Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 10:27 am
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 10:55 am
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 10:59 am
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 12:15 pm
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 12:52 pm
tancogiaoduyen đã viết:Trước 1975, rất nhiều SG nổi danh của sân khấu cải lương lúc đó gọi là " nằm vùng" - Có người bị lộ thì rút về bưng , không lộ thì tiếp tục hoạt động tại Saigon như SG Thu An chẳng hạn!NS Thanh Loan của đoàn TMTN , đôi NS Thanh Hùng - Ngọc Hoa của đoàn Kim Chung cũng vậy. Muh rất ngộ là SG Mai Quân cũng có cộng tác với công ty Kim Chung.Ở trên thấy ghi tên những tuồng không có vẻ quen thuộc mấy - Có phải chăng là tuồng TUYẾT PHỦ CHIỀU ĐÔNG của sân khấu Ngọc Kiều Ngọc Đán khi cố NS Hùng Cường khởi đầu sự nghiệp cải lương? và tựa tuồng được thay đổi với tên CHIỀU XƯA ... TUYẾT PHỦ trên sân khấu Kim Chung với sự tăng cường lần đầu tiên các NS miền Nam VĂN CHUNG - KIM HOÀNG cùng so tài với các tài danh miền Bắc HUỲNH THÁI - BÍCH HỢP - NGỌC TOÀN - QUANG HỮU - THÚY LIỆU - TÚY ĐỊNH - VÂN THÁI - HUỆ CHÚC - PHÚC LAI - TƯ VỮNG - BA HỘI và thần đồng MINH CẢNH ??!!
tuy nhiên sau này hình như không có mấy vở cải lương có ảnh hưởng sâu đậm như ngày trước. SG Mai Quân đươc biết đến như một người đứng đầu Ban Aí HữU NS.
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 12:58 pm
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 1:04 pm
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 2:07 pm
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 4:11 pm
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 9:48 pm
tancogiaoduyen đã viết:Trước 1975, rất nhiều SG nổi danh của sân khấu cải lương lúc đó gọi là " nằm vùng" - Có người bị lộ thì rút về bưng , không lộ thì tiếp tục hoạt động tại Saigon như SG Thu An chẳng hạn!NS Thanh Loan của đoàn TMTN , đôi NS Thanh Hùng - Ngọc Hoa của đoàn Kim Chung cũng vậy. Muh rất ngộ là SG Mai Quân cũng có cộng tác với công ty Kim Chung.Ở trên thấy ghi tên những tuồng không có vẻ quen thuộc mấy - Có phải chăng là tuồng TUYẾT PHỦ CHIỀU ĐÔNG của sân khấu Ngọc Kiều Ngọc Đán khi cố NS Hùng Cường khởi đầu sự nghiệp cải lương? và tựa tuồng được thay đổi với tên CHIỀU XƯA ... TUYẾT PHỦ trên sân khấu Kim Chung với sự tăng cường lần đầu tiên các NS miền Nam VĂN CHUNG - KIM HOÀNG cùng so tài với các tài danh miền Bắc HUỲNH THÁI - BÍCH HỢP - NGỌC TOÀN - QUANG HỮU - THÚY LIỆU - TÚY ĐỊNH - VÂN THÁI - HUỆ CHÚC - PHÚC LAI - TƯ VỮNG - BA HỘI và thần đồng MINH CẢNH ??!!
tuy nhiên sau này hình như không có mấy vở cải lương có ảnh hưởng sâu đậm như ngày trước. SG Mai Quân đươc biết đến như một người đứng đầu Ban Aí HữU NS.
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 10:00 pm
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 10:02 pm
Thứ 4 Tháng 12 10, 2014 11:32 pm
Thứ 5 Tháng 12 11, 2014 1:27 am
tinhnghesi đã viết:À quên nửa, TANCOGIAODUYEN ơi.TNS thấy ở mục tác giả đạo diển ở trang 7, có bài''MAI QUÂN 1 SOẠN GIẢ NĂNG NGHIỆP CẢI LƯONG N''bài của TCGD gởi ngày 3./8/2009, bài viết đó thật hay rỏ ràng hơn các bài báo sau nầy thông tin quá nghèo nàn , TCGD cho xem lại bài viết của năm 2009 nghe cảm ơn TCGD nhiều
tancogiaoduyen đã viết:
Trong giới sân khấu cải lương (SKCL) Nam bộ, trước và sau giải phóng (1975), các thế hệ nghệ sĩ đều biết đến soạn giả Mai Quân là một đồng nghiệp đàn anh, còn khi nhắc đến tên tục Năm Triều là gọi danh xưng một cách trân trọng - thân thương bằng “anh Năm” hay “chú Năm”. Bởi một nghệ sĩ ngày nay đã lão thành như ông là đã hình thành những tư chất riêng, đó là cả đời vì sự nghiệp nghệ thuật SKCL chính nghĩa và là người nặng tình với ái hữu với đồng nghiệp đến gần cuối đời vẫn còn vương mang.
BÍ DANH NĂM TRIỀU...
Thời niên thiếu, cậu Huỳnh Kim Thạch may mắn được gia đình cho ăn học cả tiếng ta và tiếng Tây tương đối khá so với trang lứa cùng thời tại quê hương (thị xã Bạc Liêu). Nhưng cậu Thạch lại bỏ ngang con đường học vấn để theo cách mạng, lúc mới 13 tuổi (1947). Có chút vốn liếng chữ nghĩa, cậu Thạch được cách mạng đưa vào Trường Trung học kháng chiến Nam Bộ - Nguyễn Văn Tố (dành cho trí thức trẻ miền Nam), Trường nằm giữa rừng U Minh - Cà Mau. Ba năm ở đó, biết bao là gian khổ và vui buồn trong bối cảnh “đất nước kháng chiến trường kỳ”. Cậu Thạch cùng với Bùi Đức Ái (nhà văn Anh Đức) học làm thơ với nhà thơ Nguyễn Bính, học viết văn với nhà văn Đoàn Giỏi, học lịch sử và văn hóa Việt Nam... học xong, Thạch được ra công tác ở Chi hội Văn nghệ Nam bộ.
Được trui rèn trong chiến khu và đã hình thành lập trường, bản lĩnh chính trị vững chắc, cậu Thạch được tổ chức phân công về Sài Gòn hoạt động văn nghệ quần chúng trong giới học sinh - sinh viên và các đoàn thể tiến bộ lúc bấy giờ. Đáng ghi nhớ lúc này, cậu Thạch là người khơi mào phong trào dạy múa dân tộc ở Sài Gòn, vì lúc đó đô thành Sài Gòn chỉ phổ biến duy nhất là “nhảy bum”. Tháng 3-1956, thanh niên Huỳnh Kim Thạch đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản VN có nhiệm vụ phát triển đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động VN để đưa vào chiến khu... Khi trở thành đảng viên, hoạt động nội thành, xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng thì bí danh “Năm Triều” xuất hiện và đã nửa thế kỷ qua bí danh ấy trở thành danh xưng thân thương của cậu Thạch thuở nào.
VÀ SOẠN GIẢ MAI QUÂN...
Khi có bí danh Năm Triều không bao lâu thì ông bị mật báo, những tên chỉ điểm cứ rình rập theo dõi, rượt bắt ông nên phải thay đổi vị trí công tác. Ông vào gánh cải lương Phước Chung, tiếp tục xây dựng cơ sở cách mạng và với danh nghĩa là soạn giả cải lương, có nghệ danh Mai Quân (1956).
Nhờ được đào tạo ba năm trong chiến khu về văn hóa văn nghệ, có sẵn học vấn nên ngay buổi đầu cầm bút sáng tác kịch bản cải lương, tác phẩm đầu tay của “tân soạn giả” Mai Quân “Nhụy hoa lan” thành công, ăn khách và “nổi đình nổi đám” suốt nhiều năm trên sân khấu Phước Chung. Từ đó, nghệ danh Mai Quân trở thành quen thuộc với trong giới và khán giả cải lương và ông trở thành soạn giả thường trực cho cả chục gánh hát cấp “đại ban”: Thanh Tao, Ngọc Kiều, Kim Chưởng, Kim Chung I, II, III, IV... Những kịch bản nổi tiếng lúc đó của ông là “Bên đồi trăng phủ” (Kim Chưởng), “Tuyết phủ chiều đông” (Ngọc Kiều); “Lạnh hoàng hôn” (Kim Chung IV)... Bí danh Năm Triều - soạn giả Mai Quân song hành trong hoạt động nghệ thuật cũng như hoạt động bí mật ở nội thành, khi bên “mình” gặp nhau là anh Năm - chú Năm, nghệ sĩ Sài Gòn và khán giả thì gọi là thầy tuồng Mai Quân.
Một thầy tuồng ở Sài Gòn đang có tên tuổi, rồi lại có lúc phải giả dạng thường dân đạp xe đạp vô khu Hốc Môn, Củ Chi...) để họp - hội. Những sự kiện đáng nhớ lúc này như, thành lập Tiểu ban Văn nghệ Sài Gòn - Gia Định (1961), ông là Ủy viên phụ trách sân khấu. Thành lập Đảng ủy văn hóa T4 (1964), ông là Đảng ủy viên phụ trách sân khấu và báo chí nội thành Sài Gòn, đặc biệt là thành lập lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc và Đại hội tại Tòa Đô chính (nay là trụ sở UBND TPHCM) rất thành công, tạo tiếng vang về thế mạnh chính trị ta đối với Sài Gòn lúc bấy giờ. Vì thế, tên tuổi Năm Triều - Mai Quân như cây gai cần phải nhổ đối với bọn mật vụ, rồi ông cũng bị chỉ điểm cho giặc bao nhà và bắt được ông. Bảy năm bị đày ngoài Côn Đảo, trải qua nhiều trại tù với những nhục hình tra tấn dã man của “Địa ngục trần gian”, ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản, cùng đồng đội ngoài ấy xây dựng cơ sở Đảng và đấu tranh chính trị với giặc.
VIẾT KỊCH BẢN TRONG CHIẾN KHU - XÂY DựNG nềN SÂN KHẤU MỚI
Những ngày ở chuồng cọp Côn Đảo, chú Năm Triều phải chịu sự nhục hình đày ải dã man của giặc, nắng biển bỏng da, thân người bị giam cầm trong cái lồng sắt nhỏ hẹp chỉ vừa đủ cho người xoay qua quay lại... Sau Hiệp định Paris, chú Năm được trao trả về Lộc Ninh (1974), rồi về lại Tiểu ban Văn nghệ cũ công tác.
Trong thời gian này, soạn giả Mai Quân sáng tác kịch bản: “Tiếng khóc bên bờ rào ấp chiến lược”, “Rừng cao su nhuộm máu”, “Dậy sóng”... được dàn dựng cho Đoàn Văn công thành phố (T4) biểu diễn phục vụ trong vùng giải phóng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975). Sau ngày giải phóng, soạn giả Mai Quân được phân công làm Trưởng ty sân khấu (Sở VHTT - TPHCM) phụ trách mấy chục đoàn nghệ thuật của thành phố và Phó Tổng thư ký Hội Sân khấu TPHCM đến 4 nhiệm kỳ (2005). Từ năm 1985 đến 1990 soạn giả Mai Quân còn là Đại biểu Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa IV, Ủy viên UBMTTQVN - TPHCM khóa IV và V, Hội thẩm Nhân dân Tòa án TPHCM 5 năm.
NHỊP CẦU NHÂN ÁI
Từ năm 1990, soạn giả Mai Quân (Phó Tổng thư ký Hội Sân khấu TPHCM) kiêm Trưởng ban Ái hữu nghệ sĩ, ông tiếp tục phát huy truyền thống của Hội nghệ sĩ ái hữu tương tế do các nghệ sĩ tiền phong để lại cho đến hôm nay. Bằng uy tín và lòng nhiệt tâm, ông cùng đồng nghiệp làm nhịp cầu nhân ái, từ cơ sở trắng không kinh phí phải vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các nghệ sĩ có thu nhập khá... để quyên góp, trợ cấp nuôi dưỡng 50 nghệ sĩ nghèo neo đơn, già yếu hàng tháng (lương tháng) suốt 15 năm qua và đang tiếp tục trợ cấp như thế. Tổ chức tặng quà cho các nghệ sĩ nghèo ăn Tết hàng năm, trợ cấp nhiều trường hợp đột xuất khác khi nghệ sĩ gặp khó khăn, tổ chức tang lễ cho các nghệ sĩ quá cố, giỗ Tổ ngành sân khấu hàng năm rất chu đáo để các nghệ sĩ hội tụ về mái nhà chung... Đáng ghi nhận là khu dưỡng lão nghệ sĩ ra đời (1988) ở quận 8. Cùng với nghệ sĩ nhân dân Phùng Há, ông tích cực hoạt động từ lúc khu này mới hình thành cho đến bây giờ, nuôi dưỡng thường xuyên khoảng 20 nghệ sĩ già yếu neo đơn. Suốt 15 năm qua Ban Ái Hữu đã làm công việc nhân ái như thế không đơn giản, như BCH Hội Sân khấu TP đã đánh giá cao về hoạt động của Ban Ái Hữu, tại Đại Hội Sân khấu TP nhiệm kỳ V vừa qua, trong đó vai trò của chú Năm Triều là trụ cột. Nhiều nghệ sĩ dí dỏm rằng, chú Năm Triều như trưởng “cái bang” suốt 15 năm qua mang cái “hồ bao” đi xin tiền để làm công việc nhân nghĩa ấy...
Nhiệm kỳ Hội Sân khấu TP lần này, chú Năm không còn trong BCH nữa, cả đời vì cách mạng, vì nghiệp Tổ và có lẽ trong giới muốn chú có một thời gian còn lại an dưỡng tuổi cao - đã “cổ lai hy” rồi. Nhưng riêng chú vẫn còn trăn trở và tiếc rằng tốc độ thời gian không chờ đợi một ai, những dự kiến của chú còn đang dang dở là: Đề nghị Nhà nước công nhận nghĩa trang và Chùa nghệ sĩ TP thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hoặc thành phố, xây dựng một đài tưởng niệm các nghệ sĩ hy sinh vì nền độc lập dân tộc, như các liệt sĩ là soạn giả Trần Hữu Trang, Phong Anh, Phạm Trần, Nguyễn Ngọc Cung... nghệ sĩ biểu diễn Bảy Vân, Thừa Vĩnh... và đề nghị Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân cho Ban Ái hữu hoạt động. Đây có lẽ cũng là tâm nguyện rất chính đáng của chú Năm, mong rằng những người kế vị chú sẽ tiếp tục điều tâm nguyện còn đang dang dở trong tương lai không xa, để điều ấy sẽ không là huyền thoại.
ĐỖ DŨNG
CLVN
Thứ 5 Tháng 12 11, 2014 1:59 am