ỦNG HỘ QUỸ DUY TRÌ TRANG WEB


Switch to full style
Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.

Nội quy chuyên mục

THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Gửi bài trả lời

Nhạc sĩ Bắc Sơn qua đời

Thứ 4 Tháng 3 02, 2005 3:11 am

Nhạc sĩ, diễn viên điện ảnh Bắc Sơn (tên thật là Trương Văn Khuê) vừa qua đời vào lúc 21 giờ 50 ngày 23/2/2005 tại nhà riêng, thọ 74 tuổi.
Hình ảnh
Nghệ sĩ Bắc Sơn đã từng đóng trên 50 bộ phim truyền hình, viết trên 500 nhạc phẩm, trong đó có khoảng 300 bài mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, nổi tiếng như Còn thương rau đắng mọc sau hè, Bông bưởi hoa cau, Hoa đào năm ngoái, Em đi trên cỏ non, Hai mùa mưa nắng, Còn thương góc bếp chái hè, Sa mưa giông... Chính những ca khúc mang đậm chất dân ca này khiến tên tuổi ông trở nên quen thuộc với nhiều người yêu nhạc.

Bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Bắc Sơn là Mình gặp nhau chăng? Bắc Sơn cũng là tác giả của những ca khúc trữ tình như Em và nỗi nhớ, Nghe tiếng piano trên đời, Lặng lẽ... Nhưng những ca khúc ông tâm đắc nhất vẫn là những bài mang âm hưởng dân ca như ca khúc Đêm nghe tiếng vọng cổ và những ca khúc viết về mẹ như Mẹ ngồi sàng gạo, Đêm nằm nhớ mẹ...

[video width=320 height=240]http://www.streamload.com/Deliver/Deliver.asp?cxInstID=84103459&nodeID=89170601&returnPage=http%3A%2F%2Fwww%2Estreamload%2Ecom%2FNodes%2FNode%2Easp%3FcxInstID%3D84103459%26nodeID%3D218820311%26alreadyCurrentTab%3Dtrue[/video]

[align=center]Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè[/align]
[align=center]Nắng hạ đi mây trôi lang thang cho hạ buồn
coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng

Ai biết mẹ buồn vui khi mẹ kêu cậu tới gần
biểu cậu ngồi, mẹ nhổ tóc sâu, hai chị em tóc bạc như nhau

Đôi mắt cậu buồn thiu, phiêu lưu rong chơi những ngày đầu hè ba vá miếng dừa để mòn sương, dãi nắng dầm mưa

Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình
nhớ lũy tre xanh dạo quanh, khung trời kỷ niệm
chợt thèm rau đắng nấu canh

Xin được làm mây mà bay khắp nơi giang hồ
ghé chốn quê hương xa rời người cất bước ly hương
Xin được làm gió dập dìu đưa điệu ca dao
Trái bể phiến sau cũng ngọt ngào một lời cho nhau

Xin sống lại tình yêu đơn sơ,
rong chơi những ngày đầu hè, ba vá miếng dừa để mòn sương, dãi nắng dầm mưa

Xin nắng hạ cội nguồn một mình ngồi nhớ lũy tre xanh dạo quanh, khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh ..[/align]

[marq=right](Nhạc sĩ Bắc Sơn)[/marq]

Thứ 4 Tháng 3 02, 2005 3:42 am

Lại một tin buồn, :sad:
Cảm ơn bye bye :))

Thứ 4 Tháng 3 02, 2005 9:21 am

:)) :)) :))

Thứ 4 Tháng 3 02, 2005 1:08 pm

Từ năm nay trở đi, Rằm tháng Giêng hàng năm có thêm nhiều nỗi nhớ. Nỗi nhớ đầu tiên là nhớ nhà thơ Huy Cận, ra đi vào 11 tháng Giêng âm lịch (19/2/2005). Nỗi nhớ thứ hai là nhớ nhạc sĩ Bắc Sơn, ra đi vào đúng rằm tháng Giêng - Ngày thơ Việt.

Bài hát nổi tiếng nhất của ông, được nhiều thế hệ yêu thích là Còn thương rau đắng mọc sau hè. Bản nhạc này được ông viết vào năm 1974, làm nhạc nền cho vở kịch truyền hình Bếp lửa ấm, phát trên Truyền hình Sài Gòn. Người hát bài này đầu tiên chính là Hoàng Oanh nhưng bản nhạc không nổi lên được bởi thời ấy, loại nhạc này không được mấy người ưa chuộng. Sau 1975, ca sĩ Hương Lan hát và ghi âm Còn thương rau đắng mọc sau hè tại Pháp và nhanh chóng lan truyền trong giới Việt kiều bởi cùng chung tâm trạng vọng cố hương của những người xa xứ.

Dù bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè đưa tên tuổi nhạc sĩ Bắc Sơn đi khắp nơi nhưng ông lại tâm đắc với bài hát Đêm nghe tiếng vọng cổ viết năm 1999 và những bài ông viết về mẹ. Những sáng tác cuối cùng của ông là 10 bản nhạc phổ thơ cho Sở VHTT Vĩnh Long.

Nhạc sĩ Bắc Sơn ra đi để lại gia tài khoảng 500 nhạc phẩm, trong đó có cả nhạc không lời, bán cổ điển (dài 5, 6 trang) và cả những ca khúc trữ tình như Em và nỗi nhớ, Nghe tiếng piano trên đời, Lặng lẽ... riêng nhạc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ có khoảng 300 bài. Ông từng nói: "Tôi thích viết bởi tôi là dân Nam Bộ. Thể loại này lạ lắm: Tân không ra tân, cổ không ra cổ. Tôi cùng với các nhạc sĩ Thanh Sơn, Vũ Đức Sao Biển đã có một thời gian nghiên cứu cổ nhạc và cùng... thẩm thấu".

Ngoài ra, NSƯT Bắc Sơn còn được biết đến trong hơn 50 phim. Bộ phim đầu tiên ông tham gia là Cô Nhíp (1977) của đạo diễn Khương Mễ. Trong Liên hoan phim lần IX (1990), ông được trao giải Diễn viên xuất sắc nhất (vai Hai Bạc Liêu trong phim Người tìm vàng của Đào Bá Sơn).

*Linh Lan

Thứ 4 Tháng 3 02, 2005 1:12 pm

:)) :mrgreen:
Gửi bài trả lời

ỦNG HỘ QUỸ DUY TRÌ TRANG WEB