Bức
hình
của
nữ
nghệ
sĩ
Thanh
Nga
có
trên
bìa
quyển
“100
Năm
Cải
Lương
Việt
Nam.”
(Hình:
Bộ
sưu
tập
của
Ngành
Mai)
Nghệ
thuật
sân
khấu
cải
lương
từ
buổi
hình
thành,
tính
đến
nay
đã
100
năm
với
bao
nhiêu
thăng
trầm,
biến
chuyển.
Trong
quá
trình
hoạt
động
đã
diễn
ra
hằng
bao
sự
kiện,
đã
xảy
ra
không
biết
bao
nhiêu
là
câu
chuyện
liên
hệ
từ
sân
khấu
đến
hậu
trường,
liên
quan
đến
nghệ
thuật,
đến
con
người
làm
nghệ
thuật.
Thế
nhưng,
cho
tới
bây
giờ
người
ta
chưa
thấy
cuốn
sách
nào
nói
về
sự
ra
đời
cùng
diễn
tiến
của
hoạt
động
cải
lương
một
cách
tương
đối
rõ
ràng.
Ngoại
trừ
cuốn
“50
Năm
Mê
Hát”
của
nhà
khảo
cổ
Vương
Hồng
Sển
được
in
ấn
cách
đây
gần
nửa
thế
kỷ,
xuất
bản
năm
Mậu
Thân
(1968),
với
hình
thức
“hồi
ký”
ghi
lại
những
sự
kiện
có
liên
hệ
đến
“cuộc
đời
mê
hát”
của
ông.
Cụ
Vương
mê
hát
đến
đỗi
từ
Sóc
Trăng
lên
Sài
Gòn,
nhà
trọ
ở
đường
Bonard
gần
chợ
Bến
Thành
mà
đi
bộ
vô
tới
Chợ
Lớn
coi
hát,
hoặc
có
lúc
thì
cũng
đi
bộ
vô
Bà
Chiểu,
Gia
Ðịnh
coi
cải
lương.
Với
cuốn
hồi
ký
50
năm
mê
hát
ấy,
ông
“nhớ
gì
viết
nấy,
nghe
sao
ghi
vậy”
chớ
không
có
tính
cách
sưu
tầm
sâu
rộng
về
lịch
sử
cải
lương,
thành
thử
ra
có
những
sự
kiện,
cụ
Vương
đã
viết
không
chính
xác,
chẳng
hạn
như
khi
nói
về
soạn
giả
Trần
Hữu
Trang
-
Tư
Trang,
soạn
giả
vở
hát
Lan
và
Ðiệp,
Ðời
Cô
Lựu,...
soạn
giả
Tư
Trang
qua
đời
tại
vùng
biên
giới
Việt-Miên,
thì
ông
lại
ghi
là
mất
ở
miền
Bắc.
Và
điều
này
chính
ông
cũng
nhìn
nhận
bằng
mấy
dòng
chữ:
“Và
cũng
không
thấy
ai
chịu
viết
nên
tôi
đánh
bạo
vọc
vạch
mấy
hàng,
không
dè
đếm
được
trên
trăm
trang,
trong
ấy
biết
bao
là
sai
lạc
vì
có
khi
chỉ
nghe
lóm...”
Ông
nói
đúng,
không
ai
chịu
viết
nên
ông
đánh
bạo
vọc
vạch
mấy
hàng,
và
nghe
lóm
thì
đâu
chính
xác.
Tóm
lại
là
cuốn
“50
Năm
Mê
Hát”
của
cụ
Vương
Hồng
Sển
cũng
cho
người
ta
biết
được
một
số
sự
kiện
trong
hoạt
động
cải
lương
của
thời
xa
xưa,
nhưng
thu
hẹp
trong
phạm
vi
nghệ
thuật
được
thể
hiện
quanh
ông
mà
thôi,
trong
tầm
mắt
của
một
người
mê
hát
như
tựa
đề
cuốn
sách
vậy.
Và
cũng
kể
từ
ngày
cuốn
sách
“50
Năm
Mê
Hát”
của
cụ
Vương
Hồng
Sển
ra
đời
đã
gần
nửa
thế
kỷ
nay,
mà
cũng
chưa
thấy
ai
viết
cuốn
nào
khác,
dù
rằng
cải
lương
vẫn
tiếp
tục
hoạt
động.
Tại
sao
vậy?
Do
đâu
mà
người
ta
không
viết?
Theo
tôi
thì
do
bởi
cải
lương
không
phải
chỉ
hoạt
động
hạn
hẹp
ở
một
vài
nơi
nào
đó,
mà
môn
nghệ
thuật
này
sau
khi
hình
thành
ở
miền
Nam
Kỳ
Lục
Tỉnh
đã
tỏa
rộng
đi
khắp
3
miền
đất
nước.
Cải
lương
không
dừng
lại
ở
trong
nước,
mà
đã
theo
chân
người
Việt
đi
Miên
đi
Lèo
phục
vụ
đồng
bào
xa
xứ.
Tiếp
đó
thì
đi
Pháp
cùng
các
nước
Âu
Châu,
và
từ
năm
1975
thì
cải
lương
hiện
diện
ở
Hoa
Kỳ.
Do
cải
lương
hoạt
động
cùng
khắp,
cái
khó
khăn
của
vấn
đề
là
làm
thế
nào
tập
trung
hằng
bao
sự
kiện
diễn
ra
ở
mọi
nơi
để
đưa
vào
một
bộ
sách.
Công
việc
ấy
đòi
hỏi
người
thực
hiện
phải
liên
tục
sưu
tầm
suốt
thời
gian
dài,
nếu
không
muốn
nói
là
suốt
một
đời
người
bỏ
công
tìm
tòi
và
ghi
lại.
Thời
gian
qua
nhiều
vị
thức
giả,
độc
giả
bốn
phương
của
nhâỳt
báo
Người
Việt,
đã
khuyến
kích
tôi
nên
sớm
hoàn
thành
quyển
sách
nói
về
cải
lương.
Bởi
theo
như
quí
vị
thì
những
bài
viết
về
cải
lương,
được
đăng
hàng
tuần
trên
tờ
báo
Người
Việt,
rất
có
giá
trị
về
mặt
văn
hóa
mà
kho
tàng
văn
học
nghệ
thuật
nước
nhà
không
thể
bỏ
sót.
Riêng
tôi,
Ngành
Mai
tác
giả
quyển
“100
Năm
Cải
Lương
Việt
Nam”
thì
do
hoàn
cảnh
cuộc
sống
đã
vô
tình
giúp
tôi
có
được
cơ
hội,
cùng
điều
kiện
thuận
lợi
để
tìm
hiểu.
Và
cũng
do
yêu
thích
môn
nghệ
thuật
đặc
thù
này
nên
đã
lưu
giữ
được
rất
nhiều
chứng
liệu,
hình
ảnh
về
cải
lương.
Trong
nhiều
thập
niên
theo
dõi
hoạt
động
cải
lương,
tôi
đã
thu
thập
khá
nhiều
sự
kiện,
đồng
thời
với
sự
khuyến
khích
của
nhiều
người,
do
đó
là
động
lực
cho
tôi
thực
hiện
bộ
sách
“100
Năm
Cải
Lương
Việt
Nam.”
Để
mua
sách,
độc
giả
có
thể
vào
website:
http://www.amazon.com/s?me=A1G8G7L4YCUJX2&rd=1
Ý kiến bạn đọc