Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 2 Tháng 3 04, 2013 6:00 am




Từ trước Tết Nguyên đán, sức khỏe của nghệ nhân Hà Thị Cầu đã sút đi trông thấy và hình như cái “điềm” ấy đã vận vào từng câu nói hàng ngày của bà…

Hình ảnh


Có bận đang ngồi giữa nhà, bà chỉ lên cái bóng điện và bảo: “ Khi nào cái bóng điện này cháy là trùm Xẩm gọi bu đấy”. Vài ngày sau thì bóng điện cháy, bà cũng lịm đi từ đấy. Con cháu chăm sóc thuốc men, sâm, cháo thế nào cũng không “vực” bà dậy được. Dù tuổi đã cao, xưa nay bà Cầu vẫn nổi tiếng tinh anh và dí dỏm, nhưng rồi trận ốm này đã “quật” bà mê man, không còn nhận ra ai, ngay cả những người bà yêu quý nhất. Nhiều nghệ sĩ là học trò của bà nghe tin bà ốm cũng vội vã về thăm. Và rồi người giữ hồn cho Xẩm đã trút hơi thở cuối cùng vào một ngày trở gió, 3-3-2013.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu tên thật là Hà Thị Năm, sinh năm Mậu Thìn, 1928 tại Ý Yên - Nam Định trong một gia đình 3 đời hát xẩm. Năm lên 8 tuổi, bà đã bê chiếc thau đồng theo bố mẹ lê la khắp các chợ quê hành nghề hát xẩm kiếm sống. Quãng thời thơ ấu khắp mọi góc chợ bà đã nhập tâm nhiều điệu hát. Khi bà vừa tròn 16 tuổi thì cha mất, bà theo mẹ về sống tại thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình, và xẩm vẫn là cách giúp hai mẹ con bà mưu sinh. Không hiểu sao, bà đã chấp nhận làm vợ thứ 18 của ông trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu, một người có tài đàn hát. Kể từ đó, bà tiếp tục theo chồng rong ruổi đi hát ở bến tàu, bến xe, nhà ga, góc chợ… suốt dọc từ Hải Phòng vào tận đất Thanh Hóa, Nghệ An. Như định mệnh, cái duyên, cái nợ với xẩm cứ thế đeo đuổi bà cho tới tận khi bà nhắm mắt xuôi tay về với tiên tổ.

Cả đời bà chỉ biết có xẩm, sống nhờ vào đồng tiền lẻ, nhờ củ khoai củ sắn, con cá, mớ rau… của những người vì yêu tiếng hát của bà mà san sẻ. Không ít lần, bà khóc khi kể về quãng đời khó nhọc và cô đơn, nước mắt lặng lẽ rơi trên khuôn mặt khắc khổ, hằn sâu những vệt thời gian. Khổ một đời, nghèo suốt kiếp người, nhưng lạ cái, chưa lúc nào bà ngừng hát. Tiếng hát của bà vang lên dù ở trong ngôi nhà vốn chẳng khang trang của bà, hay trên những sân khấu lớn mang tầm quốc gia thì điệu xẩm vẫn thế, não nề, như là rút cả ruột gan. Rồi bà lo xa, rằng khi mình mất đi, ai sẽ là người nối nghiệp giữ nghề xẩm. Biết bao lần, trong nhà gạo chẳng còn lấy một hạt, nhưng bà vẫn cứ vui vẻ chỉ dạy cho đám trẻ hát xẩm. Cả đời gắn bó cùng xẩm, nghệ nhân Hà Thị Cầu được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian năm 2004, sau này bà được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2008, nghệ nhân Hà Thị Cầu tiếp tục nhận giải thưởng Đào Tấn - giải thưởng dành cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc.

Hơn 2 năm trước, nghệ nhân Hà Thị Cầu trở thành nhân vật chính của bộ phim tài liệu “Xẩm đỏ”. Khi làm phim về bà, nghe những chuyện đời ngang trái của bà, đạo diễn Lương Đình Dũng đã hỏi, có bao nhiêu nghề khác sao bà không chọn, lại chọn xẩm làm gì để rồi nghèo đói, cơ cực cả đời. Câu trả lời của bà chỉ đơn giản là: “Tham làm gì con?”. Có lẽ cũng vì thế nên dù có được danh hiệu, dù sau này có được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” thì bà vẫn nghèo khổ như thuở ôm con đi hát rong, không ruộng vườn, không cả lương hưu… Cuộc đời nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu như con tằm đã xong kiếp nhả tơ.

Lễ viếng nghệ nhân Hà Thị Cầu được bắt đầu từ lúc 6h30 sáng 4-3 sau đó được an táng vào lúc 9h30 sáng 5-3 tại nghĩa trang Đầm Thuần (xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình).

Quỳnh Vân - ANTD
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41601
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 444 times

Advertisement

Re: Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 2 Tháng 3 04, 2013 7:01 am



Người được mệnh danh nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỉ XX – nghệ nhân Hà Thị Cầu đã qua đời vào hồi 12h30 ngày 3/3 tại nhà riêng thuộc xã Yên Phong (Yên Mô – Ninh Bình), sau thời gian dài lâm bệnh nặng, hưởng thọ 96 tuổi.


Nghệ nhân Hà Thị Cầu tên thật là Hà Thị Năm, SN 1917 tại Ý Yên (Nam Định) trong gia đình có 3 đời hát xẩm. Với những đóng góp cho nghệ thuật hát xẩm, bà đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian (25/12/2004) và được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Năm 2008, nghệ nhân Hà Thị Cầu cũng nhận được giải thưởng Đào Tấn - giải thưởng cho những đóng góp trong việc giữ gìn vốn quý nghệ thuật dân tộc. Cuộc đời bà đã được đạo diễn Lương Đình Dũng tái hiện trong bộ phim tài liệu “Xẩm đỏ” đã ra mắt khán giả vào năm 2011.

Mặc dù có nhiều đóng góp và danh hiệu trong nghệ thuật hát xẩm nhưng tới cuối đời bà vẫn sống cuộc đời nghèo khổ, túng thiếu.

Lễ an táng nghệ nhân Hà Thị Cầu sẽ diễn ra vào lúc 9h30 sáng 5/3 tại nghĩa trang Đầm Thuần (xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình)


Khánh Vy - CAND
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41601
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1763 times
Been thanked: 444 times

Re: Nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu qua đời

Bài viết chưa xemgửi bởi TranKhanh » Thứ 2 Tháng 3 04, 2013 9:59 am

Nghệ nhân gần 80 năm hát xẩm qua đời.

Hình ảnh
Bà Hà Thị Cầu được coi là cây hát xẩm số một ở VN

Nghệ nhân được coi là linh hồn của hát xẩm Việt Nam với gần 80 năm tuổi nghề, bà Hà Thị Cầu, đã qua đời tại Yên Mô, Ninh Bình hôm 3/3.

Bà Cầu tên thật là Hà Thị Năm, nhưng được gọi theo tên con trai cả.
Bà sinh năm 1928 và theo nghề hát xẩm khi mới lên tám tuổi.

Nghệ sỹ học trò Mai Tuyết Hoa được báo trong nước dẫn lời nói bà Cầu ra đi lúc 12h35 trưa 3/3 và đã nằm "bất động và cấm khẩu" vài tuần trước.

Bà Hoa nói với BBC sau khi tới viếng người truyền nghề cho bà hôm 4/3 rằng tang lễ sẽ diễn ra vào 9h30 sáng 5/4 và nói thêm:

"Khi tôi vừa về đến đây thì thấy rằng có rất nhiều người đến viếng cụ, có rất nhiều vòng hoa ở đây rồi, bà con lối xóm cũng đang ở đây rất đông.

"Xung quanh thì có cả con trai cụ, con dâu cụ, con gái cụ, con rể cụ và có cả một chị mà ngày trước khi mà đói quá cụ cho đi thì cũng đã tìm về chịu tang cụ.

Học trò của của bà Cầu cũng nói gia đình cho bật các băng đĩa bà hát trong tang lễ và cũng có ban nhạc hiếu tới chơi những bài bà yêu thích.

Nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải nói với BBC từ Paris rằng bà Cầu là một "báu vật" trong khi tại Việt Nam bà cũng được vinh danh là 'nghệ nhân dân gian' và 'nghệ sỹ ưu tú'.
'Bảy con còn ba'

Trong một phim tài liệu mang tên 'Xẩm Đỏ' của đạo diễn Lương Đình Dũng có trên YouTube, nghệ nhân Hà Thị Cầu đã kể về cuộc đời hát xẩm của bà, người theo cha mẹ đi hát xẩm từ khi lên 8 tuổi.

Theo lời kể, sau khi cha mất, bà cùng mẹ đi hát và gặp 'trùm xẩm' Chánh Trương Mậu, tức Nguyễn Văn Mậu, và bà đã bị ông trùm 49 tuổi "bỏ bù mê" khiến bà thành vợ lẽ của ông khi mới 16 tuổi.

"Không có vấn đề gì cả...cứ ba vợ chồng ba cái chén [to]. Rượu ngày xưa rượu ngon, không phải rượu như bây giờ, một phần rượu ba phần nước lã, uống chả thấy gì cả."

Bà Hà Thị Cầu nói về cuộc tình tay ba khi mới 16 tuổi

Nghệ nhân xẩm nói trong video:

"Bà cả cũng rượu, ông cũng rượu, tôi cũng rượu.

"Không có vấn đề gì cả...cứ ba vợ chồng ba cái chén [to]. Rượu ngày xưa rượu ngon, không phải rượu như bây giờ, một phần rượu ba phần nước lã, uống chả thấy gì cả."

Khi được hỏi bà cũng kể thêm về mối tình tay ba:

"Mình ông ấy một giường, hai chị em một giường.

"Còn ông ấy thích bà nào thì lúc đó mình còn ít tuổi, ngủ mệt, sang với bà cả thì sang mà không thì nháy bà cả, bấu sang giường ông ấy.

"Lấy ông ấy từ thuở 16, 17 đẻ, 19 đẻ, 24 đẻ, đẻ bảy bận."

Tuy nhiên bốn người con của bà đã bị bệnh đậu mùa cướp đi chỉ còn ba, hai người con gái, một con trai.

Nhưng cảnh nghèo khó cũng đã buộc bà phải cho đi một người con gái.
'Phận đàn bà'

Vẫn trong video 'Xẩm Đỏ', bà cũng nói về lý do bà ở vậy nuôi con cho dù chồng ba qua đời khi bà chưa tới 40.

"Bốn, năm người hỏi mà thương con, trai có, gái có, lấy chồng thì để cái người người ta biết nghĩ thì chớ, không biết nghĩ người ta đánh đập con.

"Mình có đi hát hay là đi chợ búa gì, người ta đánh con... thôi thì cố tình mà ở vậy."

Những gian truân trong cuộc đời khiến bà hát rất da diết về tình mẫu tử và về thân phận người phụ nữ.

Trong một những đoạn xẩm được ghi lại, bà hát về "phận đàn bà":

"Vất vả xa vần

"Ai vò mà rối

"Ai giần mà đau

"Một mình đứng tủi ngồi sầu

"Than thân rằng chả bạc rầu với hoa

"Thương thay chút phận đàn bà."
'Đầy tính lạc quan'

Mặc dù cả đời sống trong cảnh nghèo khó, bà Hà Thị Cầu dường như vẫn giữ được sự lạc quan và yêu đời.

Học trò của bà từ 15 năm nay, nghệ sỹ Tuyết Hoa nói:

"Đối với tôi thì ngay lần đầu tiên tiếp xúc với cụ thì đã thấy một sự rất gần gũi đáng yêu ở cụ rồi.

"Vào đến sân cái chào đầu tiên của bu là cái mắng yêu là 'cha bố mày bây giờ mới về', rồi bu véo, cấu véo vào người mình rất là đáng yêu và rất là hóm hỉnh, dí dỏm."

Học trò, nghệ sỹ Mai Tuyết Hoa

"Và đúng như những gì cụ sống vơi nghệ thuật hát xẩm, sống với nó từ bé cho đến tận bây giờ gắn bó với nghệ thuật hát xẩm thì con người của cụ đầy chất xẩm.

"Kể trong khi hát đàn, ứng tác, kể cả trong cuộc sống bình thường hàng ngày, cái cách cụ giao tiếp hàng ngày với mọi người cũng đầy chất xẩm.

"Lần này và lần trước tôi có về khi biết tin cụ ốm thì không còn được sự đón chào của cụ như là những lần trước tôi về khi cụ còn khỏe.

"Chưa vào đến nhà, chỉ cần gọi 'bu ơi' bu đã biết là ai và hay trêu tôi.

"Vào đến sân cái chào đầu tiên của bu là cái mắng yêu là 'cha bố mày bây giờ mới về', rồi bu véo, cấu véo vào người mình rất là đáng yêu và rất là hóm hỉnh, dí dỏm.

"Đấy là cái điều thân thương nhất ở cụ mà tôi thấy cần phải học, cả cái tính lạc quan ở nơi cụ, rất là khổ, rất là gian truân nhưng đầy tính lạc quan ở đó."/BBC
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
 
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 2 17, 2005 5:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh
Has thanked: 0 time
Been thanked: 110 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum