Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Tâm Tư Thành Viên

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

CẢI LƯƠNG - LOẠI NHẠC CHẾ KHÓ

Thứ sáu - 05/08/2016 04:14

CL

CLVNCOM - Nếu chỉ làm khán giả nghe cải lương thôi thì ít ai biết tất cả các bài tân cổ giao duyên có cùng chung cấu trúc nền nhạc,người nghe chỉ nghe nhận nội dung thông điệp của bài ca mới, giọng ca mới va cách ca mới. Một câu, một khuôn có thể ngắn dài đôi chút nhưng rồi phải giống nhau...

Nhiều người cứ nghĩ sáng tác cải lương khó lắm là do cách tỗng hợp bài cải lương với các điệu lý câu hò, bài bản vắn, nhạc, thôại...cách kết hợp tài tình của tác giả và cách làm mới cách ca gọi là trường phái, vì cải lương có những khoãn luyến nhấn xoáy tự do và câu vọng cổ dài có thể ca khác nhau, người dài hơi thì ca nhiều cách, người ngắn hơi thì ngắt ra...Cải lương hơi dài thật ra chỉ là ca nhiều câu cùng một hơi và nếu ca nhanh thì mất tính tự sự, khó nhớ...

Bài vọng cổ vua- tức là nó hay nhất so với các bài bản vắn, điệu khác của cải lương như Nam Ai,Phụng Hoàng, Nam Xuân, Sương Chiều, Văn Thiện Tường, Trường Tường Tư, Tứ Đai oán...những bài cải lương này cũng đã ra đời rất lâu, người viết bài mới thật ra cũng chế mà thôi.

Bài vọng cổ vua cũng có quá trình phát triển của nó, từ nhịp hai trong bài Dạ Cộ Hoài Lang của Cao Văn Lầu, đến nhịp tư qua bài Khúc Ca Vô Lương của nhạc sĩ nghệ sĩ Tư Chơi, chồng của nghệ sĩ tiền phong Phùng Há,đến nhịp tư qua bài Vẵng tiếng chuông chùa do nghệ sĩ Năm Nghĩa ba của nghệ sĩ Thanh Nga và Bào Quốc...rồi đến bài vọng cổ nhịp 32 ngày nay.Trên 50 năm mà cải lương không có nền nhạc mới,khoảng năm 1976, có một bài bản vắn mới làm thỗn thức trái tim người mộ điệu là Đoản Khúc Nam Vang và Phi Vân Điệp khúc...của nhạc sĩ Văn Giỏi.

Qua đó ta nhận thấy cách làm mới bài vọng cổ rất khó, bài vọng cổ đã dài gấp ba gấp bốn bài nhạc rồi,không thể tăng nhịp nữa và ca nhanh hơn được , ca nhanh sẽ mất bản chất của bài vọng cổ, mà thời buổi bây giờ ít ai chịu ngồi thụ động lâu mà nghe trọn nhiều bài dài như vậy.Một tác giả bậc thầy về tân cổ giao duyên là Loan Thảo, bút pháp đa dạng, gần gũi, hiện đại, thánh thoát...chớ không phải copy phần nhạc, bưng bê nguyên si, rồi cho thêm một tí muối, tí đường ...xào xào sơ sơ rồi mời nghệ sĩ hát rồi trở thành tác giả. soạn giả cái một.

Ngày trước lương của một kép chánh gấp mười lần lương anh hề còn ngày nay lương anh hề gấp trăm ngàn lần anh kép chánh, anh hài chỉ cần nhảm, nói tục, nói trây chút xíu hay giả gái là ăn khách đó cũng là lỗi của những nhà làm nghệ thuật cải lương, đã làm cho cải lương quá sến....chất sến có thễ cần cho thời chiến tranh, thời tuy nghèo nhưng trời sanh trời nuôi, trời sinh voi thì trời sinh cỏ còn thời nay người đông đất hẹp, trình độ dân trí nâng cao, nhịp sống nhanh với nhiều ngành nghề giải trí, phượng tiện khoa học kỹ thuật thì khán giả quay lưng thì quá đúng. Cũng khổ, khán giả chân chính không biết đâu mà khiếu nại, mà "biểu tình " để thay đổi

Lên câu vọng cô không phải lấy hơi gân càng cổ, rống lên mặt nhăn như khỉ hay khoe làn hơi thanh khoẻ cùa mình mà phải làm sao cho khán giả biết chô đó là bức xúc nhất, dài nhất, muốn bung ra, muốn có người nghe hiểu và thông cảm, thương mến
Xuống câu vọng cổ thì êm đềm ngọt ngào, xuống xề là một điểm xoáy, điểm nhất, điểm rốn của bài vọng cổ...
Gần 30 năm cải lương xuống chớ không lên, với cùng thành phần làm nghệ thuật người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cải lương xuống và những nghệ sĩ và những người làm nghệ thuật cứ cùng một cách mà hát....!00 tuổi cải lương sống cũng thọ lắm rồi còn dân tôc ta bao nhiêu tuổi mà tiếc thương cải lương đến thế??

Mảng làm mới của cải lương chỉ là bài bản vắn mới mà thôi, thực tế cho thấy thường người làm mới chính là những người làm nghề,có đầu óc sáng tạo, nhưng có lẽ người nhạc sĩ đi đầu trong cuộc đổi mới.Cải lương trăm năm, bằng một kiếp người cần những nhà sáng tác biết desgin, thiết kế, biết kết nối tổng hợp một cách tài tình hơn, có hồn và thực tiễn hơn hôm nay, sao cho cải lương tự sự hình ảnh đời hơn, sâu hơn nhạc, tượng thanh tượng hình hơn thơ, có tâm lý hơn văn xuôi, mang tí xíu tính chất thời sự , để lấy phần nào giá trị của cải lương, cải lương cần đi đầu trong công cuộc phản ánh đời sống nhân dân gắn liền với những vấn đề mà các báo giấy và mạng phản ánh, để cải lương được nâng tầm trong những định kiến của những người tự cho mình là trí thức.có tính thẩm mỹ, quần chúng và tư tưởng.Nguời đạo diễn phải biết tận dụng khoa học kỹ thuật để kết hợp ca và diễn chớ không phải chỉ để nghệ sĩ đứng một chỗ mà ca hoài./

Thiện Giả

Nguồn tin: khangianhandan - CLVNCOM

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:cải lương, chế, khó, vọng cổ, bài bản

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN