Cố NS Hùng Cường

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Cố NS Hùng Cường

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 3 Tháng 9 28, 2004 2:13 am

[align=center]Hình ảnh[/align]
[align=center]Hình: Hình NS Hùng Cường tại chùa NS TP.[/align]

Trần Kim Cường là tên thật của Hùng Cường

Người nghệ sĩ đã lăn lộn trong nghề từ trên bốn thập niên trong các lãnh vực Tân nhạc, Cổ nhạc, Kịch nghệ cũng như Điện Ảnh.

Người nghệ sĩ tuổi Tý, sinh ngày 21 tháng 12 này cho biết là anh trong bước đầu đã không may mắn nhưng cũng chẳng trở ngại gì!.

Anh đã bước lên sân khấu lần đầu tiên khi còn đang theo học tiểu học tại trường Trần Hưng Đạo với nhạc phẩm "Con Chim Hòa Bình Đang Đau Nặng" của Lê Thương và đã được toàn thể thầy cô, phụ huynh và học sinh cả trường hoan nghênh.

Ngay từ những năm 54, 55 anh đã nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Đò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Đường Xưa Lối Cũ, Chàng Đi Theo Nước, v.v.. Tất cả những nhạc phẩm này đã được thu diã và đạt được một số bán kỷ lục. Suốt trong thập niên 60 cho đến tháng 4 năm 75, Hùng Cường đã làm say mê mọi người qua những nhạc phẩm như "Ai Về Sông Tương", "Nắng Chiều"..v.v.. và những nhạc phẩm kích động như "Cấm Trại 100%", "Kim", "Say" và nhiều nhạc phẩm khác trình bày chung với Mai Lệ Huyền. Hùng Cường rời Việt Nam vào ngày 28 tháng 02 năm 1980 và cư ngụ tại Garden Grove, California cho đến cuối đờị Anh cho biết chỉ nội trong tháng 6 của những năm 86-87, lẫn bố và mẹ của anh đã qua đời, và đó là kỷ niệm khó quên nhất trong đời anh.

Ngoài lãnh vực nghệ thuật, anh "tham gia yểm trợ hầu hết các phong trào, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng. Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn trong thời gian gần đây để lại đàng sau người nam ca sĩ cũng nổi tiếng trong nhiều năm qua là Quang Bình sau một thời gian nằm trên giường bệnh. Rất nhiều nghệ sĩ đã đến thăm hỏi anh lần cuối và hình ảnh 1 người nam ca sĩ nổi tiếng ngày nào có lẽ vẫn ghi sâu trong lòng của những người mến mộ anh.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 3 Tháng 9 28, 2004 2:17 am

[align=center]Những bước đầu tiên của nghệ sĩ Hùng Cường trên sân khấu cải lương
[/align]


Buổi hát cải lương đầu tiên của ca sĩ Hùng Cường trên sân khấu Ngọc Kiều tại rạp Viễn Trường Mỹ Tho, là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời nghệ thuật của anh. Mãi đến sau nầy, khi đã nổi tiếng trên lĩnh vực cải lương, lúc nào anh cũng nhắc lại kỷ niệm đêm hát đầu tiên ấy. Dù rất tự tin ở bản thân mình, nhưng không sao tránh khỏi nỗi lo âu, bồn chồn trước khi bước ra sân khấu, với một cảm giác mới mẻ lạ kỳ.


Lợi thế đầu tiên của nghệ sĩ Hùng Cường, trẻ trung, sáng đẹp sân khấu, lúc bấy giờ anh mới khoảng 23-24 tuổi, tràn đầy nhựa sống. Ngoài ra trước khi mở màn, anh đã hát liên tục 3 bản nhạc, đúng sở đoản sở trường của anh, gây cảm tình sâu đậm trong lòng khán giả. Cho nên khi Hùng Cường vừa xuất hiện trên sân khấu, tiếng vỗ tay hoan nghênh của khán giả, vang dội cả rạp Viễn Trường càng khuyến khích anh vững tin và cố gắng trong vai diễn.

Những người hồi hộp lo âu, theo dõi từng lúc Hùng Cường xuất hiện trên sân khấu, không phải là khán giả, mà là ban giám đốc và những diễn viên liên hệ trong tuồng với anh. Vì trong buổi hát ra mắt nầy có rất nhiều ký giả kịch trường là những tờ nhật báo lớn, từ Sài Gòn xuống xem, để viết bài phê bình, có một tầm mức quan trọng về sự thành bại của một đoàn hát mới khai trương. Hơn nữa đoàn hát đã dám đưa một diễn viên hoàn toàn mới chưa bao giờ đứng trên sân khấu cải lương, đảm trách một vai trò then chốt, sự thành công hay thất bại của diễn viên nầy ảnh hưởng rất lớn đối với cả đoàn hát trong tương lai.

Qua hai màn hai đại cảnh đầu của kịch bản Tuyết Phủ Chiều Đông, Hùng Cường đóng vai đứa con là Đông Nhựt, tuy xuất hiện trên sân khấu tương đối ít, nhưng anh đã chứng minh được sự mẫn cảm trong vai diễn. Trong giờ giải lao, khán giả lại yêu cầu Hùng Cường ra sân khấu ca tân nhạc, dù đang bận tâm lo lắng cho hai cảnh sau, với những lớp then chốt nặng nề của vai Đông Nhựt, nhưng Hùng Cường vẫn đáp ứng lời yêu cầu của khán giả. Một lần nữa anh lại được hoan nghênh cổ vũ nồng nhiệt, tạo thêm cảm tình tốt đẹp, hỗ trợ cho vai diễn đầy thương cảm của anh ở hai màn cuối.

Trong bất cứ kịch bản nào, hai màn sau cùng cũng là những lớp diễn quyết định về sự thành công hay không của vở tuồng, khán giả ra về vẫn còn luyến cảm tiếc thương đến những nhân vật chính, nhất định ngày hôm sau sẽ đông khách hơn nữa. Trong đó có sự đóng góp tài năng nghệ thuật của từng diễn viên, nhất là những vai chánh của tuồng, là trung tâm của kịch bản. Khán giả theo dõi và rung cảm theo những tình huống diễn biến trên sân khấu, chia sẽ từng nỗi xót đau của nhân vật, thậm chí có người còn rưng rưng nước mắt, trước những bi kịch bất ngờ, đột biến. Đó là sự thành công của kịch bản, mà khán giả bình dân thường gọi nôm na là vở tuồng hay, như vậy chưa đủ, phải cần thêm một yếu tố rất quan trọng tài nghệ diễn xuất của tất cả nghệ sĩ có mặt trong tuồng.

Trở lại vai trò hoàn toàn mới lạ của Hùng Cường trên sân khấu, không ai có thể ngờ anh đã diễn đạt thành công như vậy, một phần nhờ tài năng khiếu bẩm sinh của anh, một phần thêm nữa nhờ dàn diễn viên bao bọc chung quanh quá vững vàng. Hai lớp nghệ sĩ lớn trẻ đều có tay nghề như : Ngọc Đáng, Hoàng Kim, Út Nhị, Kiều Oanh, Thanh Kỳ, Kim Huệ, và cây hề duyên dáng Thiện Hùng, đều hỗ trợ cho Hùng Cường từng lớp diễn. Ngoài ra soạn giả đã biết khai thác đúng mức, trước khi Hùng Cường vô vọng cổ, bao giờ cũng có đoạn tân nhạc gài trước, cho nên mỗi câu xuống hò của anh, đều được khán giả vỗ tay nhiệt liệt.

Có một điều bí mật trong hậu trường mà ít ai biết được, đó là sự lo lắng mệt nhọc của giàn cổ nhạc, gồm có các nhạc sĩ Ba Kim Anh, Tám Kiên, Tự Còn và Út Xuân. Ông Ba Kim Anh đờn Kìm giữa song lang, mỗi khi Hùng Cường ca vọng cổ, ông phải theo dõi từng li từng tí, và đạp song lang cho ăn khớp với chữ cuối của câu ca. Dân trong nghề gọi là nhạc sĩ nuôi nghệ sĩ trên sân khấu, vì chữ ca dứt câu chinh với song lang, khán giả sẽ cười rộ lên, cho là người diễn viên đó ca rớt nhịp, ảnh hưởng đến vai diễn vô cùng. Ngoài ra những diễn viên liên hệ với Hùng Cường trên sân khấu hoặc là vai người cha, người mẹ, người bạn, người tình, thường tìm cách áp bàn tay sau lưng anh, và ngón tay giữa nhịp trường canh để anh ca vọng cổ đúng nhịp.

Tóm lại, đêm ra mắt khán giả đầu tiên của Hùng Cường dù nhịp điệu ca cổ nhạc còn rất yếu kém, nhưng anh đã nhập vào vai diễn một cách tốt đẹp, gieo một cảm tình sâu đậm vào lòng khán giả. Và suốt năm đêm trình diễn ở rạp Viễn Trường Mỹ Tho, đoàn Ngọc Kiều đã thành công rực rỡ.

(Thanh Tùng)
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 6 Tháng 10 01, 2004 10:09 pm

Hùng Cường Và Nhạc Sến

Thôi để BN kể cho các bạn nghe chuyện cố nghệ sĩ Hùng Cường nhé!

Hùng Cường đa tài lắm. Ông là một nghệ sĩ vọng cổ, điện ảnh, nhạc sĩ và đương nhiên là ca sĩ tân nhạc nữa!

Ông xuất hiện trong làng ca nhạc từ năm 1955. Trong thời gian đầu ông chỉ hát nhạc êm dịu và được giới yêu nhạc biết đến qua những bài như "Về Thăm Xứ Lạnh" (do chính ông sáng tác), "Người Nghệ Sĩ Mù" (Hoàng Thi Thơ), "Mấy Dặm Sơn Khê" (Nguyễn văn Ðông) .

Đầu thập niên 60, ông nhảy sang lãnh vực cải lương vì tân nhạc không đủ nuôi sống ông. Ông tập hát vọng cổ rồi đầu quân cho gánh cải lương nhỏ Ngọc Kiều. Chính ở lãnh vực mới này, tên tuổi ông mới đi sâu vào quần chúng. Giữa thập niên 60, tên tuổi ông sáng chói trên sân khấu của đoàn cải lương Kim Chưởng rồi Dạ Lý Hương. Người ta thường cặp đôi ông với cải lương chi bảo Bạch Tuyết.

Ông vẫn không bỏ tân nhạc và đã đi vào lòng dân tộc qua bài "Ông Lái Ðò" (Hiếu Nghĩa)"Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp" (Nguyễn văn Ðông) .

Rồi ông xoay qua ngành điện ảnh. Ông đóng vai chính bên cạnh những ngôi sao sáng như Kim Cương (phim "Bạch Viên Tôn Các"), Kim Vui (phim "Chân Trời Tím"), Thiên Trang (phim "Điệu Ru Nước Mắt"), Thanh Nga (phim "Nắng Chiều", "Mãnh Lực Kim Tiền") .

Cuối thập niên 60 ông bắt đầu hát kích động nhạc chung với Mai Lệ Huyền và một lần nữa ông được dân chúng hưởng ứng nồng nhiệt. Có lần một ký giả nọ cắc cớ hỏi ông, đại khái như sau:

"Anh có giọng ca hay thiệt, sao lại đi hát toàn nhạc sến (thương mại) cho uổng phí đi ?!".


Hùng Cường không hề bị quê, đáp lại:

"Nếu giới trí thức đã có những ca sĩ như chị Thái Thanh, sinh viên có những người như chị Khánh Ly thì giới bình dân cũng phải có những người như Cường hát cho họ nghe chứ !".


Chàng ký giả nín thinh không dám hỏi tiếp.

BN có một cô bạn ăn diện sang lắm. Cô có dáng quý phái, trưởng giả nên chỉ có những y phục đắt tiền mới xứng đáng để khoác lên người cô Có lần BN hỏi: "Ăn diện sang như vậy chắc hồi mới đến khó chịu lắm phải không?"

Cô trả lời:

"Đâu có gì đâu . Hồi đó không có tiền thì mình xài đồbán xon, đồ rẻ tiền . Bây giờ đi làm có tiền thì xài sang hơn một chút . Vậy chớ em thương mấy tiệm bán đồ rẻ tiền lắm, đi shopping lần nào em cũng xem tiệm có còn không hay là ế khách nghèo đóng cửa mất tiêu rồi . Nếu hồi đó không có mấy tiệm này thì làm sao em có áo quần để che thân".


Bài hát "Mùa Sầu Riêng" nói về mối tình bạn giữa hai người con trai nhưng cả hai đều vào lính và . . . nằm chung chăn (một điều mà xã hội Tây Phương không tưởng tượng và chấp nhận được và cho là . . . đồng tính luyến ái) . Nhưng . . . đó là những gì rất thật, rất đơn sơ giữa những người không địa vị , không được may mắn học đến nơi đến chốn.

Họ chỉ biết vậy thôi . . . họ chỉ có tấm lòng . Nhiều khi cũng vì những lời lẻ đơn sơ không trau chuốt, không cầu kỳ mà những mối tình rất thật này và . . . nhạc lính bị cho là . . . "sến".

Thôi cũng được đi . Ta cứ "cười" cái "sến", cái mộc mạc của họ nhưng . . . ta không thể cười nét chất phác và thành thật của họ. Ngay cả Thượng Đế cũng không khi dễ sự chân thành, nghĩ thật, nói thật của con người.

Nói cho đúng hơn ta phải tôn trọng sự chân thật này của những người chấp nhận hy sinh, thua thiệt . . . trong khi một số người khác "vinh thân phì gia", ngất ngưỡng trong xa hoa, văn minh, phù phiếm ở thành thị mà sự an ninh của họ trong chiến tranh đã được bảo đảm bởi những người thấp cổ bé miệng mà đôi khi chúng ta lỡ lời gán cho chữ "sến" .


(Juanto sưu tầm)
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi khoi » Thứ 2 Tháng 10 04, 2004 1:22 pm

Bài nầy sâu sắc thiệt. Những người dùng chử "sến" hình như không có chiều sâu.

:))
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 21650
Ngày tham gia: Thứ 6 Tháng 5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Has thanked: 0 time
Been thanked: 117 times

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 2 Tháng 10 04, 2004 11:07 pm

NHỮNG BẢN NHẠC ĐIỆU BOLERO ,THIÊN HẠ CŨNG CHO LÀ "SẾN".
TỪ "SẾN" TỪ TỪ CŨNG ĐÃ MẤT CÁI NGHĨA XẤU BAN ĐẦU CỦA NÓ RỒI MÀ CHỈ CÒN CÓ NGHĨA LÀ BÌNH DÂN,LÀ ĐẠI CHÚNG VÀ LÀ SỐ ĐÔNG ...tcgd cũng chưa từng nghe nói nhạc lính là nhạc sến hay có lẽ vì Hùng Cường hát nhạc lính nhiều rồi thiên hạ suy diễn ra thêm??!!

Vậy có bạn nào biết từ "sến" từ đâu mà có không? :roll:
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41597
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times

Bài viết chưa xemgửi bởi camau » Thứ 3 Tháng 10 05, 2004 1:25 am

Bây giờ mà nghe ...Tuấn Vũ hát đúng ...Sến thiệt đó. :mrgreen:
Hình ảnhHình ảnh
Hình đại diện của thành viên
camau
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 732
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 5 15, 2004 5:00 pm
Đến từ: ...cu?i cùng t? qu?c
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 5 Tháng 10 14, 2004 5:23 pm

Bài hát Hào hoa là một trong những tác phẩm nổi tiếng qua giọng hát ca sĩ Hùng Cường - một giọng ca trước 1975, thường song ca với Mai Lệ Huyền.

Bài hát Hào hoa nổi tiếng đến nổi, Lynda Trang Đài, giọng ca bốc lửa hải ngoại, đã cover và tiếp tục thành công trong Thuý Nga Paris 44, sau đó phát hành trong một album tổng hợp mang tên The best of Lynda & Tommy Ngo. Cũng xin được nói rõ Hào hoa là bài hát trước năm 1975 và chưa được phép lưu hành.

Trong tiếng Việt, chữ "hào hoa" gần như dành tặng cho con người hoặc địa danh có nền tảng văn hoá và phong thái lịch thiệp. Ngược lại, nội dung của bài Hào hoa định nghĩa "Bởi vì hào hoa cũng là, là đào hoa vậy thôi" (?!). Định nghĩa tiếp theo của đào hoa "Là một chàng đẹp trai, phong lưu và duyên dáng, đôi mắt đa tình nhiều cô si mê". Sau những định nghĩa liên tiếp đó, kết luận tóm tắt của bài hát này là ai có chồng hoặc tình nhân đào hoa thì ráng mà chịu! Sự rẻ tiền của bài hát này đã làm nhạc sĩ Khánh Băng, người được cho là đồng tác giả với Giao Tiên, đã từ chối thẳng thừng mối quan hệ và khẳng định ông không sáng tác bài này. Chắc không ít người còn nhớ nhạc sĩ Khánh Băng từng "đẩy" tên tuổi ca sĩ Hùng Cường bằng bài hát Vọng ngày xanh

(ST)
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi bye bye » Thứ 5 Tháng 10 14, 2004 5:54 pm

:)
Sửa lần cuối bởi bye bye vào ngày Thứ 5 Tháng 11 25, 2004 5:57 am với 1 lần sửa trong tổng số.
bye bye
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1908
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 8 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 5 Tháng 10 14, 2004 11:23 pm

Thật sư...nhạc Hùng Cường - Mai Lệ Huyền mình có nghe nhưng toàn là nghe mấy bài...giật gân kiểu như: "Uống rượu không sai ta nào hay..."...tất cả đều cùng 1 tông giật gân nên nghe riết cũng...chán, bây giờ thì ....cũng như nhạc của Tuấn Vũ đã...không còn ở đâu mở để nghe rồi ...mỗi thời buổi mỗi khác. Chỉ có cách ca của Evis Phương là...dòng nhạc nào ca cũng được hết.

Các phòng trà SG hay mời Elvis Phương ca lắm
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi mecailuong » Thứ 6 Tháng 10 15, 2004 9:57 pm

Nghệ sĩ Hùng Cường

Hình ảnh

Hầu hết những diễn viên sân khấu cải lương muốn trở thành đào kép chánh, phải trải qua một thời gian tập luyện cực khổ công phu và phải có cơ hội may mắn. Ðó là chưa kể những yêu cầu cần thiết như ca hay, sắc vóc đẹp, diễn xuất linh động duyên dáng duyên dàng, bài bản nhịp nhàng vững vàng, ngoài ra còn nhiều chi tiết khác nữa. Tóm lại, những diễn viên có đầy đủ điều kiện yêu cầu, cũng phải tiến thân từng bước một, từ những vai diễn nhỏ, dần dần mới đảm nhận được vai chánh.

Nghệ sĩ Thanh Sang, trong bài phỏng vấn trên trang báo sân khấu, anh đã cho biết, trong kịch bản Manh áo quê nghèo của soạn giả Yên Lang, anh đã hát tất cả các vai trong tuồng, trừ vai hề, để cuối cùng mới hát được vai chánh trên sân khấu Song Kiều. Chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt như Út Trà Ôn, Bảy Cao, Năm Nghĩa, Minh Cảnh và một vài người nữa, nhanh chóng được đảm nhận vai chánh, nhờ trước đó đã nổi tiếng qua các dĩa hát và đài phát thanh nhờ giọng ca đặc biệt.

Về trường hợp Hùng Cường là một hiện tượng lạ lùng từ trước đến nay, anh chưa ca tròn câu vọng cổ, các bài bản khác lại càng yếu kém, vậy mà một sớm một chiều anh đã trở thành kép chánh của đoàn Ngọc Kiều. Phải xác nhận một điều dù ca sĩ đang nổi tiếng bên tân nhạc, nhưng Hùng Cường rất đam mê sân khấu cải lương, anh có một niềm tin ghê gớm, anh nghĩ rằng có thể bước sang lĩnh vực ấy một cách tốt đẹp. Như chúng tôi đã viết ở bài trước, cơ hội ngàn vàng đã đến với Hùng Cường, dù trước mặt đầy khó khăn, nhưng anh tự tin, với thời gian, với sự kiên trì và cố gắng, anh sẽ làm tròn được vai trò của mình trên sân khấu cải lương.

Sau khi được ban giám đốc đoàn xác nhận sẽ duy trì Hùng Cường hát vai chánh trong kịch bản Tuyết phủ chiều đông, sẽ khai trương tại rạp Viễn Trường Mỹ Tho sau một tháng tập dượt. Hùng Cường đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc, đến nhà anh tại hẻm Phát Diệm luyện tập ngày đêm, sau những giờ tập tuồng. Ngoài ra anh nhờ các diễn viên của đoàn, có tay nghề vững chắc, hướng dẫn từng bộ điệu, nhứt là nữ nghệ sĩ Ngọc Ðáng, người đóng cặp với anh, dìu dắt phối hợp theo từng tình huống vui buồn trong kịch bản.

Trong thời gian đoàn Ngọc Kiều tập tuồng ở đình Phú Thạnh, có rất nhiều ký giả kịch trường đến phỏng vấn Hùng Cường, vì họ cho đây là một hiện tượng lạ, một ca sĩ tân nhạc xâm nhập vào lĩnh vực cải lương. Sau đó trên các trang báo về sân khấu, một loạt bài viết về Hùng Cường, theo nhận định riêng của từng ký giả, nói chung đều khuyến khích anh cố gắng trên con đường nghệ thuật mới. Ông bầu Trần Khâm Thành cho đây là một điều rất thuận lợi, báo chí phổ biến rộng rãi, gián tiếp quảng cáo cho đoàn, khêu gợi lòng hiếu kỳ của khán giả, muốn biết xem ca sĩ tân nhạc hát cải lương như thế nào.

Sau hơn một tuần lễ tập tuồng, sự tiến bộ của Hùng Cường thấy rõ, anh đã nhập vào vai diễn một cách nhanh chóng, ca vọng cổ ngọt ngào hơn, các bài bản khác cũng tương đối khá hơn trước nhiều. Ðây là một nỗ lực phi thường, một năng khiếu trời cho, Hùng Cường đã chứng minh được lời cam kết của mình trước ban giám đốc và toàn thể diễn viên, gây một niềm phấn khích cho cả đoàn Ngọc Kiều. Ngoài ra anh rất nhạy bén, biết được sở đoản sở trường của mình, anh đã phối hợp với soạn giả lồng vào kịch bản khá nhiều đoạn tân nhạc, khai thác đúng tài năng đặc biệt của anh.

Rồi ngày khai trương cũng đến, mặt tiền rạp Viễn Trường Mỹ Tho được họa sĩ Nguyễn Quyền bố trí quảng cáo rất đẹp mắt hấp dẫn. Hình của đôi nghệ sĩ Hùng Cường Ngọc Ðáng được phóng to bên cạnh tựa tuồng khai trương Tuyết phủ chiều đông của soạn giả Bạch Yến Lan. Ngày ra mắt đoàn Ngọc Kiều, ông bầu Trần Khâm Thành đã mời một số ký giả kịch trườn từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho, đãi đằng trọng hậu, gián tiếp nhờ sự ủng hộ của báo chí, nhất là năng đỡ anh kép chánh Hùng Cường.

Ðêm khai trương bảng hiệu Ngọc Kiều, khán giả Mỹ Tho từ khắp nơi đổ về, đông đảo ngoài sức tưởng tượng trong rạp Viễn Trường bít kín từ chỗ ngồi đế chỗ đứng, bên ngoài còn dư khán giả gần nửa rạp, tạo một khung cảnh thật ồn ào náo nhiệt. Trước khi mở màn trình diễn, đoàn đã long trọng giới thiệu nghệ sĩ Hùng Cường ra chào mừng khán giả , đồng thời liên tục trình bày 3 bản tân nhạc, vậy mà từng tiếng bis bis.. vẫn vang dậy khán phòng. Hùng Cường cám ơn và tạ lỗi cùng khán giả, trước sự ủng hộ nồng nhiệt đối với anh, nhưng vì đoàn sắp mở màn trình diễn, anh mong ước khán giả hãy tha thứ cho anh, nếu có những gì sơ sót trong đêm diễn đầu tiên, anh Hùng Cường trên sân khấu cải lương.

Tiếng vỗ tay vang dội, Hùng Cường đã khôn khéo tạo cảm tình ban đầu đối với khán giả, trước khi mở màn trình diễn kịch bản Tuyết phủ chiều đông.

(Viễn Đông Nhật Báo)
Hình đại diện của thành viên
mecailuong
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1275
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi bye bye » Chủ nhật Tháng 10 17, 2004 3:56 am

:)
Sửa lần cuối bởi bye bye vào ngày Thứ 5 Tháng 11 25, 2004 5:57 am với 1 lần sửa trong tổng số.
bye bye
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1908
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 8 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi cailuong04 » Chủ nhật Tháng 10 17, 2004 4:07 am

cho đến bây giờ, không có ai đóng BẠCH HẢI ĐƯỜNG hay bằng Hùng Cường :)) :)) :))
cailuong04
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6975
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 5 16, 2004 5:00 pm
Đến từ: hawaii
Has thanked: 0 time
Been thanked: 3 times

Bài viết chưa xemgửi bởi hutieu » Chủ nhật Tháng 10 17, 2004 4:20 am

cailuong04 đã viết:cho đến bây giờ, không có ai đóng BẠCH HẢI ĐƯỜNG hay bằng Hùng Cường :)) :)) :))

Hàn Mặc Tử nữa, và hutieu cũng khoái vai Nhân trong Tuyệt Tình Ca nhất là đoạn " khỏi chửa, khỏi mời, khỏi đuổi.." của HC.
)(Laodau
hutieu
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 167
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 9 30, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi cailuong04 » Chủ nhật Tháng 10 17, 2004 4:26 am

Đồng ý, và vai người cha trong CHO TRỌN CUỘC TÌNH nữa :))
cailuong04
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 6975
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 5 16, 2004 5:00 pm
Đến từ: hawaii
Has thanked: 0 time
Been thanked: 3 times

Bài viết chưa xemgửi bởi bye bye » Chủ nhật Tháng 10 17, 2004 4:31 am

:)
Sửa lần cuối bởi bye bye vào ngày Thứ 5 Tháng 11 25, 2004 5:58 am với 1 lần sửa trong tổng số.
bye bye
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1908
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 8 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Trang kế tiếp

Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron