ĐỆ NHỨT NỮ DANH CA THANH HƯƠNG

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

ĐỆ NHỨT NỮ DANH CA THANH HƯƠNG

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 4 Tháng 8 16, 2006 11:14 pm




Hình ảnh

Thập niên 1960 của thế kỷ vừa qua có thể nói là thời kỳ vàng son của bản vọng cổ. Hầu hết chủ nhân các đoàn cải lương, chủ nhân các hãng đĩa đều chú ý đến những đào kép có giọng ca vàng. Và bản vọng cổ đã chấp cánh cho những tên tuổi một thời huy hoàng trên sân khấu cũng như ở làng đĩa nhựa.




Thời ấy, nghệ sĩ Út Trà Ôn được quần chúng khán giả phong tặng danh hiệu "Đệ nhất danh ca miền Nam" (hay Vua vọng cổ) cũng như Út Bạch Lan được xếp hạng "Đệ nhất đào thương", nghệ sĩ Thanh Hương: Đệ nhất danh ca nữ; nghệ sĩ Như Ngọc: Đệ nhất đào lẳng; nghệ sĩ Hoàng Giang: Đệ nhất kép độc, lẳng v.v...

Hình ảnh

Thanh Hương lớn lên trong một gia đình nghệ sĩ nhà nòi. Cha là NSND Nguyễn Thành Châu tức Năm Châu, một tên tuổi lớn của sân khấu cải lương. Mẹ là nữ danh ca Tư Sạng, tộc danh Đoàn Thị Sạng, một thời sáng chói trên sân khấu Trần Đắt và ở làng đĩa nhựa (thập niên 30).

Ngày nay có dịp nhắc đến danh ca Tư Sạng, thính giả yêu thích những giọng ca xưa không thể quên được 2 bộ đĩa vọng cổ "để đời" của cô là "Tình mẫu tử" và "Đêm khuya trông chồng" do hãng ASIA thực hiện năm 1938.

Nghệ sĩ Thanh Hương tên thật: Nguyễn Thị Thanh Hương, sinh năm 1936 (Bính Tý) tại Phú Nhuận - Tỉnh Gia Định.

Thuở vào đời, Thanh Hương là một tư chức, nhưng nhờ có một giọng ca thiên phú nên cô được mời hát tại Đài phát thanh Pháp Á Sài Gòn từ những năm đầu thập niên 50.

Ban cổ nhạc "Cửu Long" ở đài này nổi tiếng một thời với sự góp mặt của Tám Thưa, Bảy Quới, cô Ba Bến Tre, cô Ba Trà Vinh, Thanh Hương, Văn Chung v.v...

Thanh Hương gặp Văn Chung ở ban "Cửu Long" và mối duyên văn nghệ buộc ràng để trở thành duyên vợ chồng.

Nối nghiệp cha mẹ, Thanh Hương gia nhập đoàn "Việt kịch Năm Châu" vào năm 1954 cùng với Văn Chung và cô đã tạo được cảm tình với khán giả ngay trong tuồng "Người điên trong khói lửa".

Về sau, Việt kịch Năm Châu biến cải lương thành đoàn ca kịch Phước Chung, Thanh Hương cộng tác một thời gian rồi lại có mặt ở đoàn Kim Thanh và sau đó là đoàn Thanh Minh của bầu Năm Nghĩa.

Năm 1956, Thanh Hương bắt tay với cô Kim Chưởng dựng nên bảng hiệu "Kim Chưởng - Thanh Hương", một đại ban rất ăn khách, được báo chí Sài Gòn phong tặng: "Đệ nhất anh hùng lưu diễn".

Thời gian sau, Thanh Hương rút lui, rồi cùng Văn Chung sang cộng tác với đoàn Hữu Tâm của bầu Ba Khê.

Cuối năm 1959, khi sự nghiệp sân khấu khá vững vàng, Thanh Hương cùng chồng dựng nên bảng hiệu "Thanh Hương - Văn Chung", nhưng gánh này chỉ sống non một năm là tan rã và chuyện vợ chồng giữa Thanh Hương - Văn Chung cũng chấm dứt từ đó.

Sau này, Thanh Hương xây dựng hạnh phúc với nghệ sĩ Hùng Minh và lập đoàn cải lương "Thanh Hương - Hùng Minh" từ năm 1963, hoạt động liên tục cho đến lúc Thanh Hương qua đời vào ngày 18/04/1974 (tức vào ngày 24 tháng 03 năm Giáp Dần).

Về địa hạt đĩa nhựa, Thanh Hương cộng tác rất nhiều hãng đĩa, nhưng có một bộ đĩa vọng cổ ăn khách nhất của Thanh Hương, đến nay khi nhắc đến tên tuổi cô, khán thính giả ái mộ vẫn chưa quên bản vọng cổ "Cô bán đèn hoa giấy" của soạn giả Quy Sắc do hãng đĩa Hồng Hoa thực hiện hồi những năm đầu thập niên 60. Chính bản vọng cổ này mà nữ NSƯT Lệ Thủy mới có tên trong làng ca kịch cải lương.

Trước khi chấm dứt bài này, tôi xin được đăng hai câu đối "Khóc Thanh Hương" của soạn giả Viễn Châu:

Ba mươi sáu xuân xanh,

Không tiền không bạc không cửa không nhà

Nghiệp cầm ca - trót vướng nên mang, kiếp trước trời còn đày nghệ sĩ !

Mười mấy năm lận đận.

Trả phấn son trả lời ca tiếng nhạc

Nợ sân khấu đã vay phải trả, đời sau ai có nhớ Thanh Hương?

trích " Một thời vang bóng " của Huỳnh Công Minh
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi tonyhoang2007 » Thứ 7 Tháng 2 10, 2007 7:46 pm

Xin cam on ban Tancogiaoduyen da cung cap nhieu thong tin quy gia .
:)) :)) :)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
tonyhoang2007
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 1 04, 2007 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi tienghathoctro » Thứ 7 Tháng 2 10, 2007 8:34 pm

Sau 1975 cũng như hiện tại nghệ sĩ cải lương Hùng Minh có bước thêm bước nữa gì với ai không ?, hay là ông vẫn ở vậy một mình ?, Hùng Minh & Thanh Hương chung sống với nhau có mấy người con vậy ?.
tienghathoctro
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
 
Bài viết: 3786
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 11 12, 2006 5:00 pm
Đến từ: Ngõ vắng xôn xao
Has thanked: 0 time
Been thanked: 6 times

Bài viết chưa xemgửi bởi MayHong » Thứ 3 Tháng 2 27, 2007 10:28 pm

Sau NS Thanh Huong thì NS Hung Minh có thêm bà vợ trẻ là NS đàn tranh Thanh Thủy ( cô này cũng biết ca CL và có ca vài bài tân cổ với NS Châu Thanh . )
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
MayHong
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 578
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 6 05, 2004 5:00 pm
Đến từ: USA
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi HoaiLang » Thứ 4 Tháng 2 28, 2007 8:23 am

"...Khói chinh chiến đang bùng lên...máu chảy đầu rơi...Tìm nơi bình an...cùng cha mẹ em ra ngoài thành thị...Nên mấy năm rồi..em không còn bán đèn.."

HL vẩn nhớ những trưa đi học về ngồi ôm cái radio để nghe chương trình Cổ nhạc...Và nghe đến nhớ được một đoạn "Cô Bán Đèn Hoa Giấy" do cô Thanh Hương ca ! :)) :))
Hình đại diện của thành viên
HoaiLang
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 12853
Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 8 12, 2006 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi vanchus » Thứ 7 Tháng 3 03, 2007 1:13 am

Đối với tôi, Thanh Huơng được nhớ đến nhiều qua tuồng cải lương Áo Cưới trứoc Cổng Chùa . Hồi đó là trọn bộ dĩa đá 78 vòng, bắt đầu bằng bài hát ..Tục truyền, tục truyền ngày xửa ngày xưa ..Có lẽ đã hơn 30 năm rồi, không còn được nghe tuồng này nữa. Có lẽ nhờ bộ dĩa này mà tôi để ý nhiều đến ngành ca cổ. Hy vọng sau naycó người con giữ bộ dĩa này và cho phát hành lại ... Chỉ biết hy vọng thôi chứ biết sao giờ ...
Hình đại diện của thành viên
vanchus
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 8 01, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Re: ĐỆ NHỨT NỮ DANH CA THANH HƯƠNG

Bài viết chưa xemgửi bởi tu kien » Thứ 7 Tháng 4 20, 2013 4:10 pm

Đệ nhất nữ danh ca Thanh Hương.
Hình ảnh



Thưa quí thính giả, trong chương trình cổ nhạc hôm nay, Nguyễn Phương xin mời quí thính giả thưởng thức giọng ca của đệ nhứt nữ danh ca vọng cổ Thanh Hương. Danh hiệu « đệ nhứt nữ danh ca vọng cổ» của cô Thanh Hương là do cuộc trưng cầu ý kiến bình chọn của đọc giả báo Tiếng Dội Miền Nam thực hiện trong năm 1960. Có 4 nghệ sĩ được vinh danh.



Nam danh ca vọng cổ Út Trà Ôn được khán giả ái mộ và báo kịch trường thường xuyên nhắc nhở trong mấy chục năm liền. Còn nữ danh ca Thanh Hương thì ít được nhắc tới vì cô mất sớm( năm 1974) và vì một chuyện tình riêng của cô mà dư luận thời đó không tán thành và báo chí kịch trường cũng lên án nên không nhắc nhở đến tên tuổi của Thanh Hương.


Song thân của Thanh Hương

Trước khi giới thiệu về nữ nghệ sĩ Thanh Hương, Nguyễn Phương xin phép được kể qua về song thân của Thanh Hương. Phụ thân của cô Thanh Hương là nghệ sĩ Nguyễn Thành Châu tức nghệ sĩ kiêm soạn giả Năm Châu, một nghệ sĩ đa tài, có công lớn đối với nền nghệ thuật sân khấu cải lương và là một kép rất đẹp trai, đầy nam tính.

Mẫu thân của Thanh Hương là nữ danh ca Tư Sạng. Cô Tư Sạng là nữ danh ca được hãng dĩa Asia ký hợp đồng độc quyền thu thanh giọng ca của cô trong thập niên 1940 đến 1955, cô Tư Sạng nỗi danh với các bộ dĩa Trãm Trịnh Ân, đào Tam Xuân báo phu cừu, xủ án Bàng Quí Phi, Hoa rơi cửa phật tức chuyện tình Lan và điệp, và rất nhiều dĩa ca vọng cổ độc chiếc mà đến ngày nay thính giả còn nhắc nhở như các dĩa đêm Khuya trông chồng, Tình Mẩu Tử.

Sáu câu vọng cổ Tình Mẩu Tử do cô Tư Sạng ca, một thời đã là khuôn vàng thước ngọc để dạy các cô gái cách cư xử khi về nhà chồng. đêm hôm trước lễ tân hôn, nhà gái thường tổ chức nấu tiệc cổ bàn chuẩn bị đón gia đình họ đàn trai và chàng rể, đồng thời là đêm tâm sự, đưa tiển con dâu, người ta thường cho hát dĩa hát Tình Mẫu Tử của cô Tư Sạng ca, xem đó là lời giáo huấn con gái trước khi về nhà chồng.

Nữ nghệ sĩ Thanh Hương thừa hưởng gương mặt đẹp của cha và giọng ca vàng của mẹ. Vào thập niên 1950, khi hãng dĩa Hồng Hoa( hãng dĩa Asia đổi tên) tung ra thị trường dĩa vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy ( tác giả Quy Sắc, ca sĩ Thanh Hương) Thanh Hương nổi lên như một hiện tượng đặc biệt của làng dĩa nhựa : các rạp hát khi hát quảng cáo bằng loa phóng thanh trước cửa rạp đều có hát bài vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy của Thanh Hương ca. đài Phát Thanh Saigon và đài Phát Thanh Quân đội trong chương trình ca cổ cũng thường cho hát bài Cô bán đèn hoa giấy theo lời yêu cầu của thính giả của đài.

Lúc đó Thanh Hương và Út Bạch Lan là hai giọng ca nữ ăn khách nhất của sân khấu và của hãng dĩa. Sức hấp dẫn của giọng ca Thanh Hương là âm vực cao, tiếng rất trong trẻo, vang lộng, ngọt ngào mà khi ca những đoạn lâm ly thì nghe cũng rất mùi, rất êm tai.

Lời văn bài ca Cô bán đèn hoa giấy kể chuyện tình lãng mạn của một cô gái mới dậy thì với một chàng đẹp trai chưa hề quen biết, cũng là một yếu tố giúp cho Thanh Hương thành công qua bài ca vọng cổ nầy. Giọng ca ngọt ngào của Thanh Hương để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng thính giả qua bản vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy, cũng như mấy mươi năm trước, Mẹ cô, nữ danh ca Tư Sạng được nhắc nhở mải với giọng ca ngọt ngào thiên phú qua bản vọng cổ Tình Mẫu Tử.

Như trên tôi có nói qua vì một chuyện tình mà Thanh Hương đánh mất cảm tình của báo chí kịch trường và khán giả ái mộ cô. Nay thì cô đã mất rồi, tôi có nhắc lại thì cũng chỉ là để nói « nghệ sĩ là người của công chúng », mà giới truyền thông báo chí thời đó có ảnh hưởng rất lớn đối với dư luận của dân chúng. Có nghệ sĩ cũng phạm những lổi lầm như Thanh Hương, nhưng nghệ sĩ đó không bị đã kích nặng nề như Thanh Hương vì báo chí kịch trường thiên vị, làm ngơ.


Chuyện là vầy : Trong những dịp thu thanh ở đài Phát Thanh hoặc trong các hãng dĩa, đôi danh ca Thanh Hương – Văn Chung gặp gỡ nhau, yêu nhau, đưa đến việc thành vợ thành chồng.

Năm 1952, cặp danh ca Thanh Hương – Văn Chung gia nhập gánh hát Thanh Minh của bầu Nghĩa khi gánh hát nầy hát ở Vũng Tàu. Văn Chung lúc đó là kép mùi, Thanh Hương và Út Bạch Lan là đào mùi , cả ba đang là diễn viên ăn khách nhứt của đoàn hát Thanh Minh. Cùng đứng trên sân khấu Thanh Minh còn có các kép ca như Năm Nghĩa, Minh Tấn, Quang Phục, Út Nhị và các diễn viên nổi tiếng như Hoàng Giang, Vinh Sang, Hề Kim Quang, hề Châu Hí, Hề Núi.

Năm 1954, Thanh Hương – Văn Chung về hát cho đoàn Việt Kịch Năm Châu. Thanh Hương thủ các vai chánh trong tuồng Miếng Thịt Người, Thanh Hương cũng thế các vai chánh của nữ nghệ sĩ Kim Lan khi cô nầy đau hay không đi được đến các vùng xa để hát. Văn Chung có lần đóng vai Gia Lử Sanh thế cho nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu trong tuồng Gió Ngược Chiều.

Năm 1956, Thanh Hương Văn Chung về hát cho gánh hát Hoa Anh đào - Kim Chưởng của bà Bầu Kim Chưởng.

Năm 1958, Thanh Hương sanh đứa con gái đầu lòng, đặt tên là Thủy. Thanh Hương và Văn Chung lập gánh hát, lấy bảng hiệu Thanh Hương – Văn Chung. Thủy được cha mẹ đem theo trong đoàn hát. Năm Thủy được 3 tuổi thì cha mẹ cô ly dị nhau. Văn Chung bỏ về Sàigòn, Thanh Hương một mình lèo lái gánh hát, cô đành phải đem con về gởi cho bà Nguyễn Thị Giàn là người chị thứ ba của anh Năm Châu( tức là cha của cô). Chị Ba Giàn nuôi cháu Thủy tại trại Phước Chung, ở dưới dốc cầu Bông phía đi về hướng tòa đô chính Gia định.

Văn Chung về Saigon, đến ông Phạm Văn Triệu, cảnh sát trường Quận Nhì, đầu đơn kiện anh Hùng Minh, một kép trẻ trong đoàn đã lấy vợ anh và lập tức các ký giả kịch trường biết, họ liền khai thác triệt để cái tin giựt gân nầy. Nên nhớ là sau năm 1954, hòa bình được lập lại sau nhiều năm dài chiến tranh, dân chúng làm ăn phát đạt nên người ta dám mua sắm, ăn mặc và dám tốn tiền để xem hát giải trí, các đoàn hát nhờ vậy mà phát triển, đời sống của nghệ sĩ cũng được nâng cao, hết cảnh ăn quán ngủ đình, nhiều người mua xe, mua nhà cao cửa rộng do đó khán giả càng thích tìm hiểu về đời tư của nghệ sĩ.

Anh Năm Châu và ký giả lão thành Trần Tấn Quốc nhật báo Tìếng Dội, chủ trương gầy dựng một phong trào « đời Sống Mới » trong giới nghệ sĩ sân khấu cải lương, chống tệ đoan tứ đổ tường để xóa đi cái thành kiến xướng ca vô loại của dân chúng đối với nghệ sĩ.

Những tệ nạn như nghệ sĩ ghiền hút xách, cờ bạc, say sưa be bét và trai gái, đĩ bợm, tình yêu bất chính, đều bị báo chí kịch trường lên án, gây dư luận ồn ào đến mức là các ông bà Bầu các gánh hát không dung chứa những nghệ sĩ bị sự kết án của công luận. Thanh Hương lại là con gái của anh Năm Châu, người chủ xướng cái phong trào giáo dục đạo đức cho người nghệ sĩ, chống tệ nạn tứ đổ tường và tệ nạn thay chồng đổi vợ nên báo chí càng làm dử, Thanh Hương và Hùng Minh trở thành con dê tế thần đầu tiên của phong trào nầy.

Khi Thanh Hương đổi bảng hiệu gánh hát là Thanh Hương – Hùng Minh thay cho bảng hiệu Thanh Hương Văn Chung, khi đi hát ở địa phương nào cũng bị khán giả phản đối. Có nơi họ lén lấy dao rạch nát các tấm panneaux quảng cáo tuồng. Vì vậy gánh hát Thanh Hương Hùng Minh phãi rã gánh.

Năm 1974, Thanh Hương có thai và trong một ca sanh khó, cô mất ở dưới tỉnh, nơi đoàn hát đang lưu diễn. Bài ca Cô Bán đèn hoa giấy, ba câu sau dường như có dự báo về cuộc tình duyên của Thanh Hương. Xin mời qúy thính giả nghe ba câu chót của bai vọng cổ Cô Bán đèn hoa giấy.

Con em là chiến tuyến của lòng Ngăn không cho em theo người tình cũ

Nếu Thanh Hương nhớ hai câu thơ nầy trong đoạn kết của bài ca, Thanh Hương nhớ đến con Thủy, con của Thanh Hương và Văn Chung để kịp dừng lại trước mối tình trẻ đầy quyến rủ của Hùng Minh thì thảm kịch đã không xảy ra.

Sau khi Thanh Hương mất, cô Kim Chưởng nhận Thủy về hát trong đoàn cải lương Kim Chưởng và đặt cho nghệ danh Hương Chung Thủy. Hương là tên Mẹ; Chung, tên Cha và cộng với tên con thành ra Hương Chung Thủy. được cô Kim Chưởng thương yêu và trực tiếp dạy cho nghề hát nên hiện nay Hương Chung Thủy là một diễn viên sáng chói của cải lương miền Tây.

Chương trình cổ nhạc đến đây xin dứt, Nguyễn Phương xin cám ơn qúy thính giả đã chịu khó lắng nghe, xin hẹn giờ nầy tuần sau.

Soạn giả Nguyễn Phương
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Hình đại diện của thành viên
tu kien
Forum Mod
Forum Mod
 
Bài viết: 7629
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 3 19, 2012 11:53 am
Has thanked: 4 times
Been thanked: 72 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron