Hát xướng miền Nam trong giai đoạn khởi đầu qu

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Hát xướng miền Nam trong giai đoạn khởi đầu qu

Bài viết chưa xemgửi bởi bye bye » Thứ 7 Tháng 11 20, 2004 5:12 pm

Cụ Vương Hồng Sển là một học giả lỗi lạc ở miền Nam trước năm 1975, những tài liệu sưu khảo của cụ Vương về thời kỳ khai phá đất phương Nam, khởi đầu xây dựng vùng đất Sài Gòn Chợ Lớn rất có giá trị. Ngoài ra học giả Vương Hồng Sển rất yêu mến nền cổ nhạc dân tộc, cụ đã viết cuốn sách 50 năm cải lương và những hồi ký ngắn có liên quan đến sự phát triển của bộ môn cổ nhạc, từ thời kỳ hát bội đến ca tài tử và sự hình thành sân khấu cải lương.

Chúng tôi mạn phép xin ghi lại bài hồi ký “Hát xướng miền Nam” dưới mắt của học giả Vương Hồng Sển để độc giả cùng thưởng thức và tìm hiểu. Dưới đây là bài hồi ký của cụ Vương Hồng Sển: “Nhớ bấy nhiêu viết bấy nhiêu”. Được ba tuổi, ba tôi còn nách tôi bên hông bên nách, mua vé và chỉ một vé để vào xem hát bóng, vì thuở ấy hát bóng mới có và bày hát nơi chợ Châu Thành Sóc Trăng.




Nhưng đến cửa có một ông Tây to lớn, biểu hạ tôi xuống tới đất, ông kêu trời rằng: “Cao như vầy phải trả tiền, Ba tôi phải bấm bụng đưa thêm một cắc bạc. Số tiền không lớn, nhưng chứng tỏ tình cha con vô sở bất trí. Đó là việc lối năm 1910 hay 1911 gì đó.

Qua năm 1914, có trận giặc đánh giữa Đức và Pháp, ông Tây cao lớn này tôi nhớ tên là Smith, người gốc Thụy Điển nhập Pháp tịch, nên vân châu lưu và hành nghề hát bóng dạo tự do. Một cái máy cũ ô tô sập ký nình, máy chạy nghe rầm rầm điếc tai, khi chớp bóng phải quay máy bằng tay, máy chạy nghe rột rột, hình hiện màn ảnh nhảy cà tưng, Charlot cưới vợ... hát trở đi trở lại vẫn một phim. Chúng tôi chê là cũ, ông Tây trả lời: “Địch Thanh nằm miễu sao tụi bây không chê là cũ”.
Sau những năm kế đó, có Tây Léopold xuống và hát thuật, hát treo đầu Đơn Hùng Tín, chính Tây Léopold này lên Sài Gòn lập nhà hát Casino, nay vẫn còn ở đường Pasteur và địch thủ của Léopold là lão Mesner là chủ rạp Eden ở đường Tự Do và cho tới nay vẫn còn.

Tôi lúc ấy đã học lớp nhì, biết coi hát bội, tuổi chừng 15, 16, nghe hát giọng thật to chất chứa, nhưng không hiểu một tiếng gì, chỉ thích hai cô bé nhỏ ra sân khấu đánh võ múa gươm, gọi là chạy hiệu. Rồi sau này lâu lắm mới biết hai cô đào bé tí ấy là cô Quyên Thinh sắc song toàn, đã mất trên đất Thủ Dầu Một, chuyên môn xuất sắc trong vai Bàng Bưu, công tử bột trong tuồng Lục Phượng Dương gì đó, còn cô đào nọ chính là Năm Sa Đéc, hiền thê quá cố.

Năm 1918 ở Sóc Trăng, phó tham biện ăn lương theo tây, tên Nguyễn Phú Quý hưởng ứng dịp vay quốc trái “Rồng Nam phụng bạc” cứu nước Pháp, gọi là mẫu quốc và thừa dịp ấy bắt buộc một cô đào hát bội tên Sáu Sển, đang diễn tại chợ Bãi Xàu Mỹ Xuyên, phải tách gánh qua phụ lực hát chung với gánh cô Ba Ngoan, đang diễn tại chợ Sóc Trăng, để tiền thâu vô thêm dồi dào. Ngày nay còn lại là cô Năm Nhỏ của gánh Sài Gòn là một cô đào xuất sắc. Tôi nhớ hôm hát tuồng Trần Nhựt chánh, cô Năm Nhỏ thủ vai nàng dâu, nhưng vẫn không đối đáp và hát trội hơn mẹ chồng, vai của cô Sáu Sển. Tiếc thay lúc ấy tiến hóa còn chậm, không ai biết thâu ảnh, thâu tiếng để lưu lại, tỷ như mấy thằng bột, hát giọng trọ trẹ của cô Quyên, cho tới nay tôi chưa nghe ai hát hay hơn được.

Kể lại từ ở Sóc Trăng nhau rún, trải qua nhiều nơi tạm lê gót giang hồ: Sài Gòn 1923-1928, Sa Đéc 1928-1932, trở lại Sóc Trăng 1932-1935, báo hiếu cho cha già chưa được mảy may thì đổi qua Cần Thơ 1935-1938, kể lại bị đuổi về dinh Soái phủ ở Sài Gòn năm 1938-1943. Sau đó lại được cho về Tòa Bố Sóc Trăng 1943-1947, nơi những thị thành đi qua ấy, tôi được tốt phước xem gần đủ mặt từ hát bội như Bầu Cơ, Bầu Thạch, Kép Tám Trí, Kép Sáu Ất, Kép Bầu Thắng, Mười Sự, Mười Vàng, Chín Tài. Rồi lần lượt bắt tay bên cải lương như Kép Tư Út, đào Ngọc Nhàn gánh hát Thầy Thuốc Minh Sóc Trăng, cùng đánh chén với Tư Chơi, Bảy Nhiêu, Từ Anh, Ba Vân, Năm Châu. Nhớ lại lúc cải lương còn gắn râu bằng keo, có anh kép làm Mạnh Lương, khi vào gỡ râu ra đặt vào ghế để dưỡng hơi, đến khi tới phiên ra sân khấu, tìm râu không thấy, nên vừa hát vừa lấy tay áo che miệng. Bỗng cô đào chánh bước ra diễn, kép ta thấy sau bàn tọa của cô đào mấy sợi râu bông gòn, bèn lẹ tay vừa thâu vừa dán, chưa xong thì màn đã hạ. Một lần khác Năm Châu thủ vai Tôn Bảo, vừa ghen tức, bỗng cô đào hí hửng đóng vai Quế Anh, cà rỡn chọc tức, kép bèn huơ thương đánh thật mạnh vào đào Quế Anh đỡ không kịp, đau quá cất tiếng khóc và nói lối: “Công tử ơi nhẹ nhẹ cho thiếp nhờ”. Ngày nay cớ sao tôi nhớ mãi mấy câu này, xin hỏi hỏi người còn ở đây có nhớ hay chăng, hay vì đã thủ quá nhiều vai, thảy thảy đều hay, làm sao còn nhớ chuyện bâng quơ hà rứa.

Tôi nay rõ lại, Năm Châu, nếu lúc còn ở trường trung học Mỹ Tho, đã từng leo rào ra học hát, bị trường đuổi không cho học tiếp, thì có lẽ Năm Châu học hành suông sẻ, ra trường thi đỗ, làm thầy ký thầy thông gì đó, chắc chắn nghệ thuật cải lương đã mất một người có biệt tài trong nghề ca hát.

Nhớ lại thuở ấy thơ xuân 1910, ở trường tỉnh Sóc Trăng có ông đốc một chân bạn, nhưng dạy rất hay, ông tên Gros, chính ông dạy cho học trò lớp nhứt học và diễn tuồng tốt rất được hoan nghênh. Người học trò được truyền nghề chính là cậu Bảy Cảnh, chính là thân phụ của kép Hữu Phước, ông đờn rất giỏi vĩ cầm và mandoline nên đã phổ các bài cổ nhạc: Tứ đại oán, Bình bán, Dạ cổ hoài lang qua nhạc Tây, nghe rất réo rắt. Từ ngày Tây bị đảo chánh, nhà hát Tây nơi đường Tự Do không còn oan liệt như thuở nào, nhưng dấu vết những buổi hát Tây vẫn còn đó. Khi tôi được viếng đất Pháp, thấy đào kép Tây vẫn được Nhà nước cung cấp lương hậu, để giữ nghệ thuật hát xướng tồn tại mãi. Khi tôi sang nước Nhật, tôi ngỏ ý muốn xem điệu hát “nô” cũng y như hát bội của mình, nhưng tôi được trả lời phải xin trước mới có vé ấn định ngày xem. Còn ở nước mình, luôn luôn hô hào bảo tồn văn hóa, nhưng lại không nuôi dưỡng nghề ca hát, để một ngày một tàn tạ, thật buồn lắm ru.

Phạm Hà Nam
bye bye
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
 
Bài viết: 1908
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 8 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi ngocanh » Thứ 7 Tháng 11 20, 2004 7:39 pm

Lúc nào rãnh ngocanh sẽ đưa lên: "Hồi ký 50 năm mê hát" của cụ Vương :))
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật Tháng 4 11, 2004 5:00 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum