Nhớ về Nghệ sĩ Kim Chung

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Nhớ về Nghệ sĩ Kim Chung

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 5 Tháng 8 28, 2008 5:59 am

Nữ nghệ sĩ cải lương Kim Chung sinh năm 1924, từ trần vào lúc 10 giờ 45 sáng ngày 8.4.2008, tức ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch năm Mậu Tý, hưởng thọ 85 tuổi, tại tư gia ở Q.Tân Bình, TP.HCM.
Nữ nghệ sĩ tài danh Kim Chung là một nghệ sĩ cải lương gốc Bắc ca hay, hát giỏi và có đạo đức nghề nghiệp đáng làm gương cho giới nghệ sĩ cải lương. Sinh thời cô Kim Chung đã cùng với chồng là ông Trần Viết Long chắp cánh cho nhiều thế hệ nghệ sĩ danh ca vọng cổ trong các thập niên 60, 70, góp phần xây dựng thời hoàng kim của sân khấu cải lương miền Nam trước giải phóng. Nhiều thế hệ nghệ sĩ trưởng thành từ các đoàn hát mang tên Kim Chung đến nay vẫn còn thành danh như Minh Cảnh, Mỹ Châu, Minh Vương, Lệ Thủy, Thanh Điền, Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn,...
Tôi được coi nữ nghệ sĩ Kim Chung hát hai vở Trăng giãi đêm sương và vở Ngọn cỏ gió đùa (tuồng hợp soạn của Ngọc Huyền Quân và Ngọc Văn). Sau đó tôi có dịp xem vở Đắc Kỷ - Trụ Vương, cô Kim Chung vào vai Bá Ấp Khảo dạy đờn, kỳ nữ Kim Cương vào vai Đắc Kỷ. Ba vở hát này hát vào năm 1955, 1956 mà đến nay tôi vẫn không quên được hình tượng nghệ thuật của nữ nghệ sĩ Kim Chung vì đã tạo ra phong cách chuẩn mực trong ba vai tuồng khi đoàn hát Tiếng chuông vàng Thủ đô mới chân ướt chân ráo vào Nam.
Lúc đó, tuy giọng hát của cô Kim Chung còn hơi cứng khi ca vọng cổ, cô chưa dứt bỏ được âm hưởng miền Bắc khi ca cổ nhạc miền Nam. Nhưng trong thời gian không lâu, cô Kim Chung và những nghệ sĩ gốc Bắc của đoàn Kim Chung đã hát như những nghệ sĩ miền Nam, xóa đi cái ranh giới cải lương Nam và cải lương Bắc.
Thông thường, sau lưng người đàn ông thành đạt, luôn luôn có công sức và tình yêu của người đàn bà. Để đạt được một sự nghiệp cải lương đồ sộ như Công ty Kim Chung, ông bầu kiêm soạn giả Trần Viết Long đã nhờ rất lớn vào sự góp công góp sức, tiếp tay quán xuyến khôn khéo của bà bầu Kim Chung. Chỉ trong vòng 21 năm, từ một đoàn hát Tiếng chuông vàng Thủ đô vào Nam, với một lối hát chưa quen thuộc với khán giả miền Nam, đoàn Kim Chung đã phát triển thành 8 đoàn cải lương đại bang nổi tiếng một thời. Đoàn Kim Chung 8 từng đi hát ở Lào, Thái Lan và Pháp năm 1968.
Các nghệ sĩ trẻ từng hát ở sân khấu Kim Chung, được bà bầu Kim Chung chỉ dạy cho hát đều ngợi khen đức tính khiêm tốn của bà. Bà dạy nghề hát cho các diễn viên trẻ trong đoàn một cách toàn tâm toàn ý, không giấu nghề, không tự cao lớn lời nhiều tiếng làm chạm tự ái học viên. Bà luôn luôn nhỏ nhẹ, khuyến khích các bạn trẻ và sẵn sàng nhận diễn một vai hạng hai, hạng ba để nhường đất cho các đàn em.
Tôi nghĩ là tất cả những nghệ sĩ từng được sự đào tạo, chỉ dạy nghề hát của bà Kim Chung, hiện còn ở Việt Nam hay ở hải ngoại, chắc chắn các bạn cũng rất thương cảm khi nhắc đến đức độ và công ơn của người thầy, người bạn diễn Kim Chung trong giờ phút này...
Soạn giả Nguyên Phương (viết từ Canada)
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 5 Tháng 8 28, 2008 8:01 am

:)) :)) :))
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Chủ nhật Tháng 9 07, 2008 7:10 pm

Hình ảnh
Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, nghệ sĩ Kim Chung có rất nhiều vai diễn nổi tiếng, như: Chúc Anh Đài, Điêu Thuyền, Lữ Bố, Mộc Quế Anh, Hoa Mộc Lan, Thúy Kiều... bà và NSND Phùng Há là hai nữ nghệ sĩ chuyên đóng vai kép, sáng lập trường phái nữ đóng vai kép thập niên 1950 – 1960.
T.Hiệp
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Chủ nhật Tháng 9 07, 2008 7:15 pm

Hình ảnh
Điện ảnh Việt thời phôi thai, bà cùng chồng là Bầu Long bỏ vốn thực hiện bộ phim truyện Kiếp Hoa, trong phim này nữ nghệ sỹ Kim Chung đóng vai chính cùng với Trần Quang Tứ, Kim Xuân, Ngọc Toàn, Tuấn Sửu.
Đây là bộ phim mà sau khi trình chiếu tại rạp Rex, Saigon những năm 1954- 1955 và tái chiếu năm 1974 đã thu hút rất đông người xem vì cốt truyện cảm động và khả năng diễn xuất tuyệt vời của Kim Chung – Kim Xuân.
Kiếp Hoa là bộ phim Việt Nam do Công ty Kim Chung Điện ảnh sản xuất năm 1953 tại Hà nội. Lúc bấy giờ là thời hoàng kim của sân khấu cải lương, phim ảnh vẫn còn là bộ môn nghệ thuật tương đối xa lạ ở Hà Nội. Chưa có đạo diễn, chưa có nhà quay phim. Kiếp Hoa là dự án phim mang tính gia đình.
Bầu Long (Trưởng đoàn hát Kim Chung) viết kịch bản, nữ diễn viên chính - vai Ngọc Lan - do diễn viên Kim Chung (vợ bầu Long) đảm nhận. Kim Xuân (em dâu của bầu Long) vào vai thứ chính Ngọc Thủy.
Bộ phim chuẩn bị từ năm 1952, có tới 300 truyện dự thi nhưng bầu Long chọn được kịch bản Kiếp Hoa. Lúc đầu bộ phim định giao cho đạo diễn nổi tiếng của Pháp là ông Claude Bernard nhưng do những giới hạn về kinh tế, ông này không thể ở lâu làm phim mà chỉ đào tạo căn bản về nghệ thuật thứ 7 cho các diễn viên và ê kíp làm phim người Việt.
Bầu Long phải hợp tác với ê kíp là phim của Hương Cảng. Bộ phim Kiếp Hoa thời đó rất "đình đám". Nhà sản xuất đã thuê máy bay rải các tờ bướm để quảng cáo. Tiền đầu tư là toàn bộ doanh thu từ các đêm hát của Đoàn cải lương Kim Chung. Tiền thu được sau khi công chiếu bộ phim thì đủ để ông bầu sắm được một ngôi biệt thự trên phố Nguyễn Du (Hà Nội).
Bộ phim Kiếp Hoa không chỉ làm sáng đèn ở các rạp Hà Nội, mà còn Nam tiến vào Sài Gòn và khắp các rạp tỉnh miền Tây. Bộ phim rất ăn khách , chỉ trong một thời gian ngắn đã thu được 8 triệu đồng.
Ca khúc Dư âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là một ca khúc chính trong phim Kiếp hoa được khắp nơi biết đến, cả trong nước và ngoài nước.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Chủ nhật Tháng 9 07, 2008 7:17 pm

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 7 Tháng 10 04, 2008 8:59 am

Nguyễn Du để lại bút thần
Kim Chung làm sống trên trần Kiều Nương
Những khán giả nói về cô: Kim Chung có một khuôn mặt bầu bĩnh,hàm răng tuy hơi vẫu nhung rất duyên dáng đậm đà,cô đóng những vai mỹ nhân rất xứng.Lại nữa,vóc mình cô đẹp,tay chân xinh xắn,dáng dấp phong lưu.Kim Chung đẹp thật chỉ có năm,sáu nhưng cô có cử chỉ dáng điệu phong lưu,đài các làm khán giả có cái ảo tưởng cô xinh đẹp tới chín ,mười.Trong vở tuồng " Thiên Nga Công Chúa" phỏng theo một phim do Grace Kelly thủ vai công chúa.Kim Chung,trong vai công chúa,mặc áo đầm rất đẹp.loại hở ngực,hở vai rồi khoác áo lông chồn theo kiểu hoàng hậu công chúa Tây Phương.Vóc mình,cổ,ức,cánh tay cô đẹp mịn màng óng chuốt,còn dáng đi,cách phe phẩy quạt của cô rất quý phái...
Ở Sài Gòn cô vẫn đóng lại những vai Mạnh Lệ Quân với Hoàng Phủ Thiếu Hoa Huỳnh Thái hoặc Hùng Cường sau này ,vai ông vua do nghệ sĩ Kim Nguyên diễn vào mỗi dịp Tết thu hút rắt nhiểu khán giả đi bói tuồng đầu năm.Cô cũng diễn những vai kép để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem như vai vua Càn Long trong " Chỉ một Đêm Chăn Gối " với Bích Hợp,và sau này với Lệ Thủy hay có lúc cùng thủ một vai Lữ Bố với Nghệ sĩ lão thành Phùng Há,Kim Chung rất xuất sắc trong màn hí Điêu Thuyền Bích Hợp .Ngoài ra Kim Chung bị khán giả ghét nhứt là khi đóng vai Thúy Liểu trong " Lan và Điệp":cũng là một thành công của cô.
Kim Chung là một người nói chung là rất may mắn cả trong sự nghiệp lẫn ngoài đời. Chồng cô,ông Bầu Long là người thành công trong giới cải lương với 6 đoàn Kim Chung,quy tụ hấu hết những nghệ sĩ lừng danh của cải lương miền Nam.
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 3 Tháng 10 28, 2008 8:19 am

Từ những năm 1950 cho đến 1975, có một đoàn hát lừng lẫy cả nước mang tên Công ty Kim Chung. Đó thật sự là một đại bang cải lương bởi trong khi các đoàn khác chỉ có nhiều lắm là 2-3 ê-kíp, Kim Chung có tới 7 đoàn, vừa thường trực tại trung tâm Sài Gòn, vừa đi lưu diễn khắp nơi. Và chính nơi đây đã là bệ phóng cho biết bao nhiêu ngôi sao cải lương thuộc thế hệ vàng...
Bà bầu Kim Chung tiếp tôi trong căn phòng khách nhỏ lọt giữa một khu biệt thự rộng thênh thang xây theo kiểu xưa. Tôi cứ hình dung bà phải là người ăn to nói lớn, uy quyền. Ai ngờ, bà dáng nhỏ thó, e dè vì như bà nói lâu lắm rồi không tiếp khách lạ, trừ vài người bạn rất thân.
75 tuổi, hơi mệt mỏi vì tuổi tác, nhưng thoáng chốc bà đã trang điểm xong, lớp phấn son dịu nhẹ làm hiện lên đường nét của một cô đào chánh. Và lời ăn tiếng nói, nụ cười, cách ngồi của bà đều đúng vẻ thanh lịch của phụ nữ Hà thành ngày xưa. Vóc người thon thả, không phát phì lưu dấu một thời rực rỡ. Thật ngạc nhiên bởi từ trước tới nay chỉ nghe người ta nói về "bà bầu Kim Chung", có ngờ đâu đó cũng là cô đào chánh nổi tiếng của Hà Nội. Bà kể:
- Nhà tôi ở phố Hàng Bạc, gần nhà có rạp hát cải lương. Ông chú hay bồng tôi đi xem. Đến 10 tuổi thì tôi đòi đi học hát ở đoàn Đồng ấu Nhật Tân của ông bầu Tài Quang chuyên về hồ quảng. Bố mẹ tôi đâu có cho. Tôi giãy nảy, ăn vạ, thế là cũng được đi. 16 tuổi, tôi về làm đào chánh tại đoàn Tố Như, cũng là một đại bang của miền Bắc và đi hát luôn cho tới gần 1975.
Tôi quen nhà tôi, ông Trần Viết Long lúc tôi 16 tuổi, năm 21 tuổi mới cưới, sinh con rồi lập gánh luôn, lấy nghệ danh Kim Chung của tôi làm tên. Vào khoảng thập niên 1950, chiến tranh ác liệt, hai vợ chồng chèo chống vất vả trăm bề. Năm 1954, chúng tôi vào Sài Gòn lưu diễn như thường lệ, ai ngờ hiệp định Geneve ký kết chia đôi đất nước, họ hàng ở ngoài Bắc còn chúng tôi thì kẹt luôn trong Nam.
Bà bồi hồi nhớ lại cái thuở chân ướt chân ráo đem cải lương vô Nam, đóng tại rạp Alisto là rạp "bèo" nhất thành phố, ở ngay địa điểm đã sát nhập vào khuôn viên của khách sạn Sài Gòn New World. Bà có mời NSND Phùng Há đến diễn tăng cường vai Lữ Bố cho bà làm Điêu Thuyền. Má Bảy chân tình chỉ dạy: "Trong này, đoàn nào cũng chỉ hát một tuần rồi đổi chỗ, chớ không đóng đô như miền Bắc đâu".
Vậy mà cô đào Kim Chung lúc ấy đã đi ngược quy luật khi nhất quyết đóng đô với tuồng Sóng nhạc hương tình hát liền tù tì hai tháng rưỡi. Có nhiều khán giả đi xem đến 5-7 lần, thật lạ. Và cũng bởi Kim Chung phải tập hát tiếng Nam Bộ, coi như sự khổ luyện đã được đền bù. Sau này, khi phát triển công ty Kim Chung lên thành 7 đoàn, làm cả một bộ phim rất ăn khách là Kiếp hoa thì luôn luôn có một đoàn thường trực tại rạp Olympic nổi tiếng.
Kim Chung còn là nơi lăng-xê những đào kép từ lúc còn "thơ" như Minh Vương, Minh Phụng, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Minh Cảnh... Bà nói: "Minh Vương và Lệ Thủy đều về hát từ lúc 15 tuổi, chưa biết gì. Ông nhà tôi có đường lối đưa họ sáng lên. Mình chăm chút cho những nhân tài chưa ra đời thì khó hơn, vất vả hơn dùng người nổi danh sẵn, nhưng cũng có niềm vui khi thấy họ trưởng thành".
Tôi cắt ngang, sao bà hay nhắc "ông nhà" quá vậy, không lẽ bà không có vai trò? Bà lại cười: "Thì ổng giỏi kinh doanh, giỏi quản lý, chứ tôi chỉ mê diễn mà thôi. Có làm thì cũng chỉ phụ với ổng tí chút". Cái kiểu "phu xướng phụ tùy" sao rất... cổ điển! Ấy vậy mà tôi có cảm giác chính nó làm nên nét quyến rũ dịu dàng của cô đào Hà Nội.
Hỏi bà về những suy nghĩ đối với cải lương hôm nay, bà nhỏ nhẹ:
Tôi không dám nói. Mỗi thời mỗi khác cô à. Tôi nhớ ngày xưa tôi học nghề có 4 ông thầy, một ông dạy hát, một ông dạy diễn, một ông dạy múa (nay gọi là vũ đạo) và một ông dạy văn. Cứ tập tuồng chừng nửa tiếng hay một tiếng thì ngừng lại, để ông thầy dạy văn phân tích tâm lý nhân vật hoặc phân tích chữ nghĩa, tuồng tích, vì hồi ấy kịch bản có chữ nho nhiều lắm.
Đặc biệt, ông giảng về đạo đức nghệ sĩ, cứ luôn luôn nhắc nhở cách sống, cách làm nghề. Không biết bây giờ các bạn trẻ có học môn đó không, có được nhắc nhở thường xuyên không. Tôi lại thấy môn đó rất quan trọng.
Bà lại tiếc cho những tài năng trẻ hiện nay có quá ít đất để dụng võ. Nghệ sĩ phải được hát liên tục thì mới nhuần nhuyễn, thậm chí phải có người viết kịch bản "đo ni đóng giày" cho họ hát đúng sở trường. Và mối quan hệ giữa nghệ sĩ với nhà quản lý phải tế nhị nhưng vẫn phải tuân thủ pháp luật qua ký kết hợp đồng. Nói chung, làm bầu... khó hơn làm nghệ sĩ!
Bà lại mỉm cười: "Thôi thì mỗi người có một vai trò, nương vào nhau mà sống chết với cải lương. Nhưng cuối cùng tôi cũng chỉ mê hát, nếu có làm lại từ đầu thì cũng xin đi hát mà thôi!".
Khó khăn lắm bà mới tìm được những tấm ảnh của mình đang lưu lạc trong nhà của... bạn bè. Hầu như bà chẳng lưu giữ gì. Và rất an phận với hai người con trai từng đi du học, với những đứa cháu nội ngoan ngoãn. Gần như ở ẩn trong ngôi biệt thự yên tĩnh, bà không biết rằng bên ngoài trong lúc cải lương ngày càng khó khăn thì người ta vẫn nhắc về công ty Kim Chung như một huyền thoại !
Theo Thanh Niên
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 2 Tháng 11 17, 2008 11:16 pm

Nghe kể lại rằng hồi xưa cô Kim Chung cộng tác với gánh hát Tố Như, chỉ chuyên đóng vai chánh mặc dầu sân khấu Tố Như có một dàn đào hùng hậu như Bích Thuận, Khánh Hợi, Tường Vi, Lữ Nhàn, Túy Hoa. Cô luôn luôn đóng vai chánh mà toàn những vai sắc nước hương trời như vai mỹ nhân trong "Tam Hoàng Tử Tranh Hùng", vai Điêu Thuyền trong " Phụng Nghi Đình ", vai Tây Thi trong " Phạm Lãi Tây Thi ", vai Thôi Oanh Oanh trong "Tây Sương Ký'', vai Vương Thúy Kiều trong " Kim Vân Kiều, vai Mạnh Lệ Quân trong " Tái Sanh Duyên ".
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 2 Tháng 11 17, 2008 11:22 pm

Tui có tấm hình NS Kim Chung tắm biển với các NS: Tuý Định - Bích Hợp.
Và hình NS Kim Chung với bầu Long cùng với Minh Phụng - Hề Sa...đi Pháp :)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Chủ nhật Tháng 12 07, 2008 12:22 am

Trong giới làm bầu cải lương trước 1975, có lẻ công ty Kim Chung là nổi bậc nhất vì các lẽ: tập trung nhiều tài danh nhất, lăng xê đào kép trẻ thành công nhất, nhiều đoàn nhất
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Chủ nhật Tháng 12 14, 2008 1:22 am

Những ngôi sao có giọng ca vàng như Minh Cảnh, Minh Phụng, Mỹ Châu, Lệ Thủy... đều do đoàn Kim Chung phát hiện. Nhiều kịch bản của đoàn Kim Chung như Mùa thu trên Bạch Mã sơn, Máu nhuộm sân chùa... vẫn được nhiều khán giả yêu thích.
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi betam » Thứ 7 Tháng 1 03, 2009 9:58 am

ngocanh đã viết:Tui có tấm hình NS Kim Chung tắm biển với các NS: Tuý Định - Bích Hợp.
Và hình NS Kim Chung với bầu Long cùng với Minh Phụng - Hề Sa...đi Pháp :)

Post lên coi với OC ơi!! :)) :)) [vt:)]
Hình đại diện của thành viên
betam
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 409
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 6 25, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 3 Tháng 2 03, 2009 11:02 pm

Hình ảnh
Kim Xuân, Lan Phương, Ái Liên, Kim Chung (Thập niên 30)
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 2 Tháng 3 02, 2009 8:44 pm

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khuyenmap » Thứ 4 Tháng 3 04, 2009 4:24 am

KIM CHUNG:
Kim Chung hát nhạc và cải lương đều thành công.Cô thành công nhất bên tân nhạc là các ca khúc: Đoàn lữ nhạc của Đỗ Nhuận và Chiều vàng của Nguyễn Văn Khánh được thu vào dĩa nhựa. Sau đó dĩa Asia có thu bản: Học sinh hành khúc và Lòng mê Việt Nam của Lê Thương. Bản đầu cô hát chung với Lê Thương, bản sau cô đơn ca. Quả thật cái mỹ danh "tiếng chuông vàng thủ đô" quả không ngoa chút nào. Tiếng của cô trong như chuông, tuy vang lộng mà dịu ngọt ôn nhu, ngập tràn cái âm sắc nữ tính kiều mỵ. Kim Chung đóng chính trong phim “Kiếp hoa” với Trần Quang Tứ, Ngọc Toàn, Tuấn Sửu và Kim Xuân. Bên sân khấu cải lương, cô luôn luôn đóng vai chánh mà toàn những vai sắc nước hương trời như vai mỹ nhân trong tam hoàng tử tranh hôn, vai Điêu Thuyền trong Phụng Nghi Đình, vai Tây Thi trong Phạm Lãi Tây Thi, vai Thôi Oanh Oanh trong Tây Sương Ký, vai Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều, vai Mạnh Lệ Quân trong Tái Sanh Duyên, Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều….
Kim Chung vào nam sau năm 1954, gánh của cô trụ diễn tại rạp Aristo và Olympic
Hình đại diện của thành viên
khuyenmap
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6304
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 10 15, 2006 5:00 pm
Đến từ: London / England
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Trang kế tiếp

Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến24 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron