19:56 PDT Thứ ba, 28/05/2024
trang music

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 62608

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1768780

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 78803873

Trang nhất » Tin Tức » Những Vở Diễn Hay

Thêm một vở diễn hay về 'vụ án Lệ Chi viên'

Đăng lúc: Thứ tư - 08/05/2013 04:36 - Đã xem: 5684
Thêm một vở diễn hay về 'vụ án Lệ Chi viên'

Thêm một vở diễn hay về 'vụ án Lệ Chi viên'


Sang trọng, đẹp đẽ, thấm đẫm “chất cải lương” mà cũng không kém phần hiện đại là cảm nhận chung của khán giả khi đến với vở cải lương Đêm trước ngày hoàng đạo - tác phẩm dự thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu 2013 (22/4 đến 2/5) của ĐD Lê Trung Thảo (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang).
Tuy không đoạt giải thưởng nhưng đây thực sự là điểm son hiếm hoi của sân khấu cải lương TP.HCM nhiều năm qua.

Làm mới một câu chuyện… rất cũ

“Công đầu” phải thuộc về tác giả Võ Tử Uyên. Đã từng tạo dấu ấn qua các kịch bản chuyển thể đậm chất văn học gặt hái thành công ở các kỳ hội diễn (Bến nước Ngũ Bồ - 2009, Cơn hồng thủy - 2012) nhưng Đêm trước ngày hoàng đạo mới thực sự là bước ngoặt khẳng định bản lĩnh một ngòi bút trẻ thông minh và tinh tế. Xét rõ ra, đây khó là một kịch bản hấp dẫn khi hoàn toàn thiếu kịch tính mà cũng chẳng có câu chuyện. Đó chỉ là chuỗi suy tưởng của hoàng tử Lê Tư Thành về vụ án Lệ Chi viên với nhiều hoài nghi trong đêm trước ngày chính thức đăng cơ.

Trước thời khắc quyết định bước lên chiếc ngai vàng, ông hoàng trẻ khát khao tìm ra sự thật, trả lại sự trong sạch cho bậc khai quốc công thần. Giải oan cho Nguyễn Trãi không đơn thuần chỉ để trả ơn người từng cưu mang mẹ con mình mà trên hết là ý thức trách nhiệm của người sắp gánh vác vận mệnh quốc gia không cho phép ngài ngoảnh mặt trước bất công, thôi thúc ngài gột rửa vết nhơ cho tiền triều. 4 cuộc đối thoại đã diễn ra trong đêm: 2 trong đời thực và 2 trong tâm tưởng giúp vị tân vương giải tỏa khúc mắc, sẵn sàng cho trọng trách lớn lao.

Image
Nghệ sĩ Quỳnh Hương (Nguyễn Thị Anh) và Điền Trung (Nguyễn Trãi) trong vở cải lương Đêm trước ngày hoàng đạo. Ảnh: Ngân Anh.


Nếu việc chất vấn sử quan Ngô Sĩ Liên về nhiệm vụ người chép sử là bước dạo đầu khám phá bí mật rợn người chốn cung đình; cuộc trò chuyện với vương phi Ngọc Quyên về phẩm chất người làm vua củng cố quyết tâm bảo vệ lẽ phải; thì 2 cuộc gặp gỡ trong tâm tưởng cùng Thái hậu Nguyễn Thị Anh và bậc danh thần Nguyễn Trãi là bài học sâu sắc về trách nhiệm, về cái tài, cái tâm của người cầm quyền, về sự “tỉnh táo” trước sức hấp dẫn của quyền lực.

Xuất hiện xuyên suốt nhưng Lê Tư Thành chỉ đóng vai trò dẫn dắt, còn nhân vật “đắt” lại là Nguyễn Thị Anh và Nguyễn Trãi. Tác giả Võ Tử Uyên đã rất dụng công dựng nên diện mạo sinh động nhưng không hề khuôn sáo cho 2 nhân vật vốn rất dễ bị đóng khung. Không mang trái tim người mẹ đầy nhạy cảm phải bảo vệ quyền lợi cho con bằng mọi giá như Thần phi Nguyễn Thị Anh của Bí mật vườn Lệ Chi (tác giả: Hoàng Hữu Đản, NSƯT Thành Lộc) - vở kịch “kinh điển” của sân khấu IDECAF, Thái hậu Nguyễn Thị Anh của Đêm trước ngày hoàng đạo tham vọng hơn, sắc sảo hơn (cũng ý thức về “nữ quyền” hơn). Bà chủ động tham gia vào “vòng xoáy quyền lực” chốn cung đình khi chỉ có 2 lựa chọn: giẫm lên kẻ khác để vươn lên hoặc bị giẫm nát. Bi kịch của bà là nhận thức rất rõ nỗi đau khi đánh mất chính mình nhưng lại không thể nào dừng tay.

Nguyễn Trãi cũng không hiện lên như một “vị thánh tỏa chiếu hào quang” theo tưởng tượng áp đặt của người đời lên các bậc vĩ nhân (thường bắt gặp ở nhiều tác phẩm nghệ thuật) mà rất “người”: vẫn có sai lầm, vẫn biết đau, biết khóc trước nỗi oan nghiệt ngã. Chi tiết ông nhìn nhận kết cục thảm khốc của mình là hậu quả của sự: ngạo mạn, ngông cuồng, chỉ biết mình là bách tùng, không thèm để mắt đến những loài cỏ dại… thể hiện cái nhìn rất tinh tế của tác giả.

Diện mạo mới cho cải lương?

Không kịch tính, nhưng ngôn ngữ cải lương đã đặc biệt phát huy thế mạnh, sức quyến rũ với một mạch truyện đậm chất tự sự, trữ tình. Tuy nhiên, rất dễ rơi vào nhàm chán nếu chỉ mãi những đối thoại nặng nề tư tưởng. Kết hợp nhịp nhàng giữa xử lý ánh sáng và những màn múa hình thể hiện đại, ĐD Lê Trung Thảo đã mang đến cho vở diễn một màu sắc mới. Việc đưa múa đương đại vào một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống (dù rất cởi mở) như cải lương vẫn còn gây nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận nó đã đẩy nhanh đáng kể tiết tấu vở diễn đồng thời tạo được điểm nhấn kịch tính đưa vở diễn lên cao trào (cảnh trong mơ Lê Tư Thành đối mặt với Thái hậu Nguyễn Thị Anh và “tập đoàn” công thần từng nhúng tay vào vụ án Lệ Chi viên, khung cảnh pháp trường hỗn loạn với những tiếng vọng lịch sử về nỗi oan ngàn đời…).

Một điểm cộng nữa là khả năng nhập vai của dàn diễn viên trẻ trung và giỏi nghề. Quỳnh Hương - cô đào chuyên trị vai bà hoàng và… bà già, một trong những tài năng cải lương nổi bật nhất hiện nay - với nét diễn sang trọng, linh hoạt hoàn toàn lôi cuốn khán giả vào mạch cảm xúc đầy biến hóa của một Nguyễn Thị Anh tham vọng, thủ đoạn nhưng chất chứa nhiều nỗi niềm. Đây không phải là lần đầu Điền Trung đảm nhận vai lão nhưng Nguyễn Trãi chắc chắn là vai diễn thử thách nhất và cũng hay nhất của anh từ trước đến nay. Chất giọng trầm ấm, phong thái đĩnh đạc, Điền Trung đã làm nên một Nguyễn Trãi rất riêng: bậc anh hùng giữa đời thường. Gương mặt sáng sân khấu và giọng ca sang sảng, truyền cảm, nhân vật Lê Tư Thành có vẻ khá “nhẹ nhàng” với một nghệ sĩ đầy nội lực như Lê Tứ…

Sinh sau đẻ muộn mà những tác phẩm cùng đề tài đi trước đã tỏa bóng quá lớn (nổi bật nhất là “bộ đôi” Bí mật vườn Lệ Chi và Vua thánh triều Lê của sân khấu IDECAF) dĩ nhiên không tránh khỏi những xét nét so sánh nhưng với những phản hồi tích cực từ khán giả, giới chuyên môn lẫn truyền thông thời gian qua thì Đêm trước ngày hoàng đạo hoàn toàn có thể tự tin xếp vào hàng những tác phẩm đáng xem nhất của sân khấu TP.HCM vài năm trở lại đây. Vở diễn sẽ tiếp tục đến với công chúng qua các suất hát định kỳ của nhóm Thắp sáng niềm tin (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang) tại rạp Thủ Đô vào ngày thứ Bảy tuần cuối cùng của tháng.

Trong 20 tác phẩm dự thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu 2013, chỉ có 4 vở cải lươnglà: Biển và bờ của ĐD - NSƯT Lịch Sử, Đêm trước ngày hoàng đạo - ĐD Trung Thảo, Trái tim trong trắng - ĐD Quốc Kiệt, Gió hoàng cung - ĐD Ngọc Thức, tất cả đều thể hiện những tìm tòi để cải lương mới mẻ, hấp dẫn hơn. NSƯT Lịch Sử (Đoàn Cải lương Hương Tràm - Cà Mau) với bản dựng chỉn chu và “rất cải lương” cho Biển và bờ - chuyển thể từ kịch bản Tội ác quyền lực (tác giả: Nguyễn Đăng Chương), giúp Kịch Sài Gòn đoạt huy chương vàng Hội diễn Kịch nói chuyên nghiệp 2012 (Huế) - đã xuất sắc đoạt giải Bạc. Khác nhiều vở cải lương chuyển thể đã trở thành “kịch nói đâm bài ca”, Biển và bờ vẫn giữ được tinh thần kịch bản gốc qua mạch kịch nhanh, nhiều cao trào, lời thoại chắc gọn, sắc bén. Đồng thời chất trữ tình, dạt dào xúc cảm phải có của nghệ thuật cải lương vẫn đong đầy qua những bài bản, giao đãi, tình huống phát triển tình cảm của nhân vật… được đưa vào rất hợp lý. Với cách dàn dựng đơn giản mà gợi tả cùng sự thăng hoa của dàn diễn viên đầy nội lực, Biển và bờ xứng đáng là một vở cải lương chuẩn mực hiện nay.

NINH LỘC
Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: Thể thao & Văn hóa
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ cải lương Minh Cảnh hé lộ cuộc sống tuổi xế chiều tại Mỹ Đăng Bách Đăng Bách

Nghệ sĩ Minh Cảnh gây bất ngờ khi xuất hiện với vóc dáng phong độ ở tuổi U.90. Ông vẫn thỉnh thoảng đi hát, sống cuộc sống bình yên ở xứ cờ hoa.

 

Vũ Luân: 2 lần định kết hôn bất thành và cuộc sống độc thân tuổi 51

NSƯT Vũ Luân có những trải lòng về chặng hành trình làm nghề, đồng thời tiết lộ về cuộc sống độc thân hiện tại.

 

NSND Lệ Thủy ôn lại thuở 'ăn quán ngủ đình' với Phượng Liên

NSND Lệ Thủy xúc động hội ngộ nghệ sĩ Phượng Liên tại Mỹ. Cả hai ôn lại kỷ niệm thời chập chững vào nghề với nhiều gian khó.

 

Nghệ sĩ Kiều Phượng Loan sửng sốt xem lại hình ảnh của mình cách đây 35 năm

Kiều Phượng Loan là một ngôi sao sáng trên cả hai lãnh vực kịch nói và cải lương, được khán giả yêu mến bởi tài năng thể hiện nhiều thân phận phụ nữ chịu nhiều ngang trái.

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ Minh Cảnh năm nay 86 tuổi, sự nghiệp phát triển trong thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương, cùng với “thế hệ vàng” như Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Nga, Thanh Sang, Phượng Liên, Mỹ Châu, Lệ Thủy, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Minh Vương, Minh Phụng…

 

Nghệ sĩ Minh Cảnh lần đầu làm live show ở Việt Nam

Nghệ sĩ được mệnh danh là "Hoàng đế Vọng cổ" vì giọng hát tuyệt đẹp thuộc hàng "danh ca", và nổi tiếng với hàng trăm vở cải lương cho đến nay vẫn rung động lòng người...

 

Hãy để cố NSƯT Vũ Linh được yên nghỉ

Sau hơn 100 ngày mất, những lùm xùm chung quanh việc tranh chấp nhà, đất để lại của cố NSƯT Vũ Linh đã khiến dư luận trong và ngoài giới sân khấu bức xúc.

 

Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM tuyển sinh diễn viên cải lương

Sau 4 năm gián đoạn, năm học 2023-2024, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM chính thức tuyển sinh cao đẳng chính quy ngành diễn viên sân khấu kịch hát (diễn viên cải lương).

 

Nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

Ngày nào cũng có clip mới, ngắn dài khác nhau, ngày nảo cũng có đề tài mới, có phải nam nghệ sĩ Thanh Điền đã trở thành youtuber chuyên nghiệp?

 

'Thần đồng cải lương' Linh Tý: Tôi chưa làm điều gì khiến ba Linh Tâm mất mặt

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, diễn viên Linh Tý có nhiều thuận lợi khi phát triển nghề. Song anh thừa nhận cũng đối diện với nhiều áp lực vì là 'con nhà nòi'.

 

Tòa án thụ lý vụ kiện tranh chấp tài sản của nghệ sĩ Vũ Linh

Theo nguồn tin của Thanh Niên, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đang thụ lý vụ kiện tranh chấp thừa kế đối với tài sản của ông Võ Văn Ngoan (cố NSƯT Vũ Linh).

 

Kim Tử Long: Tôi không yêu cầu Trinh Trinh phải là người vợ hoàn hảo

NSƯT Kim Tử Long đảm nhận vai trò MC trong chương trình Ký ức ngọt ngào. Nam nghệ sĩ có dịp trải lòng về cuộc hôn nhân với huấn luyện viên Tài danh tân cổ.

 

NSND Lệ Thủy "kể xấu" NSND Thoại Miêu trong ngày sinh nhật

Luôn là đôi nghệ sĩ thân thiết, ngay trong lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng" do báo Người Lao Động trao năm ngoái, bên cạnh NSND Lệ Thủy lúc nào cũng có NSND Thoại Miêu.

 

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…