Cần giải pháp mang tầm chiến lược

CLT

CLT

Bàn về vấn đề giải pháp, GS nhạc sĩ Ca Lê Thuần – Chủ tịch Liên hiệp các hội văn hội nghệ thuật TPHCM đã phân tích tại Hội thảo khoa học “Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật hiên nay”, theo ông vấn đề cần nhất hiện nay là tạo niềm tin cho đội ngũ sáng tác văn học nghệ thuật.
 Văn nghệ sĩ phải thật sự có niềm tin và nói lên sự thật thông qua tác phẩm. “Buộc văn học nghệ thuật gánh vác trọng trách chấn hưng đạo đức của toàn xã hội, có nhiều bộ phận không đồng tình, vì ngày nay họ cho rằng văn học nghệ thuật đơn thuần là giải trí, thế thì đưa văn học nghệ thuât vào quỹ đạo chung trong môt xã hội đang hội nhập rất cần xác định chuẩn mực. Chiến lược ở đây chính là phương thức đưa văn học nghệ thuât đến quỹ đạo đó. Và văn nghệ sĩ khi đã có niềm tin, có động lực thì sẽ sáng tác theo chuẩn mực đạo đức thông qua từng tác phẩm.

Giải pháp mang tính đồng bộ và xuất phát từ mỗi văn nghệ sĩ đối với công việc, có trách nhiệm với cơ sở nơi mình đang công tác chính là hiệu quả tiên liệu. NSND Phạm Thị Thành không ngại chia sẻ: “Trước khi đến với Hội thảo này, tôi và một số cán bộ của Cục nghệ thuât biểu diễn Bộ VHTT và DL đã đến ba tỉnh miền Trung: Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định đế tiếp tục xúc tiến việc đưa chèo, tuồng vào học đường. Vấn đề đạo đức xã hội nằm ở những vốn quý của nghệ thuật dân tộc. Do vậy, giải pháp cụ thể nhất và mang tầm chiến lược nhất hiện nay để đẩy lúi sự xuống cấp đạo đức trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ, chính là giáo dục thẩm mỹ thông qua những tác phẩm sân khấu. những tuồng tích, kịch bản chèo, câu chuyện cải lương, bài bản ĐCTT Nam Bộ đều tôn vinh những giá trị đạo đức, thuần phong, mỹ tục của người Việt. Tâm hồn các em học sinh từ tiểu học cho đến trước khi vào đại học, các em được tiếp cận với văn hóa nghệ thuật dân tộc, tức sẽ biết nâng niu, hướng tâm hồn đến chân thiên mỹ. Như vậy trong từng công việc cụ thể và mạnh dạn có đề xuất, như chúng tôi đã từng làm, thì mỗi văn nghệ sĩ hãy biết mình đang đứng trước một hố sâu, mà nếu không bình tĩnh, thì sẽ ngã nhào xuống, rồi kéo theo cả môt thế hệ.

TIỂU BAN NGHÊ THUÂT CÓ NHIỀU TRĂN TRỞ

Hội thảo chia làm hai tiểu ban để các đại biểu thảo luận. nhìn chung 40 ý kiến của tiểu ban nghệ thuật đã cho thấy có nhiều trăn trở. Các nghê sĩ, đạo diễn, nhà nghiên cứu đã phát biểu chung quanh buổi thảo luận từ những góc độ tiếp cận khác nhau đã làm sáng tỏ hơn chủ đề của hội thảo. Qua đó những kiến nghị cấp bách đã phần nào nhận được sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu, các văn nghê sĩ có tâm huyết. “Cần có hành lang pháp lý để ngăn chặn những biểu hiện cổ xúy cho những sáng tác dung tục, phá hoại đạo đức, truyền thống của dân tộc. Chúng ta nặng về việc dạy chữ mà quên đi trách nhiệm dạy làm người. Chiến lược ưu tiên hàng đầu giữa văn học nghệ thuật chính là liên kết với giáo dục. Văn nghệ sĩ không vô cảm mà cần sự đồng hành của ngành giáo dục để có sự dấn thân trong sáng tác. Bởi quyền lực lớn nhất chính là lương tâm và văn nghệ sĩ trước khi muốn nổi danh thì phải là một công dân, mà công dân thì phải tuân thủ pháp luật. Việc để tràn lan những bài hát trước 1975 được tái bản. là một cách làm thiếu sự thẩm định, đó chính là vấn đề đạo đức, phản bội lại sự nằm xuống của những chiến sĩ cách mạng đã đổ xương máu bảo vê độc lập dân tộc” – nhạc sị Trần Xuân Tiến - Ủy viên BCH Liên hiệp các Hội VHNT TPHCM đã chia sẻ.

Nâng tầm chiến lược cho công tác chấn chỉnh đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà trong giai đoạn hiện nay, GS Hoàng Chương nhấn mạnh đến một yếu tốp bất biến: “xưa nay trong môi trường sư phạm có câu “tiên học lễ, hậu học văn”, bây giờ vấn đề cấp bách chính là đừng để biểu ngữ này bị xem là hình thức. Có 4 thành tố tác động đến hành vi đạo đức của con người trong xã hội, đó là pháp luật, dư luận, phong tục tập quán và biển tượng của văn hóa tâm linh. Chấn hưng đạo đức xã hội thì phải củng cố 4 thành tố này. Lung lay một trong bốn sẽ mất nền văn hóa và vấn đề đạo đức xã hội sẽ tiếp tục suy thoái”. GS Hoàng Chương cũng như NSND Phạm Thị Thánh vẫn tiếp tục đưa tuồng chèo đến với giới trẻ. Nếu NSND Phạm Thị Thành đưa văn hóa nghệ thuật dân tộc đến học đường, thì GS Hoàng Chương đưa các đoàn nghệ sĩ ra nước ngoài biểu diễn, giới thiệu với giới tr3 sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, “một bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng người Việt” – ông nhấn mạnh, để họ giữ gìn đạo đức, phẩm giá của người Việt thông qua việc thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật mà ông cha gìn giữ.

NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP THIẾT

Ba giải pháp mang tính trọng tâm mà theo NSND Kim Cương, “cần nên xác định cho đúng: Văn học nghệ thuật phải gieo niềm tin tốt đẹp; hướng con người đến với chân thiện mỹ; nâng cao đời sống dân trí. Đã đến lúc các tổ chức chính trị phải vào cuộc, không thể bắt văn nghệ sĩ chúng tôi tự hô hào, tự động viên nhau. Vai tro của pháp lý thông qua các hội chuyên ngành rất quan trọng. Ai làm tốt khen thưởng đúng lúc, ai làm sai, điều chỉnh, thậm chí xử thật nghiêm, đó là vấn đề quan trọng nhất đòi hỏi cấp quản lý, người đứng đầu những cơ quan hành pháp phải làm gương” – bà chia sẻ. Tuy nhiên, những kiến nghị sau hội thảo sẽ là con suối cứ ầm ỉ chảy mà không tới đích, nếu những vấn đề đó không xuất phát từ ý thức sáng tạo và khắc họa hình tượng con người bằng tâm hồn hướng thiện. “Chúng ta hãy bình tĩnh chứ không mang tâm trạng lo âu, để chỉ biết châm châm khắc họa mặt trái suy đồi đạo đức, lối sống bằng cách sáng tác những vở diễn vùi dập, căm ghét, mà phải tuân thủ theo giải pháp mang tính chiến lược cấp quốc gia với ba điểm chính: đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ; điều tiết hoài hòa việc phân bổ chính sách, chế độ khen thưởng giữa đơn vị quốc doanh và xã hội hóa; đổi mới phương thức lãnh đạo” – GS nhạc sĩ Ca Lê Thuần đã nói.

Lý giải thêm về chiến lược này, tiến sĩ Lê Thị Thanh Tâm (Viện nghiên cứu phát triển văn hóa – xã hội) nói: “Công tác chăm lo đời sống văn nghệ sĩ đã được làm rấ tốt trong niều năm qua. Tuy nhiên phải có chế độ, chính sách ưu đãi để hưởng các tác phẩm đến với việc góp phần thay đổi nhận thức, lối sống đạo đức trong cộng đồng. Khen phạt phải phân minh. Ngân sách cấp cho các đơn vị nghệ thuật quốc doanh cần phải xem lại, nếu làm không được việc thì ngưng, để giao kinh phí cho các đơn vị xã hội hóa làm. Không ai bỏ tiền túi làm tác phẩm để chờ được vinh danh, mà họ cần có kinh phí để làm tác phẩm quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam trở nên thân thiện với bạn bè thế giới thông qua văn hóa nghệ thuật và chuẩn mực đạo đức”.
Như Mai

Nguồn tin: khangbang theo BSK - CLVNCOM