đông chiến sĩ" hoặc "Tiếng hát trên sông Lô" ông viết trên núi rừng Việt Bắc năm 1947 và các bài "Quê nghèo", "Bà mẹ Gio Linh" hay "Về miền Trung" ông viết trên đoạn đường Trị Thiên vào các năm 48-49. Tình bạn của ông với Văn Cao bắt đầu từ đó. Nhưng hơn hẳn Văn Cao đã chôn chân tại chỗ và sống với dư âm cùng nuối tiếc, ông tiếp tục mở đường rộng lớn cho tân nhạc của chúng ta tới ngày nay. Ba trường ca "Con đường cái quan", "Mẹ Việt Nam" và "Bầy chim bỏ xứ" là biểu tượng cho cuọc hành trình không ngơi nghỉ đó trong hồn nước và lòng dân của ông.

Về nhạc tình của Phạm Duy, có lẽ chúng ta cần cả một cuốn sách.

Phạm Duy viết rất nhiều tình ca, có những bài ai cũng thuộc cũng hát được mà cũng có bài kén người hát. Thí dụ như thật giản dị thì có "Đêm Xuân" tương đối dễ hát, từ nốt thấp nhất là La tới cao nhất là Rê, và có bài như "Đường chiều lá rụng", chạy 16 nốt từ Fa dièse lên Fa dièse qua hai octaves và kén người hát ở tiêu chuẩn tối thiểu là âm vực của giọng hát, chưa nói tới những đòi hỏi khác. Nhưng, khó nhất cho chúng ta là khi phải tuyển chọn chừng mười bản tình khúc hay nhất của ông. Tôi thấy khó là vì mình không biết chọn bài gì, bỏ bài gì, bài nào bỏ cũng thấy tiếc! Khó hơn cả là những bài có nội dung hoà nhập giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu thiên nhiên, và những tình cảm cao thượng, kể cả sự siêu thoát của kiếp người.

Những người thích nét nhạc nhẹ nhàng êm ả và ý tứ dịu dàng có thể yêu những mối tình câm lặng ấp úng trong những bài như "Cô hái mơ" (ca khúc đầu tay của ông năm 1942, từ thơ Nguyễn Bính), "Cây đàn bỏ quên", "Khối tình Trương Chi", "Bên cầu biên giới" và cả bài "Cành hoa trắng". Những người yêu sự lãng mạn thanh cao và có giọng trong sáng thì có thể thích hát "Đêm Xuân", "Ngày đó chúng mình", "Thương tình ca". Nồng nàn bi thiết và ưa thích diễn tả khi hát thì ta có thể thích "Tình kỹ nữ", "Kiếp nào có yêu nhau", "Còn gì nữa đâu" hay "Đừng xa nhau", "Cỏ hồng". Có nội dung cao cả và tình cảm thiết tha hơn, nên cũng đòi hỏi giọng hát nhiều "não tính" hơn, thì có những bài như "Mộng du", "Tìm nhau", "Cho nhau", hay cả "Nghìn trùng xa cách". Với những bài trên, tình yêu trong nhạc Phạm Duy như bắt đầu đi vào hướng cao thượng hơn tình yêu đôi lứa thông thường. Đồng thời, tình yêu và thiên nhiên còn hoà lẫn thần tình trong những bài mà sự rạo rực của thời tiết và lòng người như đã thành một, đó là đặc tính của "Xuân thì", "Hoa Xuân", "Xuân nồng", "Dạ lai hương". Nhạc tình của Phạm Duy có nét siêu thoát của trí tuệ khi cất lên giữa lằn ranh của tình yêu và đời sống, nỗi chết và sự phục sinh. Tôi thiển nghĩ những bài "Nước mắt rơi" hay "Tạ ơn đời", "Chiều về trên sông" và "Đường chiều lá rụng" kén người hát không chỉ ở kỹ thuật âm nhạc mà còn ở nội dung là vì vậy.

Nhạc tình Phạm Duy ngự trị trên một vùng rộng lớn như vậy nên ai cũng có thể yêu nhạc và hát nhạc của ông, tùy từng trình độ và trạng thái tâm lý vào mỗi thời. Từ tuổi ô mai mười ba tới tuổi sinh viên tan trường về, và sau này nữa, khi lòng mình đã trầm lắng về nhân thế, thanh thản với cuộc đời, chúng ta đều tìm thấy niềm ước mơ hay kỷ niệm và sự vỗ về ở tình khúc Phạm Duy.

Điểm độc đáo nhất của Phạm Duy là ông yêu đời, yêu người mà viết rất hay về cái chết. Đó là một biểu hiện của một trí tuệ cao. Tình yêu và cái chết, như chúng ta hay triết lý vẩn vơ, là những trạng thái chỉ mình mình biết mà khó diễn tả được cho người khác. Ở Phạm Duy, trong "Lữ hành", "Mộng du" hay "Đường chiều lá rụng" chẳng hạn, ông truyền đạt được tới chúng ta những cảm xúc lạ kỳ đó. Tôi nói tới trí tuệ hay não tính vì không tìm ra những chữ rõ ràng hơn để mô tả trạng thái hoà nhập của siêu nhiên vào trong thiên nhiên và tình cảm. Phạm Duy viết nhiều câu thần tình về trạng thái trên mà không cầu kỳ lập dị, kiểu siêu thực rẻ tiền. Chẳng hạn như yêu nhau đến chết, hay lắm, gay cấn lắm, hứa hẹn lắm. Nhưng, sau đó rồi sao ?

Chiều chưa thôi trìu mến, lá chưa buông chết chìm.
Hồn ta như vụt biến, bay vờn trong đời tiên.
Lá vàng êm! Lá vàng êm!
Như mũi kim mềm sẽ khâu liền kín khung cửa tình duyên.
Lá vàng khô! Lá vàng khô!
Như nét môi già đã nhăn chờ trên nẻo đường băng giá.
...
Còn rơi rụng nữa,
Cành khô và lá,
Thành ngôi mộ úa.
Chờ đến một trận gió mưa.
Cho rữa tình già xác sơ,
Cho biến thành nhựa sống nuôi tình thơ.

Ông viết "Đường chiều lá rụng" năm 1958, khi chưa tới tuổi 50, và 15 năm trước một loạt các bài về nhựa sống nuôi tình thơ của tuổi mộng mơ, tuổi ô mai, tuổi mười ba. Phạm Duy rong chơi giữa cõi tử sinh và mông mơ như người không tuổi, vì cảm xúc và trực giác hơn là vì tuổi tác. Trong nhiều ca khúc của ông, ta đều gặp trạng thái trên. Tôi tự hỏi trẻ mãi không già là vậy chăng?

Với âm nhạc và hơn 50 năm viết nhạc không ngơi nghỉ, Phạm Duy là một phần không thể xoá trong tâm hồn chúng ta. Ngày xưa, Nguyễn Du đã khống thiết tự hỏi là ba trăm năm nữa có còn ai khóc ông không. Dù chẳng muốn cường điệu tôi vẫn nghĩ rằng nghìn năm nữa dân ta vẫn không quên nhạc Phạm Duy. Cho nên mình cũng chẳng tiếc gì một chương sách bị bóc, khi âm nhạc và lời ca Phạm Duy vẫn làm ta rung động từ ngày bú mớm cho tới khi chúng ta từng người "sẽ lên đường trở về", như ông kết trong bài "Lữ hành" năm 53, như một lời tiên tri tuyệt vời.

Xin mừng tuổi thơ 75 của chú Phạm Duy.
Quỳnh Giao

LEKT sưu tầm.
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 21653
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Has thanked: 0 time
Been thanked: 119 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 7 Tháng 2 02, 2013 12:50 am

lekt. khoi :hoa: :flower:
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi Nhật Thanh » Chủ nhật Tháng 2 03, 2013 3:38 am

Sao Việt và người thân tiễn nhạc sĩ Phạm Duy về với đất



Tiễn đưa tượng đài âm nhạc Việt về cõi vĩnh hằng sáng 3/2 có danh ca Tuấn Ngọc, ca sĩ Đức Tuấn, Quang Dũng và những người bạn già như nhà thơ Phạm Thiên Thư, Nguyễn Ánh 9... Tất cả đều ngậm ngùi, thương nhớ người nhạc sĩ tài hoa.

5 ngày qua, không khí trong con hẻm nhỏ nằm trên đường Lê Đại Hành, quận 11 (TP.HCM) trầm lặng hơn bởi sự ra đi của một nhạc sĩ nổi tiếng.

Vào lúc 6 giờ sáng nay 3/2, sau khi làm lễ động quan, gia đình và bạn bè làm thủ tục tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy về yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. Trên bàn thờ, tấm hình chân dung ghi lại nụ cười hiền lành, phúc hậu cùng mái tóc bạc phơ. Trước linh cữu của người quá cố, con cháu ông khóc ngất.

Đến tiễn biệt ông sáng nay có nhiều nghệ sĩ Việt như danh ca Tuấn Ngọc, Đức Tuấn, Quang Dũng và những người bạn của ông như nhà thơ Phạm Thiên Thư, Nguyễn Ánh 9... Tất cả đều bùi ngùi thương nhớ người nhạc sĩ có đóng góp lớn cho nền âm nhạc Việt Nam.

Hình ảnh

Ca sĩ Tuấn Ngọc bên linh cữu của nhạc sĩ Phạm Duy.
Không chỉ thể hiện thành công những sáng tác của ông, Tuấn Ngọc còn là con rể của nhạc sĩ. Anh từng nói: "Tôi với nhạc sĩ Phạm Duy - nếu nói về nghệ thuật và âm nhạc - thì rất hợp nhau. Còn về quan hệ gia đình, ông là một người khá phóng khoáng, dễ chịu nên tôi không bị áp lực gì cả. Có điều khi lấy con gái Phạm Duy thì tôi được cái lợi lớn nhất là hát ca khúc của ông ấy mà không phải trả tiền bản quyền".

Trong liveshow gần đây nhất, chính Tuấn Ngọc cũng mời ông làm người dẫn chuyện, bởi theo anh không có người nào khác có thể dẫn dắt những tiết mục biểu diễn của mình mà sâu sắc được như Phạm Duy. Ông chính là nhân chứng cho các thời kỳ âm nhạc của anh từ những ngày đầu.

Ngày 27/1, tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời khiến không chỉ gia đình, đồng nghiệp mà khán giả cả nước bàng hoàng và nuối tiếc. Những ngày qua, rất nhiều bạn bè, các lớp ca sĩ mới, khán giả đã đến viếng và tiễn biệt ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Tác giả của hàng loạt bản tình ca ngọt ngào, sâu sắc tạ thế ở tuổi 93.

Hình ảnh

Trên di ảnh, nụ cười quen thuộc của nhạc sĩ khiến nhiều người thương nhớ ông.
Chỉ trong vòng hơn một tháng, gia đình nhạc sĩ Phạm Duy đã phải đối mặt với hai nỗi đau to lớn. Ngày 23/12/2012, con trai ông là ca sĩ Duy Quang qua đời tại Mỹ vị bạo bệnh. Dù đã chuẩn bị tâm lý đối mặt với cú sốc nhưng cái chết của con trai đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, sức khỏe của ông. Người nhà của nhạc sĩ cho biết, khi ca sĩ Duy Quang mất, ngày nào ông cũng nghe lại giọng ca của con và xem lại những hình ảnh của anh.

Dù tuổi cao, sức khỏe không tốt nhưng tinh thần làm việc của ông rất cao. Trước ngày mất một tuần, ông vẫn gửi mail cho ca sĩ Ánh Tuyết để tư vấn cho sản phẩm sắp tới của nữ ca sĩ. Ánh Tuyết cũng là người may mắn được gặp gỡ, trò chuyện với ông trước lúc lâm chung.

Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5/10/1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Ông được biết đến với vai trò ca sĩ và nhà nghiên cứu âm nhạc, nhưng nổi bật nhất là vai trò nhạc sĩ, với lượng sáng tác đồ sộ về số lượng và nhiều tác phẩm rất nổi tiếng.

Nhạc sĩ Phạm Duy có tiểu sử bệnh tim và đã từng hai lần trải qua phẫu thuật. Tuy nhiên, lần gần nhất ông xuất hiện trước công chúng, nhạc sĩ vẫn tỏ ra khá khoẻ mạnh và minh mẫn. Bởi vậy tin tức bất ngờ về việc ông qua đời đã gây rúng động trong giới nghệ sĩ cũng như những người yêu mến ông.

Những hình ảnh xúc động trong đám tang của nhạc sĩ Phạm Duy sáng nay 3/2:

Hình ảnh

Hình ảnh trong lễ động quan của nhạc sĩ Phạm Duy sáng sớm nay.

Hình ảnh

Rất nhiều người thân, khán giả đến tiễn đưa ông.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Các con của ông trước linh cữu cha.

Hình ảnh

Ca sĩ Tuấn Ngọc - con rể của nhạc sĩ Phạm Duy.

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Ca sĩ Quang Dũng.

Hình ảnh

Ca sĩ Đức Tuấn.

Hình ảnh

Hình ảnh


Giáo sư Trần Văn Khê đến tiễn đưa nhạc sĩ Phạm Duy.

THANH NGỌC
Ảnh: Thành Luân
Nhật Thanh
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
 
Bài viết: 33
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 12 24, 2012 1:18 am
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Chủ nhật Tháng 2 03, 2013 4:14 am

Nghìn trùng xa cách
Người đã đi rồi...
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Chủ nhật Tháng 2 03, 2013 4:22 am

Nhật Thanh :hoa: :flower:

Hình ảnh

chời DUY QUANG nè
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi vuongvu » Thứ 3 Tháng 2 05, 2013 10:56 am

phpBB [video]
vuongvu
Forum Mod
Forum Mod
 
Bài viết: 3545
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 9 06, 2009 7:19 am
Đến từ: Châu Âu
Has thanked: 1 time
Been thanked: 628 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 3 Tháng 2 05, 2013 11:11 am

vuongvu :hoa: :flower:
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi khoi » Thứ 5 Tháng 2 07, 2013 10:05 am

NhatThanh, :)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 21653
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Has thanked: 0 time
Been thanked: 119 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 5 Tháng 2 07, 2013 11:30 am

phpBB [video]
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi khoi » Thứ 2 Tháng 2 11, 2013 4:47 pm

Phạm Duy qua con mắt Nguyễn Đắc Xuân

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, một trong những người bạn tâm giao và cũng là người có thơ được ông Phạm Duy phổ nhạc, đã nói chuyện với BBC về cả tài năng lẫn sự 'ham chơi' của nhạc sỹ.
Ông Xuân coi ông và Phạm Duy là hai người cùng thời "khóc cười theo vận nước nổi trôi" và "tâm sự với nhau hết...không che giấu gì".
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 28/1, nhà Huế học nói:
"Đối với tôi tất cả những chuyện về cá nhân rồi nó sẽ đi qua, nếu các tác phẩm còn lại mà nó tồn tại với thời gian...mà cái đó được càng nhiều giá trị nó càng lớn.
"Theo tôi thấy đối với sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy thì ở Việt Nam, trên thế giới tôi không biết thế nào, khó có người giống với Phạm Duy, có thể nói đó là cái đỉnh cao mà những người thấp cũng phải thấp cách xa chứ không thể gần được cái sự nghiệp âm nhạc của Phạm Duy.
Ông Xuân nói cố nhạc sỹ nổi tiếng Trịnh Công Sơn có gia tài khoảng 600 bài so với hơn 1000 bài của Phạm Duy.
Nếu tính cả những bài ông phổ nhạc cho thơ của người khác, con số lên tới 2000.

'Sướng hơn ở Mỹ'
Nhạc sỹ Phạm Duy trở lại Việt Nam hồi năm 2005, tròn 30 năm sau khi ông rời Sài Gòn tới Hoa Kỳ.
Ông Xuân nói ông là người từng được ông trùm văn nghệ Tố Hữu giao vào Sài Gòn mời ông Phạm Duy ở lại sáng tác nhưng nhạc sỹ đã rời đi khi ông Xuân tới nơi.
Nhà nghiên cứu và người cũng có ba bài thơ được ông Phạm Duy phổ nhạc nói về một trong số các lý do khiến nhạc sỹ trở về quê hương:
"Anh Phạm Duy đã nói một điều anh Phạm Duy kinh khủng nhất là nhìn cái thực tế anh Phạm Đình Chương, anh Duy Khánh, anh Hoàng Thi Thơ chết. Khi đau người ta cũng tới người ta nói chuyện hận thù, khi chết người ta đọc một cái điếu văn cũng hận thù mà khi lấp đất cũng nêu một cái hận thù thì anh ấy quá khiếp.
"Cho nên anh phải về Việt Nam, anh sống, anh chết ở Việt Nam mà anh tin chắc rằng giờ phút anh chết không có ai gây hận thù nữa.
"Và bây giờ sự lựa chọn của anh là đúng."
Ông Xuân nói nhạc sỹ Phạm Duy đã có được sự bảo vệ của người hâm mộ và cũng có được thu nhập từ con số khoảng 100 bài hát được cấp phép.
Nhà nghiên cứu cũng nói nhạc sỹ ở Việt Nam "sướng hơn ở Mỹ."

'Có tội với đất nước'

Ông Phạm Duy từng bị lên án khi rời bỏ vùng kháng chiến về thành, rời bắc vào nam và rời đi Hoa Kỳ.
Nhà lý luận Trần Bạch Đằng từng kêu gọi ông Phạm Duy hãy "tự sát" vì chỉ khi đó các tác phẩm của ông mới được cho phép diễn ở Việt Nam.
Ông Xuân nói các phát biểu như của ông Đằng mang dấu ấn của một giai đoạn và sau này khi gặp lại ông Phạm Duy, thái độ của ông Đằng đã khác.
Nhóm ba nhạc sỹ Phạm Tuyên, Trọng Bằng và Hồn Đăng cuối cùng cũng "xin lỗi" Phạm Duy sau khi có bài tấn công ông lúc nhạc sỹ mới về nước, theo ông Xuân.
Nhắc tới những chỉ trích với Phạm Duy, ông Xuân nói:
"Người ta có thể lên án chuyện ông bỏ Kháng chiến ông về. Nhưng mà nếu lúc đó có hại cho Kháng chiến một thì cái chuyện trở về của ông theo Nghị quyết 36 thì cái ảnh hưởng lớn đối với chính trị, đối với xã hội cái thời điểm ông về là có thể nói 10 lần giá trị so với chuyện ông đã ra đi.
"Ông có ra đi như vậy mới có sự trở về cho nên người ta không công bằng, người ta chỉ nói đến sự ra đi mà không nói đến sự trở về."
Ông Xuân nói với BBC bản thân ông cũng từng chất vấn ông Phạm Duy về những quyết định của nhạc sỹ trong quá khứ:
"Ví dụ như hồi năm 1996... hàng đêm tôi liên hệ qua điện thoại viễn liên thì có lần tôi đã hỏi anh là 'Anh Phạm Duy có khi nào anh nghĩ rằng anh có tội với đất nước không'?
"Ông nói 'Có chứ, mình cũng có chứ nhưng do hoàn cảnh. Mình biết chứ và bây giờ mình cũng phải làm cái gì đó để bù đắp lại cái tội đó của mình.'
"Đứng trên thế của người Kháng chiến mình là có tội.
"Anh Phạm Duy có nói một câu là thực tế anh cũng có suy tính là anh muốn tìm nơi nào an toàn nhất, nơi nào thuận lợi nhất để anh có thể phục vụ đất nước, phục vụ tổ quốc bằng tài năng của anh.
"Còn ở trong vùng Kháng chiến lúc đó trong hoàn cảnh của anh, anh phục vụ Kháng chiến không tốt, không đúng với khả năng của anh nên anh phải chấp nhận sự sai lầm, sự ..."khuyết điểm" của mình để mình có được một thành tựu lớn hơn."
Ông Xuân cũng kể lại một sự kiện hồi năm 2001 trong cuộc gặp gỡ giữa nhạc sỹ Phạm Duy với các cựu thiếu sinh quân, những người thích bài 'Thiếu sinh quân' của ông.
Một trong số các vị khách đã đứng lên hỏi tại sao ông Phạm Duy lại bỏ vùng kháng chiến ra đi sau khi đã sáng tác ra bài hát để "mê hoặc" họ.
Vị khách này cũng đọc một bài thơ của Huy Phương chỉ trích nhạc sỹ nhưng không thuộc hết.
Theo lời ông Xuân, ông Phạm Duy đã đứng lên và đọc toàn bộ bài thơ và nói tác giả đã không công bằng.
Nhạc sỹ cũng giải thích ông về thành không phải để hưởng nhà lầu, có lương bổng mà về đi làm để "nuôi vợ nuôi con hết sức khó khăn, nghiệt ngã" nhưng lại có thể sáng tác 'Tình ca' và 'Mẹ Việt Nam'.

'Ham chơi'
Nhạc sỹ Phạm Duy cũng từng bị chỉ trích nhiều về điều được coi là tính "ham chơi" của ông.
Về điều này, ông Xuân nói:
"Bản thân anh Phạm Duy anh ấy cũng biết là anh ấy có những cái gọi là 'ham chơi'.
"Trong toàn bộ cái nhạc của anh, hồi anh chưa về, tôi và Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Khê gặp nhau là thường hai anh em tâm sự cũng chê anh Phạm Duy nhiệt liệt lắm.
"Nhưng mà anh Phạm Duy là một nghệ sỹ là một nhạc sỹ chứ không phải là một chí sỹ, không phải là nhà tu hành và cũng không phải là nhà lãnh đạo mà phải gương mẫu.
"Anh là một nghệ sỹ mà anh lại có tài nữa nên anh sống như thế mới trung thực.
"Nhiều người che giấu nhưng anh không che giấu.
"Có nhiều người nói vậy mà không phải vậy."
Ông Xuân cũng nói ông cũng đem một số lời đồn về đời tư của ông Phạm Duy để hỏi chính nhạc sỹ.
Trong số này có những lời đồn tại về chuyện ông Phạm Duy có quan hệ với con dâu Julie, vợ của Duy Quang, con trai ông.
Nhạc sỹ đã bác bỏ chuyện mà ông gọi là "vu khống' này.
Nhưng ông Xuân nói ông cũng chưa tin cho tới khi chính Julie cũng nói tương tự trong một bài viết sau Duy Quang qua đời.

'Hồn Việt'
Đề cập tới chuyện gần 900 tác phẩm của Phạm Duy còn đang chờ được cấp phép biểu diễn, nhà Huế học nói ông "không hiểu cách làm việc của Bộ Văn hóa."
Ông Xuân nói nói các ca khúc của Phạm Duy như Quê nghèo cho Quảng Bình, Bà Mẹ Gio Linh cho Quảng Trị và Về Miền Trung là cho Huế, ba bài hát đã "đưa nhiều người đi kháng chiến, bao nhiêu người chết để có ngày hôm nay nhưng chính quyền ngày hôm nay lại không cho hát bài đó, bài Về Miền Trung."
Người bạn tâm giao của Phạm Duy cũng nói với BBC rằng chính quyền không nên cấp phép theo kiểu mỗi lần "dăm ba bài" khiến người ta có thể dị nghị là mỗi lần như vậy là "có qua có lại".
Ông nói ông tin rằng nhiều tác phẩm của Phạm Duy sẽ được phép biểu diễn ở Việt Nam sau khi nhạc sỹ đã nằm xuống:
"Tôi nghĩ không có lý gì mà không cho sau khi mà anh Phạm Duy đã mất rồi... Mà không cho là chúng tôi đòi.
"Phải để cho quần chúng, dân chúng họ hưởng được đúng cái nội dung của bài Việt Nam Việt Nam nó mới đúng cái hồn Việt của đất nước Việt Nam hiện nay, lấy cái tình thương, cái tình người, tình dân tộc để sống thương yêu nhau, bao dung giúp đỡ lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau.
"Cái đó nó rất đúng với cái tinh thần của dân tộc đang phấn đấu...
"Không cho cái đó là một sự thiệt thòi cho dân tộc mình."

Nguyễn Hùng
BM Blog
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 21653
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Has thanked: 0 time
Been thanked: 119 times

Re: Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 2 Tháng 2 11, 2013 10:33 pm

:hoa: :flower:
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Trang trước

Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến25 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum