TÌM MẸ HOÀNG NGUYỆT QUẾ

Nhắn tin bạn bè , tìm người thân lâu ngày xa cách...
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

TÌM MẸ HOÀNG NGUYỆT QUẾ

Bài viết chưa xemgửi bởi Hoàng Trang » Thứ 6 Tháng 10 18, 2013 2:46 am

Hình ảnh

chân dung bà HOÀNG NGUYỆT QUẾ

Đại Đức Thích Hạnh Bảo (thế danh Nguyễn Phúc Bảo Tần) tìm Mẹ là bà Hoàng Nguyệt Quế

Vào đúng ngày Phật Đản năm nay 2008, tôi chợt nhận được một cuộc điện thoại, nói rằng có một Đại Đức Thích Hạnh Bảo (thế danh Nguyễn Phúc Bảo Tần) về dự Đại lễ Phật Đản tại Việt Nam, có chuyện nhờ tới Chương trình...

“Như chưa hề có cuộc chia ly…” đã tiếp nhận hàng ngàn lá thư, đơn từ, … của khán giả và độc giả báo Thanh Niên gửi đến, trong số đó cũng đã có các bậc tu hành. Nhưng, một Đại Đức, là Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Đồng Tăng Già Thế giới (World Buddhist Sangha Council) WBSC, Trụ Trì 2 ngôi Chùa ở 2 quốc gia Châu Âu, tưởng như không còn nỗi niềm nào nơi trần tục có thể làm mất đi sự thanh thản, ung dung, an lạc của Thầy! Thế nhưng, Thầy Thích Hạnh Bảo đã tranh thủ ghé đến Trường quay của chúng tôi giữa 2 buổi giảng pháp của Thầy tại một ngôi Chùa trong thành phố và ngay trước ngày Thầy rời khỏi Việt Nam, để kể lại câu chuyện của mình.

Xin phép được ghi lại nguyên văn lời Thầy:


“A Di Đà Phật! Kính thưa quý vị, con là Thích Hạnh Bảo, được quen biết quý vị qua các băng giảng “Một chuyến hạnh ngộ 1 & 2”, “Ánh Sáng Phật Pháp kỳ 4”, “Pháp Phật & Niềm Tin” và các buổi giảng ở Miền Bắc (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương) MiềnTrung (Huế, Đà Nẵng, Nha Trang), Miền Nam (Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp) và Chùa Hoằng Pháp – Hóc Môn.

Hôm nay, câu chuyện con nói không phải về Phật Pháp, mà con được đầy đủ nhân duyên để giải bày với quý vị về một nỗi niềm, một tâm tư của người con đi tìm mẹ.

Thưa quý vị,

Con có người mẹ ruột, tên đời là Hoàng Nguyệt Quế, bà là người Huế, nói tiếng Huế, sinh năm 1931, Tân Mùi tại Làng La Vân Hạ - Thừa Thiên Huế. Trước năm 1975, bà là một nhà thơ sinh hoạt trong giới nghệ sĩ Sài Gòn, trong các thi đàn Minh Phụng, Giao Trì, với bút hiệu Chim Hoàng – Cao Phan Hoàng Nguyệt Quế.

Cuộc sống của mẹ con chúng con bình thường đầm ấm như bao gia đình khác. Năm 1988, con có nhân duyên qua Đức du học. Đó là buổi chia tay đầu tiên xa cách giữa mẹ và con. Sau khi ở Đức được một thời gian ngắn, con liên lạc hoài mà không được nhiều với bà mẹ, khi đó con cũng rất lo lắng, thì nhận được tin từ Việt Nam gởi qua, do cháu gái con người chị báo tin là: Bà ngoại bỏ nhà đi rồi!

Nhận một tin bất ngờ như vậy! Mà thời điểm đó, thông tin liên lạc rất tốn kém thời gian và tiền bạc, khi tin qua đến Đức, cho con biết, đã được hơn 6 tháng. Bà mẹ rời khỏi nhà ngày 19/6/1989. Bà đi không để lại thư từ gì hết. Không ai biết bà đi đâu. Một năm sau ngày đó, gia đình con tại Sài Gòn vẫn cho biết chưa có tin tức gì của mẹ, dù rằng đã làm mọi cách, đã đăng báo, đăng tivi, đã trình báo Công an, v.v.

Con nghĩ mẹ con có thể đã buồn phiền những người con của mình, trong lúc đời sống khó khăn đã không chu toàn, hoặc có đôi lời thất thố làm mẹ chạnh lòng, mẹ phiền muộn. Nghĩ là hồi xưa, một mình nuôi con khôn lớn, mà giờ ngồi một chỗ con cái nuôi…mẹ tủi thân! Mẹ ơi! Chúng con đã làm những điều không phải rồi!

Riêng con, thì từ khi mẹ bỏ ra đi, con mới biết đến Chùa, đến với Đạo Phật, và thành người xuất gia cho đến bây giờ. Mẹ đi bao lâu thì con trở thành người tu hành bấy lâu, đến bây giờ thì kể như gần 20 năm.

Mẹ con là người Huế, còn nhiều đài các, không thể rời nhà sống riêng khi không có ai chăm sóc. Cũng bởi vậy, các anh chị em suy nghĩ rằng 10 tháng, rồi một năm rồi không tìm thấy, chắc mẹ đã không còn! Và đã đi đến Chùa làm lễ cầu siêu, phát tang. Khi ấy con là một thanh niên sống một mình học tập ở ngoại quốc, con cũng tìm đến Chùa Viên Giác tại Đức, để con làm lễ cầu siêu cho mẹ. Ban đầu con nghĩ chùa chỉ dành cho người già và trẻ con, đường đường thanh niên như mình thì không cách nào vào chùa, ở chùa được, vì những quan niệm bi quan yếm thế không thể nào liên quan đến mình. Nhưng mà con không ngờ, ngày vào chùa, trong buổi lễ cầu siêu thọ tang cho mẹ, nghe tụng kinh với bài kinh sám quy mạng, sám hồng trần:

Cuộc hồng trần xoay vầng quá ngán,
Kiếp phù sinh tụ tán mấy lăm hồi,
Người đời có biết chăng ôi,
Thân người tuy khó có rồi hoàn không…

……

Những lời kinh trầm hùng dạy rõ như vậy đã đánh động vào tâm thức con. Cuộc đời quả thật vô thường! Khi nào còn mẹ đó, ngày chia tay còn hẹn ngày gặp gỡ trùng phùng; thế mà bây giờ… quả thật xót xa. Trong cảnh khổ lụy, cảnh tỉnh tâm thức như thế, con phát tâm, nguyện đem cuộc đời còn lại của mình: tuổi trẻ, sức khỏe, cống hiến cho Đạo Pháp, để lo cho nhiều người hơn. Từ đó con bắt đầu ở chùa, làm công quả, học kinh luật, học thiền, rồi Ty-Ni Oai Nghi, v.v. để trở thành một chú tiểu và dần dần thọ giới pháp của Phật để tu tập, đến bây giờ, đã gần 20 năm.

Năm 1995, khi còn học ở Singapore, con xin phép về Việt Nam để tìm mẹ. Con vào các trại tâm thần ở Biên Hòa, Dòng Đồng Công ở Thủ Đức, đến các trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn Lê Minh Xuân, Bình Dương, vào nhà dưỡng lão, đi các chùa nuôi có các cụ già,… Con được bao nhiêu người hỗ trợ, nhưng vẫn chưa đủ nhân duyên để gặp được mẹ của mình.

Đến những lần sau có cơ hội con đều trở về Việt Nam tiếp tục tìm kiếm mẹ. Một lần đi Bình Dương làm từ thiện, theo cùng Ni Sư Trí Hải lúc còn sinh tiền. Ni Sư rất thương và hiểu hoàn cảnh, nên khi nào đi từ thiện đến những nơi có các cụ già neo đơn, các cụ cao niên không ai chăm sóc, thì chúng con đều đến thăm. Có lần đến một trung tâm, có nuôi hơn 300 cụ ông, 400 cụ bà. Sư rất tế nhị, khu vực nào có các cụ bà trên 70 tuổi thì Sư dành cho con đi vào để thăm, phát quà trực tiếp và nhận mặt từng người.

Hôm đó con vào phát quà, bất chợt con thấy một cụ bà y như mẹ, với đôi mắt đó, cái nhìn nhân ái đó, con giật mình rất xúc động, tưởng là mẹ mình. Nhưng, nhìn tiếp qua một cụ bà khác, lại thấy cái miệng cũng y như mẹ với nụ cuời đó, lời hỏi thăm đó, rồi một cụ già kế bên vói tay xá chào, con nắm đôi tay cụ, cũng thấy đôi tay của mẹ! Đi cả một khu dài như vậy… Mẹ ơi, sao cụ bà nào cũng giống mẹ hết vậy! Thì cuối cùng, con nhận ra tất cả là mẹ mình! Nhưng trong lòng con vẫn mang một nỗi niềm ray rứt thương nhớ mẹ. Con chạy trốn ra sau giếng của trung tâm, nỗi niềm chỉ thổ lộ với cái giếng thôi...

Khi nào quê hương cũng là niềm thương nhớ. Quê mẹ dù xa xôi cách trở mấy, tuy mẹ bây giờ với con xa cách về không gian và thời gian nhưng còn gần mãi trong tâm linh.

Đất khách quê người sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông…


Mẹ ơi! Ngày mai con lại rời khỏi Việt Nam, để trở về trụ xứ, làm tròn trách vụ là người tu sĩ Trụ Trì hai ngôi chùa: Chùa Vạn Hạnh tại Đan Mạnh và Chùa Viên Ý ở Ý Đại Lợi. Trước khi rời khỏi quê hương, tinh thần cũng như tâm lý của con còn u hoài nhiều lắm. Chúng con biết rằng, sự đời Vô Thường có sinh có tử, “Hữu sanh hữu tử hữu luân hồi, vô sanh vô tử vô khứ lai”. Chuyện sanh tử là chuyện bình thường, ai cũng phải trải qua. Nhưng mà sanh thế nào, tử thế nào, thì cái đó là nghiệp duyên của mỗi người! Lại rơi vào chúng con, thì rất là khổ tâm. Tại vì, nếu mà sanh, là mẹ còn sống, thì chúng con mong được phụng dưỡng cho tròn hiếu hạnh. Nếu mà…., thì chúng con cũng có được một cái nấm mồ, để chăm lo hương khói, cho tròn bổn phận của một con người. “Dù anh đang khoác trên mình lớp vỏ bọc nào, chiếc áo nào, thì anh vẫn là một con người, phải biết đền cái hiếu nghĩa trọng ân như thế!” Mẹ ơi, chúng con vẫn hy vọng! Dù thời gian quá dài, 19 - 20 năm rồi… Chúng con chỉ muốn rằng quãng đời còn lại của chúng con, được làm một điều gì mà không còn ân hận, không còn day dứt khi không tròn hiếu nghĩa với mẹ.

Thưa quý vị!

Không thể nói hết những tâm tư của mình, con chỉ mong qua Chương trình này, quý cô bác, quý anh chị, quý vị, nghe thêm một câu chuyện như thế này, thấy rõ đời sống của người tu, ngoài việc phụng sự chúng sanh, người tu cũng có những nối niềm riêng tư, và được bộc bạch một cách chân tình không hoa mỹ che dấu.


Thì mong rằng quý anh chị, quý cô bác, quý Phật tử hiểu và có nếu cơ hội, xin giúp đỡ chương trình, để có thông tin.

Xin tri ân tất cả ! Chúng con thành tâm cầu nguyện cho quý vị và cầu cho tất cả được bình an.
A Di Đà Phật!”

Mây bay trắng lá rau tần
Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa
Có người về khép song thưa
Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng

THT
Hình đại diện của thành viên
Hoàng Trang
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 884
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 1 18, 2013 11:12 am
Has thanked: 27 times
Been thanked: 10 times

Advertisement

Re: TÌM MẸ HOÀNG NGUYỆT QUẾ

Bài viết chưa xemgửi bởi Hoàng Trang » Thứ 6 Tháng 10 18, 2013 2:51 am

ĐẠI ĐỨC THÍCH HẠNH BẢO TÌM MẸ TÊN HOÀNG NGUYỆT QUẾ

Hình ảnh

Bà Hoàng Nguyệt Quế người gốc Huế sinh năm 1931, Tân Mùi. Trước năm 1975, bà là một nhà thơ sinh hoạt trong giới nghệ sĩ Sài Gòn, trong các thi đàn Minh Phụng, Giao Trì.

Năm 1988, thầy Thích Hạnh Bảo (thế danh Nguyễn Phúc Bảo Tần) khi đó chưa xuất gia, ông nhận được học bổng du học sang Đức. Sau khi ở Đức được một thời gian ngắn, thầy Thích Hạnh Bảo không liên lạc được nhiều với mẹ, rồi bất ngờ nhận được tin báo từ người cháu là mẹ ở quê đã bỏ nhà đi.

Sau đó gia đình đã đi tìm nhiều nơi, đăng thông tin tìm kiếm lên báo nhưng không thấy.

Nếu ai có thông tin gì về bác HOÀNG NGUYỆT QUẾ, vui lòng liên lạc:

Tại Việt Nam:

Email: timnguoithan@haylentieng.vn
Điện thoại: (08)9451429 hoặc (08)2647777


Tại Hoa Kỳ:
Email: phatgiaodaichung@gmail.com


Tại Âu châu (Đức):

Email: viengiactu@viengiac.de
Điện thoại: 0511-879630


Nguồn: http://www.haylentieng.vn
Hình đại diện của thành viên
Hoàng Trang
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 884
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 1 18, 2013 11:12 am
Has thanked: 27 times
Been thanked: 10 times

Re: TÌM MẸ HOÀNG NGUYỆT QUẾ

Bài viết chưa xemgửi bởi khoi » Thứ 6 Tháng 10 18, 2013 7:07 am

Đọc xong muốn rơi nước mắt.
Cảm ơn Hoàng Trang. :)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 21649
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Has thanked: 0 time
Been thanked: 117 times


Quay về Nhắn Tin - Tìm Ngưởi

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron