Nhân Ngày Giỗ Ba Năm NSND Phùng Há-SG Nguyễn Phưong

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Nhân Ngày Giỗ Ba Năm NSND Phùng Há-SG Nguyễn Phưong

Bài viết chưa xemgửi bởi phuongdiep » Thứ 7 Tháng 7 21, 2012 12:21 pm

Nhân ngày giỗ ba năm NSND Phùng Há, Bao giờ mới đông đủ, ấm lòng người đã khuất?
-Soạn giả Nguyễn Phương

Hình ảnh
Sáng sớm ngày 1/7, trang nhà đi đám giỗ 3 năm NSND Phùng Há. Trong 3 năm bà mất thì trang nhà đến dự đám giỗ lần 1 và lần 3 này, trùng vào ngày chúa nhật, ngỡ rằng sẽ có nhiều nghệ sĩ, học trò... đến dùng chén cơm, đốt nén nhang tưởng nhớ người NS cả đời mình vì sự nghiệp SKCL, vì những mảnh đời của nghệ sĩ nghèo khó, bệnh tật...
Có ai ngờ lần nào cũng như lần nào, nhẩm tính thử hôm nay có các nghệ sĩ sau: GS.TS Trần Văn Khê, Nam Hùng, Tô Kim Hồng, SG Mai Quân, NSND Huỳnh Nga, NS Kiều Tiên, NS Thanh Lựu và học trò.
Do có báo chí đăng tin năm nay sẽ làm giỗ lớn nên có đài truyền hình đến quay, nhiều nhiếp ảnh đến chụp hình... nhưng tất cả đều... thất nghiệp.

Tựa bài viết và bản tin trên đây là trích nguyên văn bản tin của ký giả Ngọc Anh viết trên trang cailuongvietnam.vn ngày 1/7/2012.

Ký giả Ngọc Anh buồn vì cảnh đìu hiu vắng vẻ trong ngày giỗ bà Phùng Há, người nghệ sĩ tiêu biểu của giới nghệ sĩ cải lương Việt Nam. Tôi xin nhắc lại hai sự kiện để anh Ngọc Anh và các nghệ sĩ trong gia đình bà bảy Phùng Há hiểu rõ tình đời và tâm lý của những người chỉ "Phù thịnh" chớ không thích "Phù suy".

Đầu năm 2000, tôi và gia đình về Việt Nam sau hơn 12 năm xa quê hương. Sở dĩ tôi chọn năm 2000 là vì người ta đồn rằng năm 2000 sẽ là năm tận thế, nhưng năm đó không tận thế nên chúng tôi về quê hương thăm bà con trong gia đình và thăm bạn trong giới nghệ sĩ và soạn giả. Sáng sớm ngày 30 tháng 4 năm 2000, ngày sinh nhật của bà Phùng Há, tôi và vợ tôi đến thăm bà, chúc thọ và tặng quà nhân kỷ niệm bà 90 tuổi. Sở dĩ chúng tôi đến sớm vì tôi biết từ 10 giờ sáng trở đi sẽ có nhiều quan chức của nhà nước, cán bộ các hội đoàn và nghệ sĩ đến chúc thọ bà Phùng Há.

Khi có nhiều khách quan trọng đến, chúng tôi lấy cớ đi thắp nhang viếng mộ nghệ sĩ đã khuất để lánh ra ngoài. Trong dịp chúc thọ bà Phùng Há 90 tuổi, tôi ghi nhận có: ông Trang Phượng -Phó Ban Tư Tưởng Văn Hóa Thành phố, Phó Chủ tịch UBNDTP Phạm Phương Thảo, ông Giám Đốc Sở VHTT.TP Lê Hồng Liêm, ông Trần Văn Phước, đại diện cố vấn Võ Văn Kiệt, GS.TS Trần Văn Khê, Lê Duy Hạnh, Tổng thơ ký HNSSKTP, và bà Ánh Tuyết - Phó Tổng Thơ Ký Hội Kiến Trúc, bà Ca Lê Hồng - Ủy viên Ban Chấp Hành HNSSKTP, ông Mai Quân - Ban Chấp Hành Hội Sân Khấu, và đông đảo các anh chị nghệ sĩ nhân dân, ưu tú, huy chương vàng Trần Hữu Trang, huy chương vàng hội diễn sân khấu toàn quốc, tác giả, đạo diễn, phóng viên các báo của thành phố và phóng viên, chuyên viên thu hình của đài truyền hình thành phố đến dự. Tính ra hơn trăm người với rất nhiều lẳng hoa của cá nhân, của cơ quan báo chí và hội đoàn gởi chúc mừng và quà mừng sinh nhật NSND Phùng Há thượng thọ 90 tuổi.

Tôi để ý thấy có nhiều nghệ sĩ chen chân, giành đứng gần bà Phùng Há để chụp hình. Có người chen đứng gần các cán bộ, quan chức cao cấp của thành phố để khi báo chí và đài truyền hình quay phim và chụp hình thì ảnh của họ dính vô đó, có thể đem lòe bạn bè bà con là họ quen thân với ông lớn, bà lớn. Lễ mừng sinh nhật bà Phùng Há năm 2000 thật long trọng, đông vui khiến tôi lầm tưởng rằng, với tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo như vậy, thì sân khấu cải lương có nhiều cơ may để phục hồi sinh lực, tìm lại được đông đảo khán giả vì sẽ có nhiều tuồng tích mới, với sự đồng tâm hiệp lực của soạn giả, đạo diễn và nghệ sĩ tài danh để đem lại sinh khí mới cho sân khấu cải lương, phục hồi lại cái thuở vàng son của sân khấu.

Nhưng 5 năm sau, tôi mới biết rằng hy vọng của tôi vừa kể chỉ là hy vọng hão huyền. Khi nào có nhiều quan chức nhà nước và cán bộ cao cấp đứng ra đề xướng làm một việc gì đó thì có khá nhiều nghệ sĩ thân với chánh quyền lập tức hưởng ứng một cách rất xôm tụ. Không có các ông các bà “có chức” đứng ra làm đầu tàu thì nghệ sĩ nhân dân và ưu tú không cảm thấy có mùi lai gì để thích thú tham gia.

Lại thêm một chuyện để nhắc cho anh Ngọc Anh nhớ:

Lễ cúng 100 ngày của cố nghệ sĩ nhân dân Phùng Há tổ chức tại rạp hát Hưng Đạo có 99 nghệ sĩ tài danh thắp sáng 99 ngọn nến tượng trưng cho con số 99 tuổi thọ của bà. GS.TS Trần Văn Khê khăn đống áo dài, đánh ba hồi trống khai tràng rất cảm động và trang trọng để cho các nghệ sĩ thắp nến và mang lên đặt quanh các tầng trên tháp dựng sát phông sân khấu. Nhiều nghệ sĩ vái lạy trước pho tượng bán thân của bà Phùng Há. Chắc hương hồn của bà cũng rất vui vì học trò và con cháu nghệ sĩ đông đủ hợp lại tưởng nhớ và nhắc lại chút tình thầy trò ngày xưa.

Người đứng ra tổ chức lễ cúng 100 ngày tạ thế của cố nghệ sĩ Phùng Há và ông chủ rạp Hưng Đạo cũng rất vui vì hôm đó bán hết vé cho khán giả mua vào xem lễ và xem các học trò bà Phùng Há hát trích đoạn cải lương.
Bà Phùng Há mất ngày 05 tháng 7 năm 2009, đến ngày 05 tháng 7 năm 2010, ông bầu Xuân và các con nuôi của bà chuẩn bị lễ giỗ một năm sau ngày bà mất rất chu đáo và long trọng. Các bạn đó tin sẽ có vài trăm nghệ sĩ học trò và đàn em, đàn cháu đến dự lễ giỗ nêu cao tinh thần Tôn Sư Trọng Đạo và Ái Hữu Tương Tế Nghệ Sĩ, nhưng buồn thay trong lễ giỗ năm đầu tiên của người nghệ sĩ trọn đời hy sinh cho việc nâng cao nghề nghiệp, giúp đỡ các nghệ sĩ nghèo yếu neo đơn, giúp các nghệ sĩ về già không nơi nương tựa được sống ấm no trong khu Dưỡng Lão Nghệ Sĩ do bà đứng ra vận động thành lập, chỉ có 9 người đến dự, gồm nghệ sĩ Nam Hùng, Tô Kim Hồng, đạo diễn Huỳnh Nga, bầu Xuân, nữ nghệ sĩ Thoại Mỹ, soạn giả Kiên Giang, GS.TS Trần Văn Khê, nghệ sĩ hát bội Đinh Bằng Phi và bà Bầu Thúy Uyển từ Westminster California về Việt Nam để liên lạc nghệ sĩ qua Mỹ làm show cải lương. Bầu Thúy Uyển và người chồng đã ly dị của cô là nghệ sĩ Tuyết Sĩ đều là học trò của bà Phùng Há ở trường Quốc Gia Âm Nhạc ngày xưa.

Năm giỗ thứ nhì và năm giỗ thứ ba, số nghệ sĩ đến dự lễ giỗ càng bớt đi, chỉ còn 7 người.

Một nhà báo ở Việt Nam đăng tin lễ giỗ lần thứ 3 (năm 2012) của bà Phùng Há, vì thấy ít người dự nên anh đăng thêm hình nhiều nghệ sĩ đốt nến ngày làm lễ tưởng niệm 100 ngày trong năm 2009, hình chụp khi bà Phùng Há còn sinh tiền để người đọc báo lầm tưởng là có đông nghệ sĩ đến lễ giỗ 3 năm bà Phùng Há.

Thông thường trong lễ giỗ người mà mình yêu thương, người trong gia đình hay bạn bè thường nhắc đến kỷ niệm của người đã mất. Nhớ những lời khuyên, những điều dạy dỗ, những hy sinh hay cống hiến của người đã mất cho những người thân thuộc hay thế hệ sau. Ông Trần Văn Khê nhắc lại kỷ niệm đẹp về chuyến lưu diễn ở Đức và Pháp của bà Phùng Há, cô Kim Cương và ông trong năm 1966. Nghệ sĩ Nam Hùng nhắc đến những chuyện bà Phùng Há đi làm từ thiện, trao quà cho đồng bào nghèo. Tô Kim Hồng và Nam Hùng vẫn nhớ thương bà dù bà không còn hiện diện trên đời...

Tôi nghĩ lễ giỗ bà Phùng Há mà nhắc đến những bài học về nghệ thuật ca diễn của người thầy thì chắc là sẽ có nhiều kỷ niệm lý thú.

Tôi còn nhớ trong những năm tôi cộng tác với đoàn Việt Kịch Năm Châu đầu thập niên 50, khi tôi muốn biết trong những thập niên 30, nghệ thuật sân khấu mới phát khởi thì có những nét đặc biệt gì? Nhân một buổi sinh hoạt nội bộ trong đoàn hát, tôi hỏi bà Phùng Há:

Hỏi: Hồi đó khi ông Hai Cu lập lại gánh hát Tái Đồng Ban, ông bầu mời cô về hát thế cho cô Năm Phỉ thì lúc đó hát tuồng gì?
Trả lời: Tuồng Tái Sanh Duyên của soạn giả Nguyễn Công Mạnh sáng tác.
Hỏi: Tuồng Tái Sanh Duyên có những nghệ sĩ nào diễn?
Trả lời: Phùng Há vai Tô Ánh Tuyết. Năm Châu vai Lưu Khuê Bích. Tư Út vai Hoàng Phủ Thiếu Hoa. Ba Du vai Con nhà họ Sử.
Hỏi: Hồi đó diễn viên sân khấu ăn mặc như thế nào?
Trả lời: Có gì mặc nấy, làm sao đẹp thôi!
Hỏi: Ví dụ trong vở Tái Sanh Duyên, trang phục của nghệ sĩ ra sao?
Trả lời: Cái gì là phục trang? Đào thì mặc áo dài, đầu bới tóc kiểu bánh lái. Còn anh Năm Châu, Tư Út hả? Cũng mặc áo dài, đầu bịt khăn đóng.
Hỏi: Kép võ... mặc áo dài làm sao mà đánh võ?
Trả lời: Mỗi lần diễn mỗi khác, lúc đầu mặc áo dài, kéo vạt áo vắt ngang lưng. Sau lại kiếm dây cột tòn teng. Chân mang giày Tàu, lần lần tiến bộ hơn, ống quần quấn xà cạp... Đến lúc diễn tuồng Phụng Nghi Đình, tôi đóng Điêu Thuyền, mặc áo sơ mi, cổ áo kiểu đăng tôn (Danton). Còn Lữ Bố Năm Châu hả? (cô Phùng Há cười lớn) Lữ Bố mặc như kép La Mã, mang vớ lên tận háng, giống như hiệp sĩ Tây thế kỷ 17. Vậy mà cũng chẳng thấy ai nói gì hết, miễn ca hay, hát giỏi.

Chuyện của bà Phùng Há kể từ khi bà mới bước vào nghề hát năm 13 tuổi, tính đến nay (2012), gần trăm năm nhưng nội dung vẫn mang nguyên lý cơ bản của nghệ thuật sân khấu cải lương.

Trong câu trả lời của bà Phùng Há, có những điểm đáng chú ý như sau: Mặc gì cũng được, miễn là phải đẹp trên sân khấu... Mỗi lần diễn mỗi khác... Miễn ca hay hát giỏi...

70 năm trước, trình độ hiểu biết về văn hóa, nghệ thuật của nghệ sĩ và soạn giả còn thấp nên bà Phùng Há mới nói có gì mặc nấy, miễn là đẹp. "Đẹp" là điều kiện thiết yếu của sân khấu để thu hút khán giả, nhưng những năm sau bà nói: Mỗi lần diễn mỗi khác, tức là nghệ thuật biểu diễn, hóa trang, y phục mỗi lần diễn được cải tiến đúng theo tính chất của nhân vật, của cốt truyện. Đây là đặc tính của nghệ thuật cải lương tức là lúc nào cũng cải cách cho tiến bộ.

Sau ông bầu Hai Cu gánh Tái Đồng Ban, có nhiều ông bầu có học vấn Tây phương như ông Pierre Châu Văn Tú (gánh hát thầy Năm Tú "Mỹ Tho), ông Phước Georges (bầu gánh Huỳnh Kỳ), ông Nguyễn Ngọc Cương (bầu gánh Đại Phước Cương), ông Trần Đắc Nghĩa (bầu gánh Trần Đắc), các soạn giả Mạnh Tự Trương Duy Toản, Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, Nguyễn Công Mạnh, Phạm Công Bình, Châu Hồng Đào, Tư Chơi Huỳnh Thủ Trung, Nguyễn Thành Châu, Lê Hoài Nở và nhiều soạn giả thế hệ thứ hai, thứ ba... những ông bầu và soạn giả có trình độ học thức cao, đem áp dụng tri thức văn hóa, học thuật và kỹ thuật để cải tiến sân khấu. Văn Chương, cốt truyện, y trang, tranh cảnh và nghệ thuật ca diễn được nghiên cứu và thực hiện đúng với tính cách nhân vật và nơi xảy ra câu chuyện tuồng khiến cho khán giả cảm thấy sân khấu cải lương đã đưa được những nhân vật, những chuyện đời thường lên sân khấu với một nội dung vừa giải trí vừa góp phần giáo dục phẩm chất và đạo đức con người. Do đó, mới có câu nói: Tuồng cải lương là một mảnh đời thường được sân khấu hóa.

Một nội dung quan trọng khác trong câu kết luận của bà Phùng Há: "Miễn ca hay hát giỏi". Đối với nghệ sĩ cải lương, tiêu chuẩn cao nhất để một nghệ sĩ thành đạt là phải có nghệ thuật ca hay và nghệ thuật hát giỏi tức là nghệ sĩ phải "thinh và sắc lưỡng toàn". Các nghệ sĩ danh ca: Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, Dũng Thanh Lâm, Minh Vương, Minh Cảnh, Tấn Tài, Văn Hường, Út Hiền, Thanh Tú, Thanh San... các cô Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nam, Tư Sạng, Tư Thanh Tùng, Kim Thoa, Sáu Ngọc Sương, Thanh Hương, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Bạch Tuyệt, Mỹ Châu, Thanh Kim Huệ, Kim Ngọc, Hồng Nga... đều đồng ý lời nói của bậc minh sư Phùng Há về điểm nghệ sĩ phải ca hay hát giỏi là nhận xét rất tinh tế và đúng đắn.

Nhân ngày giỗ của bà bảy Phùng Há, một bậc minh sư về nghề ca hát, các nghệ sĩ đàn em, đàn con cháu chẳng những nhắc lại công ơn của người nghệ sĩ tiền phong mà còn nên nhận cuộc tập hợp đó để nhắc lại những điều đã học được nơi minh sư Phùng Há.

Tôi nghĩ sẽ có một ai đó viết lại cuộc đời đầy sóng gió và những phấn đấu không ngừng của các bậc minh sư Phùng Há, Năm Châu, Năm Phỉ, Tư Chơi trong việc chinh phục đỉnh cao của nghệ thuật sân khấu cải lương.

Nhân ngày giỗ ba năm của minh sư Phùng Há.
Nguyễn Phương, 2012
Người thương người, bao nhiêu cũng thiếu
Người ghét người, chút xíu cũng dư.
Hình ảnh
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
phuongdiep
Thành viên kỳ cựu
Thành viên kỳ cựu
 
Bài viết: 5044
Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 3 22, 2011 5:08 pm
Has thanked: 0 time
Been thanked: 1 time

Advertisement

Re: Nhân Ngày Giỗ Ba Năm NSND Phùng Há-SG Nguyễn Phưong

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 7 Tháng 7 28, 2012 7:28 am

Thanks, phuongdiep :hoa: :flower: :mrgreen:
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41608
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 445 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến13 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron