NSUT Hồ Kiểng “Chuyên gia” vai phụ đa tài, đa đoan đ

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

NSUT Hồ Kiểng “Chuyên gia” vai phụ đa tài, đa đoan đ

Bài viết chưa xemgửi bởi meoxu » Thứ 5 Tháng 4 04, 2013 10:39 pm

Vĩnh biệt NSƯT Hồ Kiểng
“Chuyên gia” vai phụ đa tài, đa đoan


Đầu thập niên 1980 lúc mới quen, tôi chỉ biết Hồ Kiểng như là một... giọng ca cải lương, đôi khi ông cũng viết vọng cổ gởi cộng tác với chương trình ca cổ của Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM. Chẳng lâu sau đó, với tư cách là người phụ trách chương trình Tiếng Thơ, tôi lại biết Hồ Kiểng rất hay làm thơ, thậm chí ông còn ngâm thơ được, mặc dù không hay. Rồi thỉnh thoảng lại gặp ông trên sân khấu thủ một vai bác nhà quê nào đó... Mãi sau này, khi điện ảnh Việt Nam “xung trận” vào cơ chế thị trường, thấy Hồ Kiểng thường xuyên khoe được mời đóng phim, dù chỉ toàn vai phụ, lần lại những bộ phim xưa cũ tôi mới bật ngửa “phát hiện” ra Hồ Kiểng đích thị thuộc vào thế hệ diễn viên điện ảnh cách mạng đầu tiên khi mà từ năm 1959 đã có mặt trong phim Chung một dòng sông, sau đó là góp mặt trong hàng loạt bộ phim làm nên vóc dáng của điện ảnh nước nhà như Rừng xà nu, Hòn Đất, Ván bài lật ngửa, Đất phương Nam, Người đẹp Tây Đô...
Hình ảnh
Hồ Kiểng trong ngày ra mắt Mùa hè lạnh,
bộ phim điện ảnh cuối cùng ông góp mặt


Những năm 1980, theo chân soạn giả Hải Đăng (đã mất), tôi nhiều lần đến trà dư tửu hậu rồi “lăn lê bò toài” ở “căn hộ” chung cư của Hồ Kiểng. Gọi là căn hộ nhưng phải đặt trong ngoặc kép vì nó vốn là gian phòng vuông vức, nhỏ xíu đặt máy phát điện của chung cư. “Căn hộ” vừa đủ đặt chiếc giường cá nhân. Chè chén thì Hồ Kiểng rủ ra lề đường Cao Thắng cách “nhà” ông chỉ một bức vách, chừng nào uống trà thì vô “nhà”, cả đám chủ khách chỉ duy nhất một chỗ ngồi là chiếc giường ọp ẹp! “Căn hộ” của ông nằm gần cửa ra vào của khu nhà tập thể Đài Truyền hình TPHCM, tôi có nhiều bạn bè trong đó, đã từng lên thăm nhà họ, mới biết “căn hộ” của Hồ Kiểng là nhỏ nhất và “độc đáo” nhất tại khu tập thể này!

Ấy vậy mà chẳng bao giờ thấy “ông già Ba Tri” (anh em hay gọi như vậy vì Hồ Kiểng quê ở Bến Tre) buồn tủi. Lúc nào ông cũng cười. Có lần anh em cám cảnh ông đã mấy đời vợ mà rốt cuộc vẫn vò võ cô đơn, Hồ Kiểng cười ha hả: “Có ai được ôm ấp nhiều người đẹp bằng tao đâu!”. Đó là ông “tự sướng” theo kiểu AQ, do rất nhiều vai trong số hơn 200 bộ phim ông tham gia là vai “già dịch, già dê” được đạo diễn tin tưởng giao cho Hồ Kiểng. Ông tự hào cười khà khà: “Tại vì, có ai dê ngọt bằng tao đâu”. Bộ phim điện ảnh cuối cùng mà Hồ Kiểng tham gia là Mùa hè lạnh của đạo diễn Ngô Quang Hải ra mắt vào cuối năm 2012 vừa qua. Trên phim trường Mùa hè lạnh, Hồ Kiểng được “phong tặng” là “diễn viên lạnh nhất” vì ông mang trong ngực mình một trái tim... nhân tạo và phải sạc pin định kỳ. Dù là tim sạc nhưng Hồ Kiểng vẫn không ngần ngại nín thở đến 45 giây để thực hiện cảnh quay... xác chết! Ngay cả trong phim cuối cùng này, Hồ Kiểng vẫn không thoát khỏi “nghiệp già dê” khi ông thủ vai một lão già giàu có cưới cô vợ trẻ đẹp do Lý Nhã Kỳ đóng! Gặp Hồ Kiểng trong buổi lễ ra mắt Mùa hè lạnh vào tối 20-12-2012 đã thấy ông phải có người dìu, cứ ngồi ghế mãi và thở khá nặng nhọc...

Ngày 3-4-2013 Hồ Kiểng đã vĩnh biệt mọi người cũng bởi trái tim đau yếu trợ lực bằng máy đột ngột ngừng đập. “Chuyên gia” vai phụ đa tài, đa đoan, trong đời mình đã đóng hơn 200 bộ phim, viết gần 250 bài vọng cổ, kịch bản sân khấu, cải lương, sáng tác gần 700 bài thơ...

Lễ viếng NSƯT Hồ Kiểng từ 11 giờ ngày 6-4 tại Nhà tang lễ TPHCM, 25 Lê Quý Đôn, Q3. Sau đó đưa đi hỏa thiêu tại Nghĩa trang Hoa Viên - Bình Dương.

HỒ THI CA(CATP)

Hình đại diện của thành viên
meoxu
Global Mod
Global Mod
 
Bài viết: 7921
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 04, 2007 5:00 pm
Đến từ: Châu Âu
Has thanked: 0 time
Been thanked: 7 times

Advertisement

Re: NSUT Hồ Kiểng “Chuyên gia” vai phụ đa tài, đa đoan đ

Bài viết chưa xemgửi bởi meoxu » Thứ 5 Tháng 4 04, 2013 10:45 pm

Nghệ sĩ Hồ Kiểng thật sự rời xa phim trường

Chiều 3/4, do trượt ngã tại nhà, sau đó, NSƯT Hồ Kiểng đã qua đời tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP Hồ Chí Minh) hưởng thọ 87 tuổi.[/b]

NSƯT Hồ Kiểng sinh năm 1926 tại Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre. Là bộ đội tập kết ra Bắc năm 1954, những năm trong quân đội, Hồ Kiểng là diễn viên chủ lực với vai trò kép chính của khoảng 12 vở cải lương như: Cung rồng đẫm máu, Tết Thăng Long, Cánh tay Dương Tá, Tôi yêu cuộc sống, Kiều Nguyệt Nga…

Năm 1959, ông xuất ngũ về xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Vừa học vừa làm, Hồ Kiểng đã tham gia vẽ các phim hoạt hình như: Cây đa chú cuội, Đáng đời thằng cáo, Bông hoa 5 cánh… Năm 1961, Hồ Kiểng chính thức bước vào con đường làm diễn viên Đoàn Kịch nói Nam Bộ. Năm 2006, NSƯT Hồ Kiểng đã được Trung tâm Kỷ lục Guiness Việt Nam xác lập danh hiệu nghệ sĩ có nhiều vai diễn phụ nhất Việt Nam với số lượng 48 vở kịch, 161 phim. Ngoài tra ông còn là tác giả của 264 bài vọng cổ, cải lương, hò vè… Từ đó đến nay, ông vẫn không ngừng có các vai diễn làm dày thêm số lượng vai diễn phụ của mình. Năm 2012 vừa qua, ông vẫn ghi dấu ấn sâu đậm về tài năng của mình trong bộ phim nhựa "Mùa hè lạnh".

Hình ảnh
Nghe tin ông qua đời, tôi không tin được ông đã thật sự ra đi bởi cách đây không lâu, ông vẫn cười và đếm cho tôi 4 lần chết hụt của mình để tin mình còn thọ lâu với đời. Lần thứ nhất, năm 1966, khi đang đóng phim "Rừng xà nu" ông bị ngựa đá gãy chân, nằm tại Cao Bằng 8 tháng vẫn chưa khỏi, về Hà Nội nằm thêm 5 tháng nữa. Khi lành xương thì chân teo vì nằm một chỗ không vận động lâu quá. Sau lần ấy, ông làm 4 câu thơ: “Đóng phim miền Bắc ở Cao Bằng/ Ngựa đá 3 lần xương sống băng/ Nghệ sĩ liệt giường nhưng chẳng chết/ Rừng xà nu vẫn đẹp đêm trăng”.

Lần thứ hai, năm 1978, bị rắn cắn trong phim "Đêm săn tiền". Vào bệnh viện thì tim đã ngưng đập. Sau 2 ngày chết lâm sàng, vợ ông xin xác về nhưng vị bác sĩ bảo: "Chị cứ để ông ấy nằm đó. Đem về chôn nhỡ ông ấy chết oan". Sau vụ này, ông cũng làm 4 câu thơ: "Miền Nam trên xa lộ Biên Hòa/ Bắt rắn đóng phim tưởng hóa ma/ Nọc độc thấm vào tim nghệ sĩ/ Đêm săn tiền thành bản tình ca”.

Lần 3, năm 2001, khi đóng phim “Cảnh sát hình sự”, cùng bạn diễn quá nhập vai khiến ông té đập đầu xuống đất, sau 1 tháng thì bác sĩ phát hiện thấy một cục máu bầm trong đầu. Để “bảo tồn trí nhớ ở tuổi thất thập cổ lai hy” nên ông chịu mổ chỉ gây tê. Ông kể cơn đau khiến ông nghĩ phen này chắc mình chết. Ấy rồi cũng qua tai nạn lần 3 trong đời.

Đến tháng 12/2004, bỗng dưng chân sưng vù, ăn không được, sụt 5 kg. Vào viện được bác sĩ cho hay thêm 2 ngày nữa thì... ra nghĩa trang. Và từ đó tồn tại với đời bằng quả tim máy. Ra viện ông trào lộng: "Dù anh tim thép robo/ nhưng chưa đến nỗi khù khờ em ơi/ Dẫu cho vật đổi sao dời/ tim anh vẫn nói một lời yêu em"…

Khi đọc tin nhắn thông báo lễ viếng NSƯT Hồ Kiểng chính thức lúc 10 giờ ngày 4/4 tại Nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Qúy Đôn, Q.3), tôi mới tin tai nạn lần thứ 5 này đã thật sự đưa ông rời xa phim trường. Bởi nếu không, chắc chắn ông sẽ còn nhận vai diễn, còn tiếp tục chinh phục con tim khán giả...

PHƯƠNG CHI (NNVN)
Hình đại diện của thành viên
meoxu
Global Mod
Global Mod
 
Bài viết: 7921
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 04, 2007 5:00 pm
Đến từ: Châu Âu
Has thanked: 0 time
Been thanked: 7 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum