Thông điệp ngày sân khấu thế giới 2017 được viết bởi Isabelle Huppert

Isabelle HUPPERT

Isabelle HUPPERT

Vậy là lại một lần nữa, chúng ta lại bên nhau vào Mùa Xuân, 55 năm kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên để cùng tổ chức Ngày sân khấu thế giới. Chỉ một ngày, 24 tiếng đồng hồ cùng cống hiến để tổ chức kỷ niệm nghệ thuật sân khấu vòng quanh thế giới.

 

Và giờ đây, chúng ta đang cùng hội tụ ở Paris, thành phố đầu tiên trên thế giới là nơi hội tụ của các đoàn nghệ thuật sân khấu quốc tế để tổ chức lễ kỷ niệm nghệ thuật sân khấu.


Isabelle HUPPERT là một diễn viên sân khấu và điện ảnh Pháp
(Nguồn 
www.world-theatre-day.org)
 
Paris là thành phố phù hợp nhất để tôn vinh nền nghệ thuật sân khấu truyền thống thế giới trọn trong một ngày; từ nơi đây, thủ đô của nước Pháp, chúng ta có thể chu du tới Nhật Bản xa xôi thông qua việc khám phá nghệ thuật sân khấu Noh và Bunraku, ở nơi đây mà chúng ta có thể thả hồn khám phá sự đa dạng, độc đáo của kinh kịch và Kathakali; sân khấu tạo điều kiện cho chúng ta chu du giữa các miền đất Hy Lạp và Scangdinavi, cùng tìm hiểu về Aeschylus và Ibsen, Sophocles và Strindberg; Ngày hội sân khấu dẫn dắt chúng ta đi từ nước Anh sang nước Ý  khi chúng ta có cơ hội tìm hiểu về Sarah Kane và Prinadello. Trong vòng 24 giờ đồng hồ này, chúng ta có thể tham gia hành trình khám phá từ nước Pháp tới nước Nga, từ Racine và Moliere tới Chekhov; thậm chí, chúng ta có thể vượt qua Đại Tây Dương như một nguồn cảm hứng bất tận để tham gia vào một phong trào sáng tác ở California, tạo điều kiện cho những người làm sân khấu trẻ tái sáng tạo và ghi danh trong nền nghệ thuật sân khấu. 
 
Thực sự, nghệ thuật sân khấu luôn có sức sống mãnh liệt, vượt mọi thời gian và không gian; hầu hết những tác phẩm đương đại thành công là nhờ những thành tựu sân khấu của nhiều thế kỷ khác, và thậm chí những tác phẩm kinh điển truyền thống lâu đời của một nhà hát có thể trở nên hiện đại hơn và sức sống của tác phẩm được bồi đắp qua mỗi lần biểu diễn. Tác phẩm sân khấu luôn luôn được tái sinh từ đống tro tàn của chính nó, bỏ đi những cái cũ kỹ trước đó và vực lên trong một hình hài hoàn toàn mới, đó chính là cách để một tác phẩm sân khấu duy trì sức sống.
 
Vì thế, ngày Sân khấu thế giới rõ ràng không phải là một ngày bình thường như bao ngày bình thường khác. Ngày đặc biệt đó cho phép chúng ta tiếp cận sự nối tiếp của thời gian- không gian vô tận trong chớp nhoáng như ánh sáng kỳ diệu phát ra từ khẩu thần công. Cho phép bản thân tôi tìm hiểu về nền nghệ thuật này, cho phép tôi được trích dẫn lời của một nhà soạn kịch nổi tiếng lỗi lạc người Pháp, Jean Tardieu: Khi suy nghĩ về không gian, Tardieu nói thật nhạy cảm khi đặt vấn đề “Con đường nào là con đường dài nhất để đi từ nơi này đến nơi kia?”…Về thời gian, ông gợi ý cách đo lường “ta mất một phần mười của giây để phát âm từ “eternity”- “mãi mãi, bất tận”….Tuy nhiên, cho không gian-thời gian, ông nói: “trước khi ngủ, hãy để mắt của bạn nhìn cố định tại 2 điểm ở không gian, và hãy đếm thời gian để làm việc đó, trong một giấc mơ, hãy đếm thời gian đi từ giấc mơ này tới giấc mơ khác.” Phạm trù giấc mơ luôn là phạm trù bế tắc đối với bản thân tôi. Dường như Tardieu và Bob Wilson cùng chung quan điểm. Chúng ta cũng có thể tóm gọn sự đồng nhất mang tính chất vật lý của ngày sân khấu thế giới thể hiện ở việc trích dẫn những câu từ của Samuel Beckett, người khiến nhân vật Ưinnie phải thốt lên, “Ồ chắc hẳn đó sẽ là một ngày tươi đẹp làm sao!”. Khi nghĩ về thông điệp này, tôi cảm thấy thật vinh dự khi được yêu cầu viết thông điệp cho ngày đặc biệt này, tôi nhớ tất cả những giấc mơ của tất cả những cảnh này. Như vậy, sẽ không công bằng khi nói rằng tôi đã không đến khán phòng UNESCO này một mình; mọi nhân vật tôi từng hóa thân đang ở đây với tôi, dường như các vai diễn biến mất khi tấm màn sân khấu được kéo xuống, nhưng chính những con người đó đã tạo ra cuộc sống bên trong tâm hồn tôi, đang chờ đợi để hỗ trợ hoặc phá hủy những vai diễn tiếp theo; Phaedra, Araminte, Orlando, Hedda Gabbler, Medea, Merteuil, Blanche DuBois….Và chính họ cũng là người luôn sát cánh bên tôi khi tôi đứng trước các quý vị ngày hôm nay là những nhân vật mà tôi luôn yêu quý, ngưỡng mộ, họ trong vai những khán giả. Và vì vậy, tôi thuộc về thế giới này. Tôi là người Hy lạp, người Châu Phi,  Người Syria, người Veneti, người Nga, người Brazil, người Ba Tư, người La Mã, người Argentina, người Nga, người Brazil, người Nhật, người New  York, Đức, Úc, Anh - một công dân thực sự của thế giới này, bằng những hình tượng cá nhân tồn tại trong bản thân tôi. Và ngày hôm nay có mặt tại đây, trên sân khấu này, trong nhà hát này, chúng ta đã tìm thấy một sự toàn cầu hóa thực thụ cho nền nghệ thuật sân khấu. 
 
Vào ngày Sân khấu thế giới năm 1964, Laurence Olivier tuyên bố rằng, sau hơn một thế kỷ đấu tranh, một nền Sân khấu Quốc gia đã được tạo ra ở Hợp chủng Anh, và ngay lập tức về mặt hình thức, ông muốn quy nó thành một nền sân khấu mang đậm tính quốc tế, ít nhất là trên phương diện vốn tiết mục. Ông đã biết chắc chắn rằng Shakespear thuộc về nền nghệ thuật sân khấu thế giới. Trong quá trình nghiên cứu để viết ra thông điệp này, tôi rất vui mừng được biết rằng thông điệp của ngày sân khấu thế giới đầu tiên năm 1962 do Jean Cocteau viết, một ứng cử viên phù hợp với vai trò này nhờ ông là tác giả của cuốn sách “80 ngày vòng quanh thế giới”. Điều này giúp tôi nhận ra rằng tôi đã được chu du vòng quanh thế giới theo một cách rất khác biệt. Tôi đã thực hiện chuyến chu du đó thông qua 80 vở diễn hay 80 bộ phim. Tôi cộng cả những bộ phim vào đây bởi tôi không phân biệt rạch ròi giữa những vai diễn trên sân khấu với những vai diễn tôi đảm nhận trong các bộ phim, vì chính điều đó luôn làm tôi bất ngờ mỗi khi nói về điều đó, nhưng đó là sự thật, đó là cách thức mà nó tồn tại, tôi không thấy sự khác nhau giữa hai lĩnh vực này. Khi đang nói ở nơi đây, tôi không còn là tôi, tôi không cpòn là một diễn viên, tôi chỉ là một trong số rất nhiều người mà sân khấu sử dụng như là mạch nguồn của sự sống, và nghĩa vụ của tôi là lĩnh hội điều này, hay nói cách khác, chúng ta không làm cho nghệ thuật sân khấu tồn tại, mà nhờ có nghệ thuật sân khấu mà chúng ta tồn tại. Nghệ thuật sân khấu có sức mạnh vô thường. Nó có thể làm mọi thứ hồi sinh, nó có thể ngăn chặn chiến tranh, xoa dịu những nỗi đau…
 
Đủ để có thể nói rằng “Nghệ thuật sân khấu giống một miền đất hoang sơ của thời trung cổ”- Tất cả những gì sân khấu cần là diễn viên? Họ sẽ làm gì? Họ sẽ nói gì? Họ sẽ phát ngôn phải không? Công chúng mong đợi, và chắc chắn một điều, không có công chúng thì sẽ không có nghệ thuật sân khấu - xin đừng bao giờ lãng quên điều đó. Một người đơn lẻ chỉ là một khán giả. Nhưng hãy hi vọng chúng ta không có nhiều ghế trống trong nhà hát! Những tác phẩm của Ionesco là những tác phẩm tròn đầy, và ông thể hiện sự dũng cảm nghệ thuật một cách thẳng thắn và thật đẹp đẽ bằng một hình ảnh giàu cảm xúc cuối các vở diễn, hình ảnh một người phụ nữ dũng cảm nói “Vâng, vâng, một cái chết trong huy hoàng”. Hãy chết đi để bước vào một huyền thoại mới….ít nhất, chúng ta vẫn giữ được những con phố của chúng ta…”. 
 
Ngày Sân khấu thế giới đã tồn tại được 55 năm đến nay. Trong suốt 55 năm, tôi là người phụ nữ thứ 8 vinh hạnh được mời truyền tải một thông điệp- nếu các bạn có thể gọi đây là một thông điệp thì nó chính là một thông điệp. Những vị tiền bối của tôi(ồ, những vị tiền nhiệm là đàn ông) đã nói về nghệ thuật sân hấu của sự tưởng tượng, sự tự do, và nguồn gốc xuất thân của cái đẹp, sự đa dạng văn hóa và nêu nên những vấn đề còn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Năm 2013, mới chỉ 4 năm về trước, Dario Fo nói: “Giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề khủng hoảng nằm ở hi vọng vào một cuộc đại cách mạng chống lại chính chúng ta, đặc biệt là chống lại những người trẻ mong muốn học hỏi về nghệ thuật sân khấu, do vậy, một cộng đồng gồm những diễn viên với tư tưởng cực đoan trỗi dậy, chắc chẵn những người đó sẽ khai thác được những lợi ích không thể tưởng tượng nổi thông qua việc tìm ra lối thể hiện mới.” Những lợi ích không thể tưởng tượng nổi- nghe có vẻ giống với một công thức tốt đẹp, đáng được coi là thành phần của hùng biện chính trị, quý vị có nghĩ như vậy không? 
 
Khi tôi ở Paris ngay trước khi cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức, tôi cũng muốn nhắn nhủ tới những người sẽ lãnh đạo đất nước chúng tôi nên nắm bắt được những lợi ích vô hình mà nghệ thuật sân khấu mang lại. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh, không có bạo lực, không có khủng bố! Sân khấu là thứ mà tôi thể hiện với người khác, đó là một cuộc đối thoại, không tồn tại sự thù địch. “Tình hữu nghị giữa con người”- giờ đây, tôi không biết nhiều lắm về ý nghĩa của điều đó, nhưng tôi tin ở cộng đồng, ở tình hữu nghị giữa các khán giả và diễn viên, và sự thống nhất vô tận giữa những con người do sân khấu mang lại gần nhau- những phiên dịch viên, những người đào tạo, người thiết kế trang phục, nghệ sỹ thiết kế sân khấu, các học giả, các nhà phê bình và khán giả. Nghệ thuật sân khấu bảo vệ chúng ta; che chở chúng ta….tôi tin sân khấu yêu chúng ta nhiều như chúng ta yêu sân khấu. 
 
Tôi vẫn nhớ về một vị đạo diễn sân khấu già mà tôi có cơ hội làm việc dưới quyền, người trước mỗi đêm khi kéo tấm màn nhung lên thường nói thật to và rõ ràng, mạnh mẽ: “Hãy cùng tạo điều kiện cho nghệ thuật sân khấu!” và đó sẽ là những lời cuối của tôi đêm nay.
 
Ths.  Hà Tú Anh
 
Thông điệp bằng tiếng Anh: https://www.world-theatre-day.org/messageauthor.html
 

Nguồn tin: tcgd theo HSKVN