Nhạc Sĩ Khánh Băng Từ Trần

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Nhạc Sĩ Khánh Băng Từ Trần

Bài viết chưa xemgửi bởi Dannyboyez » Thứ 6 Tháng 3 04, 2005 11:18 pm

Sài Gòn: Nhạc sĩ Khánh Băng từ trần ở tuổi 67
Monday, February 21, 2005 thdo



Chân dung nhạc sĩ Khánh Băng.


SÀI GÒN 21- 02 - Nhạc sĩ nổi tiếng Khánh Băng với ca khúc “Sầu Ðông” đã từ trần ngay ngày Mùng Một Tết Ất Dậu, nhằm ngày mùng 9 Tháng Hai năm 2005 tại nhà riêng ở đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, thọ 67 tuổi.

Tin tức về sự kiện nhạc sĩ Khánh Băng qua đời chỉ được nhiều bạn văn nghệ và báo chí trong nước cho hay vào những ngày sau Tết Ất Dậu.

Báo Thanh Niên, dẫn lời người nhà của cố nhạc sĩ Khánh Băng kể lại: “Sáng Mùng Một Tết ông còn nói cười vui vẻ, ăn bánh mứt và nhận lời chúc Tết của con cháu. Ðến trưa ông kêu mệt, đi nằm và rồi đi luôn vào cõi vĩnh hằng lúc 4 giờ 30 cùng ngày. Ngày Tết, hầu hết các cơ quan thông tấn báo chí đều không làm việc nên việc thông tin về sự ra đi của ông có phần trở ngại. Thi hài ông được gia đình đưa về an táng tại quê nhà Vũng Tàu vào ngày Mùng Bốn Tết, cũng chỉ có gia đình và một vài văn nghệ sĩ thân thiết đã từng gắn bó với ông từ ngày xưa...”

Nhạc sĩ Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh, sinh năm 1935 tại Thắng Tam, Vũng Tàu. Nghệ danh Khánh Băng là tên của 2 cô bé bạn học từ bậc... tiểu học ghép lại (một người tên Khanh còn người kia tên Băng, cậu học trò Minh thêm vào một cái dấu sắc và mang tên này suốt đời).

Ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Khánh Băng được phổ biến là bài “Nụ Cười Thơ Ngây” lần đầu tiên Ðài Phát Thanh Sài Gòn phát, ca sĩ Minh Trang và Anh Ngọc song ca. Bốn chục năm sau, trả lời phỏng vấn báochí trong nước,nhạc sĩ còn nhớ ngày phát thanh này là "Thứ Ba 15 Tháng Ba năm 1953".

Ðược nhạc sĩ Võ Ðức Thu hướng dẫn và nâng đỡ, Khánh Băng khởi đầu sự nghiệp ca nhạc với cây đàn mandoline và thi đậu vào làm nhạc công ở Ðài Phát Thanh Sài Gòn năm 1954, sau đó ông chơi đàn ở đoàn Sầm Giang của nghệ sĩ Trần Văn Trạch và ở Ðài Pháp-Á.

Khánh Băng được coi là người Việt Nam đầu tiên sử dụng đàn guitar điện trên sân khấu, trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Ngoài biểu diễn, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc, tiêu biểu như: Vọng ngày xanh, Có nhớ đêm nào, Tiếng mưa rơi, Nếu một ngày, Ðôi ngả chia ly, Nếu có nhớ đến... riêng bản Sầu Ðông ông còn đặt cả lời Pháp với tựa đề Johnny Mon Amour. Khoảng thời gian trước khi bị mù (từ 1991-1996), ông sáng tác được chừng 100 ca khúc, trong đó có những bài khá phổ biến như: Trên nhịp cầu tre, Chờ người, Chiều đồng quê... mang phong cách miền Nam.
Hình đại diện của thành viên
Dannyboyez
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 407
Ngày tham gia: Thứ 4 Tháng 6 02, 2004 5:00 pm
Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Advertisement

Bài viết chưa xemgửi bởi tieulongn » Thứ 7 Tháng 3 05, 2005 9:26 am

wow, năm nay tin buồn nhiều quá nhỉ? :sad: :sad: :sad:
Hình đại diện của thành viên
tieulongn
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
 
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 8 17, 2004 5:00 pm
Đến từ: Saigon
Has thanked: 0 time
Been thanked: 0 time

Bài viết chưa xemgửi bởi TranKhanh » Thứ 4 Tháng 11 16, 2005 3:48 am

:)) :)) :))
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 5:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
Has thanked: 0 time
Been thanked: 110 times

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Chủ nhật Tháng 12 04, 2005 12:10 am

[ram]http://www.cailuongvietnam.com/music/tuong nho nhac si khanh bang.wma[/ram]


Tưởng nhớ nhạc sĩ Khánh Băng

Thy Nga, phóng viên đài RFA

Vừa mới bước sang năm Ất Dậu, làng âm nhạc Việt Nam đã nhận tin buồn về nhạc sĩ Khánh Băng qua đời vào mùng 1 Tết tại Saigon. “Sầu đông” kéo tới, lấp cả tia nắng buổi tân niên. “Sầu đông” Huy Vũ đang trình bày, là một trong các ca khúc nổi tiếng của Khánh Băng.

Khánh Băng tên thật là Phạm Văn Minh sinh năm 1935 tại Vũng Tàu. Theo một cuộc phỏng vấn của tờ Thanh Niên cách nay ngoài 2 năm rưỡi, Khánh Băng cho biết: “Năm 14 tuổi, lên thủ đô Saigon theo học tại trường trung học Huỳnh Khương Ninh. Ở khu vực Tân Định, cùng với một nhóm thanh thiếu niên yêu văn nghệ, tập dợt để đàn hát miễn phí cho các đám cưới. Chuyên sử dụng mandolin, đến năm 1954 thì thi đậu vào làm nhạc công tại đài phát thanh Sàigòn.

Kế đến, được Tùng Lâm giới thiệu với nghệ sĩ Trần Văn Trạch, để chơi đàn trong đoàn Sầm Giang, và vào đài Pháp Á. “Khánh Băng” khởi nghiệp từ đó, cái nghệ danh này là do tên của hai người đẹp thuở ấy ghép thành.”

“Nếu một ngày” (Thế Sơn, Don Hồ và Nguyễn Hưng hợp ca) (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

Trong cuộc phỏng vấn ấy, Khánh Băng cho hay là sáng tác từ hồi còn ở tiểu học, thành ra không nhớ là tổng cộng có bao nhiêu tác phẩm nữa. 500 thì quá ít mà 1000 lại hơi nhiều.

Nhưng nhớ rõ ngày 15 tháng Ba năm 1955, lần đầu tiên, nhạc bản của ông được phát là trên làn sóng đài Saigon, và là bài “Nụ cười thơ ngây” do Minh Trang song ca với Anh Ngọc.

Nữ ca sĩ kỳ cựu Minh Trang hiện cư ngụ ở quận Cam, Nam California, nhớ lại kỷ niệm với Khánh Băng như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

Với “Vọng ngày xanh” Khánh Băng thành danh vào năm 1956.

“Vọng ngày xanh” (Hùng Cường trình bày) … (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

Nữ văn sĩ Francoise Sagan nổi tiếng của Pháp thích âm điệu bài “Vọng ngày xanh” nên đã viết lời Pháp cho ca khúc này. Và cũng nhờ nhạc phẩm ấy mà Khánh Băng được hội Tác Quyền Thế Giới mời gia nhập.

Bài “Sầu đông” mà quý vị nghe vào đầu chương trình, cũng có lời Pháp do tác giả viết thêm. Khoảng năm 62 thì Khánh Băng sáng tác một loạt các nhạc bản với tiết tấu nhanh như “Sầu đông”, “Có nhớ đêm nào”, “Tiếng mưa rơi” được coi là các bài nhạc trẻ đầu tiên tại Việt Nam. “Có nhớ đêm nào” … (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

“Có nhớ đêm nào” là ca khúc mà Mai Lệ Huyền thường trình diễn trên sân khấu kích động của Saigon năm xưa, quý vị ở tuổi trung niên chắc còn nhớ. Trong chương trình hôm nay thì một ca sĩ thuộc thế hệ mới, là Shayla, hát đến quý thính giả.

Về Khánh Băng, khán giả ghi nhớ hình ảnh một chàng nhạc sĩ cao ráo, điển trai trong ban “Thời đại”. Anh là người Việt đầu tiên sử dụng guitar điện trên sân khấu.

Ngoài nhạc kích động, Khánh Băng còn viết nhạc trữ tình, nhạc quê hương dưới tên Anh Minh, hay Nhật Hà. Ở lại thành phố cũ sau biến cố 1975, ông tiếp tục sáng tác, và cho hay là từ năm 91 đến năm 96, đã viết được hơn 100 nhạc bản trong đó có các bài phổ biến như “Trên nhịp cầu tre”, “Chiều đồng quê”, và “Chờ người” mời quý vị nghe sau đây qua giọng hát Hạ Vy.

“Chờ người” … (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

Các nhạc bản khác nữa của Khánh Băng mà Thy Nga có thể kể ra là Nếu một ngày, Chiều hoang, Đôi ngã chia ly, Giờ này anh ở đâu.

Từ năm 96, chứng bệnh tiểu đường khiến thị giác mất dần, ông còn bị huyết áp nữa trong khung cảnh thiếu kém của cuộc sống dưới chế độ mới. Theo nữ kịch sĩ Tú Trinh và nghệ sĩ Trường Kỳ cho biết thì cách nay hai tháng, ông bị té cầu thang, gãy tay nhưng vào lễ Giáng Sinh là dịp Sinh nhật của mình, nhạc sĩ Khánh Băng cũng tổ chức một buổi tiệc thân mật tại tiệm ăn của ca sĩ Giao Linh.

Hôm ấy, có các nhạc sĩ Châu Kỳ, Đài phương Trang, Hoàng Trang, Mạc thế Nhân, Quốc Dũng, … ca sĩ thì có Lan Ngọc, Hồng Vân, Trang Mỹ Dung, Đào hoa Nữ, Giao Linh, cùng một số nghệ sĩ khác.

“Tiếng mưa rơi” hợp ca …(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

Ông sống với người vợ thứ nhì. Qua đời vào mùng 1 Tết tại nhà ở đường Đinh bộ Lĩnh, đến mùng 4 thì được chôn cất tại Bà Rịa là vùng đất nơi ông sinh ra. Bạn bè trong giới nghệ sĩ đến đưa tiễn khá đông.

“Chiều nay gió đông về …(Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên.)

Âm thanh ca khúc “Sầu đông” kết thúc chương trình về nhạc sĩ Khánh Băng … chào tạm biệt quý thính giả và các bạn.
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41597
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến49 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum