| Thanh Loan - Nghệ sĩ ưu tú (1917 – 1982)

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

| Thanh Loan - Nghệ sĩ ưu tú (1917 – 1982)

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 6 Tháng 8 22, 2008 11:01 pm

Nghệ sĩ Thanh Loan, tên thật là Nguyễn Thị Ba, sinh ngày 12 tháng 1 năm 1917, tại làng Phong Thới, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, từ nhỏ chị phải lam lũ vất vã phụ giúp cha mẹ để kiếm sống. Chị có giọng hát hay và ước ao được vào đoàn hát, nhưng ước ao đó mãi đến năm chị 23 tuổi tức là năm 1940 chị mới thực hiện hiện được. Chị được đoàn Tân Hí Ban nhận cho theo học nghề và bước đầu được đóng những vai nữ tỳ trong các tuồng hát.
Giai đoạn này đối với chị rất là gay go và lắm phen tủi nhục nhưng với lòng yêu nghề, chị đã kiên nhẫn học tập. Ông Sáu Lăng (phó TTK Hội sân khấu thành phố Hồ Chí Minh nay đã mất) kể lại rằng: “lúc học làm tỳ nữ, trong một đêm diễn, cô múa trật và bị ông bầu gánh đánh, đến nổi phải mang bệnh điếc một bên tai cho đến chết”. Khi đã thành thục những vai tỳ nữ, đoàn mới bắt đầu phân cho cô đóng những vai đào con. Cho đến năm 1946 – 1947 thì cô mới chính thức ở cương vị đào chánh, tên tuổi Thanh Loan từ đó mọi người mới biết đến. Năm 1948, chị về công tác với đoàn Việt kịch Năm Châu. Ở đoàn này chị được cố nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thành Châu và Trần Hữu Trang ân cần rèn luyện thêm nên nghề nghiệp của chị ngày càng tấn tới. Hai vai diễn nổi bật của chị được người xem mến mộ trong khoảng thời gian này là vai Tiểu Lan trong vỡ “Hồn bướm mơ tiên” (1948) và vai cô con gái trong vỡ “Vó ngựa truy phong” (1949).
Năm 1953, nghệ sĩ Thanh Loan về hát cho đoàn Nam Tình với vai diễn để đời: Chị Bếp trong vỡ “Nổi lòng Chị Bếp”. Năm 1954 chị lại về hát cho đoàn Phước Chung trong vỡ “Trường hận Dương Quý Phi” mà chị đóng vai Dương Quý Phi. Năm 1957, theo yêu cầu của nghệ sĩ Phùng Há (chủ gánh Vân Hảo) chị về hát cho đoàn này và đảm nhiệm các vai chính trong một số vỡ: “Tập làm chồng”, “Đêm không ngày” (1957). Nơi mà cô để lại nhiều vai diễn nhất là sân khấu Thanh Minh. Ở cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, sân khấu Thanh Minh là một trong những sân khấu ăn khách nhất với loại tuồng xã hội. Ngoài thanh, sắc vẹn toàn của cô đào Thanh Nga, khán giả luôn chú ý và yêu thích diễn viên chuyên đóng vai mụ (tức vai lão) của đoàn Thanh Minh, diễn viên ấy là Thanh Loan. Qua các vỡ “Đời cô Lựu”, “Tô Ánh Nguyệt”, “Lan và Điệp”, “Nữa đời hương phấn”, “Áo cưới trước cổng chùa”, “Lỡ bước sang ngang”, “Kiếp hoa tàn”, “30 năm sau”. . . của những thập niên 50, 60 với những vai lão độc đáo, tên tuổi của nghệ sĩ Thanh Loan lên đỉnh cao và được liệt vào hàng nghệ sĩ tiền phong của sân khấu cải lương miền Nam.
Nói đến Thanh Loan không chỉ nói đến một nghệ sĩ trên sân khấu mà còn là một chiến sĩ cách mạng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, trong một quê hương Vũng Liêm có truyền thống chống giặc ngoại xâm, bản thân đã từng chứng kiến những ngày sục sôi của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ anh dũng, lòng chị cũng nung nấu một tình cảm cách mạng thiết tha. Năm 1946, chị trở thành một cơ sở cách mạng được tổ chức bố trí hoạt động trong giới văn nghệ sĩ giữa thành phố Sài Gòn. Bằng tài năng và danh tiếng của một nghệ sĩ đang lên, bằng sự đôn hậu và cuộc sống mẫu mực, Thanh Loan đã góp phần xây dựng tổ chức văn nghệ sĩ cách mạng, hoàn thành được nhiệm vụ thông tin liên lạc, che dấu cán bộ và giữ vững thế hợp pháp của mình trong một thời gian dài.
Cuối năm 1961, giữa lúc ngôi sao Thanh Loan đang tỏa sáng, do một bộ phận tổ chức cách mạng trong giới nghệ sĩ bị địch phát hiện, chị được lệnh rút ra vùng giải phóng. Sau đó, chị được đưa ra Bắc để trị bệnh, được đi tham quan, nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc ở Bungari và ở một số trung tâm hoạt động nghệ thuật trong nước. Sau khi bệnh tình ổn định (chị bị giải phẩu một lá thận), chị xin trở về Nam để hoạt động.
Về Nam, chị được biệt phái xuống T3 (tức khu 9 cũ) để làm cố vấn xây dựng phong trào văn nghệ cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong thời gian từ năm 1964 – 1975, đoàn cải lương của Trung ương Cục được điều động về đây phục vụ bà con. Cùng một lúc chị làm 2 nhiệm vụ song song: vừa chỉ đạo nghệ thuật cho đoàn cải lương Trung ương Cục, vừa xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng. Năm 1970, chị được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Sau giải phóng (1975) chị về Thành phố Hồ Chí Minh, làm cố vấn chỉ đạo nghệ thuật cho nhà hát cải lương Trần Hữu Trang và tham gia giảng dạy ở trường nghệ thuật sân khấu II. Chị được nhân dân thành phố tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – khóa 4.
Ngày 13 tháng 10 năm 1982, nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan qua đời tại bệnh viện Thống Nhất sau một thời gian bệnh nặng.
Qua nhiều năm biểu diễn trên sân khấu cải lương, nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan đã đảm nhận hàng chục vai diễn, trong đó có nhiều vai gây ấn tượng khó quên trong lòng người mộ điệu.
Sau khi thoát ly ra vùng giải phóng và ở Bắc về, Thanh Loan không còn làm công tác diễn viên mà chị chuyên sâu công tác chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn dàn dựng và giảng dạy. Chị đã dàn dựng vở “Phụng Nghi Đình” và vở “Rừng cao su nhuộm máu” cho đoàn cải lương Nam Bộ, dựng vở “Trần Quốc Toản ra quân” cho nhà hát Trần Hữu Trang. Chị đã góp phần mình đào tạo nhiều lớp ca nhạc cổ và sân khấu cải lương, bồi dưỡng tài nghệ cho một số nghệ sĩ nổi tiếng như cố nghệ sĩ Thanh Nga, nghệ sĩ Thanh Vy.
Hơn bốn mươi năm hoạt động không mệt mỏi trên sân khấu, nghệ sĩ Thanh Loan đã được Nhà nước phong tặng:
- Danh hiệu nghệ sĩ ưu tú.
- Huân chương chiến thắng hạng I.
- Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng I.
- Truy tặng huân chương lao động hạng III.
- Huy chương chiến sĩ văn hóa.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 6 Tháng 8 22, 2008 11:33 pm

Sao không thấy đề cập đến Thanh Loan là vơ của nhà báo lão thành Trần Tấn Quốc?
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Bài viết chưa xemgửi bởi tienghathoctro » Thứ 7 Tháng 8 23, 2008 1:03 am

Lúc ban đầu Tiếng Hát Học Trò cứ ngỡ là nói đến Thanh Loan đóng vai ni cô Huyền Trang của phim Biệt Động Sài Gòn (thần tượng của Mod Khúc Ban Chiều) hoặc là nghệ sĩ cải lương tuồng cổ Thanh Loan (phu nhân của nghệ sĩ tuồng cổ Trường Sơn) chứ?. Hóa ra là nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan lạ hoắc nào đó của đoàn cải lương Nam Bộ năm xưa. Bây giờ Tiếng Hát Học Trò mới biết thêm Thanh Loan này.
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 3786
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 5:00 pm
Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
Has thanked: 0 time
Been thanked: 6 times

Bài viết chưa xemgửi bởi baophuong » Thứ 7 Tháng 8 23, 2008 9:58 am

Khucbanchieu, một trong những người thầy của Vũ Linh là Trương Ánh Loan.
Hình đại diện của thành viên
baophuong
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
 
Bài viết: 94
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 4 05, 2005 5:00 pm
Đến từ: Vietnam
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi MayHong » Chủ nhật Tháng 8 24, 2008 12:41 am

Đây la` hi`nh NS Thanh Loan trong vo*? tuo^`ng Hai Hi`nh A?nh Mo^.t Cuo^.c Đo*`i cu?a đoa`n TMTN . Vi` hi`nh bu*. wa' ne^n lu'c scan Mh cut ra la`m hai ..chứ thực ra la` cu`ng một tấm hình .

Hình ảnh

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
MayHong
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 578
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 6 05, 2004 5:00 pm
Đến từ: USA
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi cailuong04 » Thứ 2 Tháng 8 25, 2008 4:11 am

đây là NS Ba Thanh Loan
cailuong04
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6975
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 5 16, 2004 5:00 pm
Đến từ: hawaii
Has thanked: 0 time
Been thanked: 3 times

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 5 Tháng 10 09, 2008 10:47 pm

Cô Ba Thanh Loan đóng vai mẹ của Tô ánh nguyệt rất cảm động, hoặc là vai mẹ của Điệp trong vở Chuyện tình Lan và Điệp
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi giangtuyen » Thứ 7 Tháng 11 01, 2008 11:34 pm

Cô Ba Thanh Loan, có phải là 1 trong những người đầu tiên hát Tứ Đại trong thời Cải Lương ra bộ không, thưa quý vị ???
Hình đại diện của thành viên
giangtuyen
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1258
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 12 31, 2005 5:00 pm
Đến từ: Bắc Âu
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 5 Tháng 11 20, 2008 11:20 pm

Không phải đâu, hình như người đầu tiên hát Tứ Đại trong thời Cải Lương ra bộ là cô Ba Đắc
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 6 Tháng 12 12, 2008 5:55 pm

Cô Ba Thanh Loan đóng vai bà Hai Hương trong vở Đời cô Lựu
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 7 Tháng 12 20, 2008 9:47 pm

:)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :rock: :rock: :rock: :rock: :rock:
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 3 Tháng 2 03, 2009 10:50 pm

Cô Ba Thanh Loan - một nữ NS tiền phong của sân khấu cải lương . Bà ngoại tui nói hồi đó coi cô đóng vai tiểu Lan trong hồn bướm mơ tiên , cô ca diễn hay và đẹp lắm
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 4 Tháng 3 18, 2009 10:21 pm

Hình ảnh
Cô Ba Thanh Loan đóng vai cô Xuân trong tuồng này
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 3 Tháng 4 28, 2009 1:15 am

Trong tuồng Nữa đời hương phấn trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga, cô Ba Thanh Loan đóng vai Bà Hai Lung đi đòi nợ cô Hương rất độc đáo
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 6 Tháng 6 12, 2009 2:28 am

Cô Ba Thanh Loan - một cô đào đẹp cùng thời với cô Bảy Phùng Há, cô Kim Cúc, cô Bảy Ngọc, Cô Sáu Ngọc Sương .......
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Trang kế tiếp

Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến25 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron