NHẠC SĨ ĐĂNG TIẾN, ÔNG THẦY DẬY HÁT NHỮNG NHẠC PHẨM NGOẠI QU

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

NHẠC SĨ ĐĂNG TIẾN, ÔNG THẦY DẬY HÁT NHỮNG NHẠC PHẨM NGOẠI QU

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 3 Tháng 8 12, 2014 2:40 pm




(trích bài Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Việt Tide phát hành thứ sáu ngày 18 tháng 7 năm 2014)


Buổi trưa Chủ Nhật ngày 13 tháng 7, tôi nhận tin từ Saigon báo: “Nhạc sĩ Đăng Tiến mới qua đời ở VN lúc 11g ngày 12 tháng 7”. Tuy không biết rõ về Ông, nhưng trong ký ức, tôi nhớ có một lần, nhạc sĩ Đăng Quang (con trai cố nhạc sĩ Đăng Hà) hiện sống tại Pháp cho biết Anh có người chú ruột là nhạc sĩ Đăng Tiến chuyên dậy nhạc ngoại quốc cho nhiều ca sĩ ở Saigon thập niên 60-70 hát, trong số đó có Ngọc Mỹ, Kiều Loan, Yến Hương, Mary Linh, Linh Phương (Tam Ca Mây Hồng), Ngọc Hiếu, Mai Ngọc Khánh, Kim Bằng, Kim Xuân....

Nhạc sĩ Đăng Quang và tôi từng học chung trường Lasan Đức Minh nhưng lại không cùng thời gian. Năm 1976, khi tôi vào học LS Đức Minh thì Quang chuyển sang Nguyễn Bá Tòng, sau đó gia đình anh được bà nội bảo lãnh qua Pháp tháng 11 năm1978, khi ấy Quang mới 17 tuổi. Mang giòng máu văn nghệ của cha và chú, Đăng Quang học nhạc rất nhanh và giỏi. Năm 1976, Quang học guitar ở nhà nhạc sĩ Đan Phú, sau đó còn được kèm bởi nhạc sĩ Trần Tử Miễn (linh hồn của ban Le Crépuscule với guitar Trần Tử Miễn, trống Đỗ Cao Minh, guitar đệm Thái Văn Hiếu, Bass Đinh Xuân Quảng).. Thời gian chơi nhạc ở thành phố Bordeaux (Pháp), Quang xử dụng keyboard trong ban nhạc có 3 anh em của ca sĩ Phương Hồng Ngọc gồm Đức (guitar). Mỹ (drum). Tài (lead guitar). Năm 1985, ban nhạc Anh có dịp trình diễn tại Âu Châu với nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Trần Văn Trạch, Khánh Ly, Lệ Thu, Lynda Trang Đài, Thanh Phong, Quốc Anh, Văn Tấn Phát, Ngọc Hải, Anh Sơn.. Quang có tài hòa âm và một số nhạc phẩm hòa tấu này đã được giới thiệu, phổ biến trên mạng Face Book của Anh.

Với tình văn nghệ quý mến nhau, khi nhận tin nhạc sĩ Đăng Tiến qua đời, tôi gửi thư email cho Quang nhờ viết đôi giòng tiểu sử của thân phụ Quang (nhạc sĩ Đăng Hà) và chú ruột Đăng Tiến, mặc dù đang bận đi làm bên Pháp, nhưng Anh vẫn sốt sắng gọi về Việt Nam cho vợ nhạc sĩ Đăng Tiến tức ca sĩ Mỹ Khanh để lấy thêm tư liệu. Trong loạt bài kèm theo, Quang còn chú thích: “Sáng hôm qua thứ tư 16/7 em có gọi về cho thím em, là vợ chú Tiến, để nói là anh TQB có ý viết một bài về chú thì thím em cảm động và nói lời cảm tạ tới anh và các bạn ca nhạc sĩ đã nghĩ tới NS Đăng Tiến. Thím nói với em con viết đi cho Chú con vui nhé”. Dưới đây là vài giòng của Đăng Quang viết về hai nhạc sĩ Đăng Hà, Đăng Tiến. Mời độc giả đọc..

“Được tin nhắn của anh TQB khi hay tin chú tôi mới mất sau hơn một năm trời bạo bệnh và anh có nói tôi viết vài giòng về nhạc sĩ Đăng Tiến, người nhạc sĩ Sài gòn chuyên về phòng trà dancing từ giữa thập niên 50. Ông sinh ở Hải Phòng cũng như ba tôi, nhạc sĩ Đăng Hà. Hai người bạn chơi thân với các ông từ thời ở Hà nội là hai anh em nhạc sĩ Đan Thọ và Đan Phú. Sau cuộc di cư năm 54, nhạc sĩ Đăng Tiến từ Huế vào Sàigòn làm chef-d'orchestre phòng trà dancing, ông chơi piano, clarinet, guitar. Thời gian đó các ban nhạc cần tay kèn lắm nên chú tôi muốn ba tôi lên Sài gòn làm ban nhạc với ông (lúc đó ba tôi đang làm đài phát thanh ở Huế). Ông còn là người thầy dạy hát nhạc ngoại quốc cho các ca sĩ như Mary Linh, Kiều Loan, Ngọc Hiếu, Linh Phương, Ngọc Mỹ và người vợ của ông là ca sĩ Mỹ Khanh... Ngoài ra trong những năm 70 ông còn sáng tác những bài thánh ca như "Giữa Những Vì Sao" nghe rất là du dương và cùng vói nhạc sĩ Hùng Lân phụ trách phần nhạc cho ca đoàn Lộ Đức (Cầu Mới - Trần Khắc Chân).

Ngày chủ nhật 13/07/2014 nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, ngưòi bạn đồng nghiệp của ba và chú tôi đã đến thắp nén nhang cho nhạcsĩ Đăng Tiến thay mặt cho các ca sĩ hải ngoại mà 39 năm về trước (08/1975) cũng trong con hẻm 93 Trần khắc Chân này, người nhạc sĩ của Cô Đơn và Buồn Ơi Chào Mi đi chiếc xe đạp dừng trước nhà và gọi tên ba tôi mới hay rằng ông mới mất không lâu”.

Nhạc sĩ Đăng Tiến sinh ngày 15 tháng 10 năm 1933, ra đời cùng năm với các nhạc sĩ Tuấn Khanh, Trúc Phương, Lê Duyên, Lê Văn Khoa, Phạm Mạnh Cương, Y Vân, Phó Quốc Lân.. Sau một thời gian vướng bịnh nặng, Ông đã từ trần, hưởng thọ 81 tuổi. Theo lời nhà báo Hải Ninh: “Nhạc sĩ Đăng Tiến, gốc dân chơi kèn, Ông theo học với các nhạc sĩ Pháp sang làm việc tại Hà Nội. Năm 1955-1957, Ông dậy nhạc ở trường Nguyễn Tri Phương (Huế). Từ năm 1958, Ông vào Saigon thành lập ban nhạc và ngày ngày lái xe đến nhà các ca sĩ dậy cho họ hát. Suốt bấy nhiêu năm, đã có rất nhiều ca khúc nước ngoài được Ông truyền bá. Ông từng định cư ở nước ngoài, nhưng chỉ sau 9 tháng, vợ chồng Ông xin về lại Sàigòn chỉ vì.. thèm nghe tiếng Việt”.

Theo lời của Hùng, người con rể của nhạc sĩ Đăng Tiến, đã ghi lại những giây phút cuối đời của người nhạc sĩ tài hoa này: “Con người khi xưa tài hoa là thế mà nay đành bất lực chờ đợi và tỉnh táo đón nhận giây phút chia tay với cuộc sống. Ông từng là “chef-orchestre” của 5 ban nhạc lớn ở Saigon vào thập niên 60-70. Nghề chính của ông là thổi kèn clarinette và dạy nhạc. Trong số học trò của ông có nhiều người đã thành danh.. Vào lúc tuổi già ông còn cặm cụi viết Thánh Ca cho ca đoàn Tân Định trình diễn vào mỗi sáng chủ nhật.

Nhìn ông nặng nhọc, ngực ưỡn lên cố nuốt từng ngụm không khí phập phồng tuôn ra từ cái máy thở - cái máy sau đó giúp ông đẩy cái khí carbon chết người ra khỏi cái buồng phổi chỉ còn mỗi một màu trắng. Mỗi khi đi thăm ông về, tôi luôn bị ám ảnh bởi ranh giới của sự sống và cái chết. Tôi nghe ai đó nói câu: “Đời người như chiếc bóng bên đường!” đúng nhưng buồn quá! Và tôi thấy lòng vị tha hơn khi phải nhận chịu một sự bất công nào đó đến với mình.

Không ai có thể sống mãi trên đời này - ông đã hơn 80 mươi năm cuộc đời - tôi ngưỡng mộ ông mọi thứ. Chắc ông cũng đã thanh thản tâm hồn sau lần xức dầu Thánh nên sau đó ông còn trêu: “Lần này chưa phải là lần cuối! Cha sẽ còn đến xức dầu Thánh cho bố nhiều lần nữa”.

Giờ đây thì Ông đã thật sự đi xa về cõi Nước Trời. Mong sao, điều Ông đã sáng tác trong ca khúc "Giữa Những Vì Sao" từ hôm nay đã trở thành sự thật."

Thế rồi một chiều tôi đi tìm Chúa

Trước giờ hẹn hò ôi xiết bao cảm động

Vẫy chào cuộc đời đi trong niềm hy vọng

Người đón tôi về giữa những vì sao".

Tôi tin tưởng Ông đang về nơi bình an ngàn đời đó.

Hai anh em ruột Đăng Hà - Đăng Tiến đều là những nhạc sĩ tài danh của làng nhạc Sàigòn thập niên 50, 60, 70Hai anh em ruột Đăng Hà - Đăng Tiến đều là những nhạc sĩ tài danh của làng nhạc Sàigòn thập niên 50, 60, 70




Hai anh em nhạc sĩ Đăng Hà (phải) và Đăng Tiến (trái).ở Sài gòn.


Hai anh em nhạc sĩ Đăng Hà (phải) và Đăng Tiến (trái).ở Sài gòn.




Ns Đăng Tiến, ns Hùng Lân với ca đoàn Lộ Đức (1973)Ns Đăng Tiến, ns Hùng Lân với ca đoàn Lộ Đức (1973)




Từ trái ns Mai Phương, ns Đăng Tiến, cha Hoa, Mỹ Khanh, ns Hùng Lân năm 73 tại nhà thờ Cầu Mới (Tân Định).Từ trái ns Mai Phương, ns Đăng Tiến, cha Hoa, Mỹ Khanh, ns Hùng Lân năm 73 tại nhà thờ Cầu Mới (Tân Định).
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41597
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times

Advertisement

Re: NHẠC SĨ ĐĂNG TIẾN, ÔNG THẦY DẬY HÁT NHỮNG NHẠC PHẨM NGOẠ

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 3 Tháng 8 12, 2014 2:43 pm




Nhạc sĩ Đăng Tiến chơi clarinet, piano, guitar rất giỏi của các phòng trà, vũ trường Sàigòn từ cuối thập niên 50 đã ra đi. Không hiểu sao báo chí Sàigòn không có một lời thông báo nào về một tài năng xuất chúng từng làm “chef orchestre” cho 5 ban nhạc lớn của Saigon gần 60 năm trước. Không một lời phân ưu hay thông báo, ngoại trừ một bài báo cũ của Anh Hải Ninh phỏng vấn nhạc sĩ Đăng Tiến trên báo Thanh Niên từ tháng 7 năm 2002, lúc đó người nhạc sĩ này đã 69 tuổi. Xin mời độc giả theo dõi bài phóng sự này.



- Hỏi: Nguồn ca khúc nước ngoài ông có được nhanh nhất từ đâu?

- Đăng Tiến: Sài Gòn thời đó, buổi sáng, các rạp chiếu phim gì, đến đêm ở các phòng trà, khách hay yêu cầu ca sĩ hát ca khúc chính trong phim đó. Để đáp ứng nhu cầu này, sáng sớm tôi phải đem máy cassette vào rạp ghi âm, rồi về nhà nghe thật nhiều lần mớ âm thanh hỗn tạp để tách ra cho được ca từ, giai điệu bài hát. Dạy cho ca sĩ hát chính xác là một chuyện, còn phải phân tích nội dung ca từ, có như thế họ mới thể hiện ăn khớp với tình cảm bài hát.



- Hỏi: Giá cao nhất cho việc dạy một bài hát nước ngoài thời đó là bao nhiêu?

- Đăng Tiến: Vào thời điểm gạo nàng hương giá 600 đồng/tạ, khi có bài hay, các ca sĩ nổi tiếng xin độc quyền ca khúc mới trong vòng 3 ngày với giá 500 đồng, có nghĩa là bước sang ngày thứ tư tôi mới được phổ biến bài cho ca sĩ khác.



- Hỏi: Ông huấn luyện các ca sĩ như thế nào?

- Đăng Tiến: Trong việc huấn luyện ca sĩ, tôi thường kiểm tra chất giọng mỗi người, phân loại xem ai phù hợp loại tiết điệu nào như Jazz, Boléro, Rumba... sau đó hướng cho họ theo chuyên sâu. Chính vì vậy, tôi có thể giúp họ phát huy cao nhất chất giọng và hạn chế được chuyện ca sĩ hát giống nhau. Dù đã thành danh, nhưng vì không có phương tiện băng đĩa, thông tin như ngày nay, ca sĩ muốn có bài hát mới phải đi học và thường mỗi ca sĩ làm việc với tôi khoảng 5-7 năm.



- Hỏi: Ngoài các ca khúc Anh, Pháp, làm thế nào ông có thể dạy ca khúc một số nước khác?

- Đăng Tiến: Tôi đã dạy cho các ca sĩ thời bấy giờ ca khúc của các nước như Anh, Pháp, Philippines, Thái Lan, Nhật. Thế mạnh nhất là gần như độc quyền ca khúc Hàn Quốc, nhờ quen một số nhạc sĩ nước này họ cung cấp đĩa nhựa, tôi chép nhạc và họ giúp phiên âm, đọc, hát thật chuẩn. Tôi nhớ nhiều khách Hàn Quốc đã khóc khi nghe ban nhạc chúng tôi biểu diễn các ca khúc của xứ họ.



- Ông có thể nhớ mình đã dạy cho những ai?

- Đăng Tiến: Nhiều lắm, không nhớ nổi, trừ một số người nổi tiếng như Ngọc Mỹ, Yến Hương, Mary Linh, Linh Đa, Kim Bằng, Kim Xuân, Thiên Nga, Mỹ Khanh... Thật tiếc, trong một chuyến đi Pháp, tôi bị mất cả va li đựng toàn bộ các ca khúc mà tôi chép tay bấy nhiêu năm cùng toàn bộ hình ảnh tư liệu về hoạt động nghệ thuật của mình. Đối với ca sĩ, để dạy họ, tôi chép tay các ca khúc, đóng thành từng cuốn, in số thứ tự ở gáy cuốn sách.

Phần trên, là bài phỏng vấn nhạc sĩ Đăng Tiến của nhà báo Hải Ninh, dưới đây là những kỷ niệm mà sau khi Ông qua đời, Trần Quốc Bảo đã thực hiện một vòng phỏng vấn các nghệ sĩ như Ngọc Mỹ, Linh Phương, Ngọc Hiếu, Kiều Loan, Mary Linh, Mai Ngọc Khánh, Ngọc Minh, Diễm Hương, Yến Hương, Mai Lệ Huyền.. Có người nói chuyện không ngừng về những kỷ niệm xưa. Có người ở xa như Kim Vui, Bạch Yến, Carol Kim thì dặn dò: “Bảo nhớ cho chị gửi lời phân ưu đến gia đình, đừng quên nhé em”. Sau đây là một số ký ức tươi đẹp một thời mà các nghệ sĩ đã dành cho nhạc sĩ Đăng Tiến khi vừa nghe tin Ông nằm xuống.



- MARY LINH hiện sống ở Houston (Texas). Khi hỏi về kỷ niệm với người quá cố, Mary Linh đã trả lời: “Hi Bảo. Anh Đăng Tiến là thầy của chị, là một đồng nghiệp, và cũng là người bạn rất thân. Anh là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng. Thời của chị, anh Đăng Tiến rất hiền lành và vui tánh. Lần cuối gặp anh ở Pháp không ngờ lần đó là buổi cơm cuối cùng với anh. Anh đi chơi ở đâu là có chị hát ở đó. Sau mỗi lần học hát là hai thầy trò đi ăn với nhau. Lúc làm việc, anh rất nghiêm khắc, cho nên chị được thành công là nhờ anh tất cả”. Mary Linh còn gửi tặng người viết một tấm ảnh lúc cô đang hát cùng với tiếng kèn phụ họa của nhạc sĩ Đăng Tiến tại Club Kontiki năm 1964.





- LINH PHƯƠNG rất xúc động khi nghe tin buồn ra đi của nhạc sĩ Đăng Tiến. Trong lá thư email gửi người viết, chị ghi: “Hi Quốc Bảo! Khoảng năm 63, 64.. lúc chị hát ở Club Kontiki thì anh Đăng Tiến làm ở đó, Linh Phương phải đến ảnh để tập những bài hát mới hầu trình diễn mỗi đêm. Anh em cùng chia sẻ kỷ niệm sân khấu với nhau rất nhiều. Có năm Linh Phương mang bầu nghỉ một thời gian, khi trở lại làm thì anh Đăng Tiến vẫn còn chơi ở Kontiki, thế là anh em lại cùng nhau tập dợt tiếp.. Linh Phương hát voi anh Đăng Tiến cũng khá lâu, nhưng sau 1975 anh em không có dịp liên lạc với nhau. Linh Phuong xin cầu nguyện cho linh hồn Anh được mau về cõi trên. Thành thật chia buồn cùng gia quyến”.

Cũng nên nhắc lại, cuối năm 1970, nhạc sĩ Chấn piano đứng ra thành lập nhóm Pink Clouds (Tam Ca Mây Hồng) với bộ ba Linh Phương, Ngọc Hiếu, Ngọc Anh (em gái Khánh Ly) hát ở Queen Bee và nhiều phòng trà, vũ trường khác ở Saigon. Sau đó một năm, Linh Phương cùng Yến Xuân, Mỹ Dung cả ba gộp thành Ba Cái Chuông Vàng.. Đây là thời gian, Linh Phương được yêu thích qua những bài hát Oui Devant Dieu, Parlez Mon Amour.. do thầy Đăng Tiến hết lòng chỉ dẫn.





- NGỌC MỸ, một nữ ca sĩ nổi tiếng với giòng nhạc ngoại quốc từ những năm 1962-1963 tại Việt Nam. Cô và Pat Lâm cùng ban nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh tạo được nhiều tiếng vang khi đi trình diễn ở các Club Mỹ miền Nam, sau này năm 1968 có thêm Elvis Phương tạo thành một bộ ba rất ăn khách trong những giòng nhạc trẻ nước ngoài. Khoảng năm 1970, cô rời VN đến Hawaii trình diễn suốt mấy chục năm qua và đã quyết định dọn về sống ở Cali từ cuối năm 2012.

Khi nhận tin nhạc sĩ Đăng Tiến từ trần, Ngọc Mỹ gửi người viết một lá thư email, trong đó có những giòng kỷ niệm tưởng nhớ đến một người thầy, người Anh mà cô vẫn luôn quý trọng. Ngọc Mỹ ghi trong thư như sau: “Yes, he was my teacher, a wonderful man. We worked together at Kontiki restaurant along with other singers, Ngoc Hieu is also his student. I am sorry for writing in English, it is easier for me. Cám ơn my Brother QB”.





- DIỄM HƯƠNG: Mặc dù chị đã giã từ ca hát khá lâu nhưng kỷ niệm với âm nhạc, với Saigon trước 75 vẫn còn nguyên vẹn. Đó là những tháng ngày Diễm Hương bỏ thì giờ tập hát với thầy Quang Anh, thầy Đăng Tiến.. Khi hỏi: “Chị có thuộc tên những bài hát nào của ngày xưa ấy hay không?”.. Lẩm nhẩm vài phút, Diễm Hương cười khúc khích: “Chị nhớ anh Đăng Tiến có tập cho chị bài hát Chinese Night bằng tiếng Hoa, rồi nhạc Mỹ có What Now My Love rất hay, bài đó như thế này:

“What now my love

Now that you left me

How can I live through another day

Watching my dreams

turn into ashes

And all my hopes into bits of clay

Once I could see, once I could feel”

Hai người đẹp Tố Liên, Tố Nga ngồi cạnh người viết còn nhắc: “Hai bài này Diễm Hương từng hát trên phòng trà Majestic do Diễm Hương làm chủ năm 1970. Hàng đêm, ở nơi đây có những giọng ca nổi tiếng cộng tác như Kim Vui, Túy Phượng, Túy Hoa, Thanh Mai, Thanh Tâm, Hoàng Hạc.. “. Diễm Phúc bổ túc: “Thời đó, dân chơi thích đi phòng trà này vì khung cảnh lịch sự sang trọng của nó. Nó nằm trên tầng 5 lầu cao nhất của khách sạn Majestic ở cuối đường Tự Do, mặt khách sạn ngó ra bờ sông Saigon rất mát. Bốn tầng lầu dưới là khách sạn, và có những phòng hội nghị dành cho mấy ông lớn thật là sang trọng”.



- Đón đọc số tới: Những giòng chia sẻ kỷ niệm của Phượng Khanh, Kiều Loan, Ngọc Hiếu, Mai Ngọc Khánh, Ngọc Minh, Yến Hương, Mai Lệ Huyền.. về sự ra đi của nhạc sĩ Đăng Tiến.



CHUYỆN BÊN LỀ TRONG NHỮNG NGÀY TANG LỄ NHẠC SĨ ĐĂNG TIẾN


Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ghé viếng lần cuối chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Đăng Tiến ngày 13 tháng 7 năm 2014 (Ảnh TMH)Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ghé viếng lần cuối chia buồn cùng gia đình nhạc sĩ Đăng Tiến ngày 13 tháng 7 năm 2014 (Ảnh TMH)


Sau một thời gian vướng bịnh nặng, nhạc sĩ Đăng Tiến đã ra đi vào lúc 11g00 trưa ngày thứ bẩy 12 tháng 7 năm 2014 tại Sàigòn. Một số thân tình đã đến viếng linh cửu Ông tại tư gia và sau đó sẽ được đem hỏa tang tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa vào ngày 15 tháng 7. Trong suốt 3 ngày khách đến viếng, có những câu chuyện vui buồn bên lề diễn tiến, xin mời bạn đọc theo dõi bài viết của Anh T.M. Hùng, người con rể của nhạc sĩ Đăng Tiến đã ghi lại dưới đây:

“Nhạc sĩ Đăng Tiến vừa mất. Sau gần một năm chống chọi lại căn bệnh tắc nghẽn phế quản thời kỳ cuối, cùng một số căn bệnh khác do tuổi cao sức yếu. Ông được bệnh viện Thống Nhất cho về tư gia và trút hơi thở cuối cùng tại đây vào lúc 10 giờ 58 phút.

Trải qua vòng đời: Sinh - lão - bệnh - tử với đủ mọi thứ cung bậc cảm xúc về niềm đau và hạnh phúc. Từ lúc ông mất cho đến khi thân xác được mang đi hỏa táng, căn nhà xưa nay im ắng bỗng trở nên nhộn nhịp. Những câu chuyện xưa được mang ra khơi gợi. Những người quen biết ông, hầu như ai cũng có một hay vài điều tâm sự, nhắc nhớ về ông. Trong vài ba ngày mà tôi đã gặp gỡ với hàng trăm con người (tôi chụp ảnh cho ông) . Điều tôi thấy! Những người có lòng thương cảm chân thành khi nhắc đến ông thường là những người lớn tuổi. Phần lớn những người trẻ, thành đạt đến đây chỉ hỏi thăm qua loa, lấy lệ về người chết. Sau đó họ hăm hở lao vào nhau bù khú đủ thứ chuyện tào lao “thiên địa”. Họ tiếp thị chuyện làm ăn buôn bán. Không biết có bao nhiêu “cái ghi nhớ” được thông qua ? Chỉ cách quan tài chừng vài mét. Thật bất nhẫn! Thật may! Tôi cũng nhận được những lời an ủi, chia sẻ từ những người bạn thân thiết và gia đình họ, những Tỵ, Tuyết, Hưng, Mỹ, Vàng, Chiến..

Sáng chủ nhật, ngày 13-7-2014- Có một người khách đặc biệt đến viếng Phero Nguyễn Đăng Tiến. Ông là bạn rất xưa, từ những năm 60. Ông sinh năm 1939 (LTS: Theo tư liệu thì Nguyễn Ánh 9 sinh năm 1940) và hiện nay là một nhạc sĩ nổi tiếng. Rất nhiều thế hệ ca sĩ nhạc sĩ đã chịu ảnh hưởng của ông về thị hiếu thẩm mỹ và triết lý trong âm nhạc. Dì của chúng tôi, ca sĩ Mỹ Khanh, vợ của nhạc sĩ Đăng Tiến đưa khách vào viếng. Bà lấy tay xoa nhẹ lên di ảnh của cố nhạc sĩ và nói “Anh ơi! Có bạn anh, anh Nguyễn Ánh 9 đến thăm nè!”. Sau một lúc chế ngự cơn xúc động, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã làm tất cả những người đang có mặt bất ngờ khi ông nói thật chậm rãi: “Không! Tôi không phải là bạn của Đăng Tiến! Tôi chỉ là học trò của ông”.

Sau đó nhạc sĩ chậm rãi kể chuyện ngày xưa: Vào thập niên 60- 70, Nguyễn Ánh 9 từng là nhạc công, là người chơi trong ban nhạc “Đăng Tiến”, do bố tôi ngày ấy là nhạc sĩ Đăng Tiến làm chef orchestre. Người nhạc công năm xưa, giờ là một nhạc sĩ danh tiếng . Ông thành danh từ khi còn trẻ đến tận bây giờ. Những lời nói chân thành, cử chỉ khiêm cung của ông còn theo tôi mãi đến lúc đang viết những dòng chữ này. Ông đã mang đến cho chúng tôi một thông điệp sáng ngời nhân bản. Chúng tôi từng được gặp ông vài lần, còn được ông ký tặng tuyển tập nhạc Nguyễn Ánh 9. Cô em vợ của tôi còn “bật mí” người vợ mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thương yêu, sống suốt mấy mươi năm đến giờ là do ba vợ tôi, nhạc sĩ Đăng Tiến mai mối.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 xin 3 cây nhang. Qua người quen, ông và vài người bạn bên Mỹ mới hay tin nhạc sĩ Đăng Tiến mất. Ông thắp nhang cho mình, ca sĩ Carol Kim và ca sĩ Minh Hiếu (LTS: Theo lời Nguyễn Ánh 9, ông đến thắp 3 nén nhang: một cho ông và 2 nén ngang kia là thắp hộ cho Mary Linh và Ngọc Hiếu ở tận Hoa Kỳ). Vào buổi chiều tối, một phụ nữ luống tuổi đến viếng linh cửu đã ôm dì chúng tôi và nói: Chúc mừng! Chúc mừng! Để chữa thẹn cho bà, dì nói: “Cũng phải! Chúc mừng Đăng Tiến ra đi nhẹ nhàng, thanh thản”.

Saigon, ngày 16-7-2014.

T.M.H

NS Nguyễn Ánh 9 chia buồn với gia quyến (Ảnh TMH)NS Nguyễn Ánh 9 chia buồn với gia quyến (Ảnh TMH)
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41597
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến25 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron