NSƯT Anh Dũng qua đời vì sự vô cảm của người đời?

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

NSƯT Anh Dũng qua đời vì sự vô cảm của người đời?

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 7 Tháng 5 02, 2015 8:16 am




Hình ảnh

NSƯT Anh Dũng vừa ra đi ở tuổi 64 sau nhiều ngày hôn mê sâu vì tai biến. Ông để lại cho điện ảnh, truyền hình và sân khấu Việt Nam nhiều vai diễn ấn tượng, có sức ám ảnh lâu dài.
Hình ảnh Nhớ cố NSƯT Anh Dũng qua những vai diễn để đời số 1
NSƯT Anh Dũng qua đời ở tuổi 64

NSƯT Anh Dũng trút hơi thở cuối cùng lúc 16h chiều 30/4. Ông bị tai biến từ giữa tháng 3. Sau khi nhập viện, nam nghệ sĩ rơi vào trạng thái hôn mê sâu cho đến khi từ giã cõi đời. Ông hưởng thọ 64 tuổi, để lại cho điện ảnh, truyền hình và sân khấu Việt Nam nhiều vai diễn ấn tượng, có sức ám ảnh lâu dài.
NSƯT Anh Dũng bỏ trường Y để theo học Sân khấu

Bỏ ngang trường y để học trường sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Anh Dũng (Tên đầy đủ là Nguyễn Anh Dũng) chọn cuộc sống gắn liền với đam mê nghệ thuật từ thuở đôi mươi.

Quyết định này của NSƯT Anh Dũng vấp phải sự phản đối của gia đình, vì bố mẹ ông lo lắng nghề này trôi nổi, không giúp được cho gia đình bằng nghề bác sĩ nhi khoa. Tuy nhiên, “Nhờ có chút tài lẻ, biết đàn hát và từng tham gia sân khấu quần chúng từ thời còn học phổ thông nên tôi đến với nghề bước đầu không mấy khó khăn. Vả lại, vì đam mê, tôi đã nhìn vào những sáng tạo của các đồng nghiệp bậc thầy như Đào Mộng Long, Trần Tiến mà phấn đấu”- Nghệ sĩ Anh Dũng kể năm 2013.
NSND Anh Dũng bị hôn mê sâu do tai biến đột ngột
NSND Anh Dũng bị hôn mê sâu do tai biến đột ngột
NSƯT Anh Dũng lấy niềm vui từ những câu chuyện cũ
NSƯT Anh Dũng lấy niềm vui từ những câu chuyện cũ

Không lâu sau khi tốt nghiệp Đại học Sân khấu Việt Nam năm 1971, Nguyễn Anh Dũng về hoạt động tại Nhà hát Kịch Việt Nam. Vai Ngọ trong vở kịch Đâu có giặc là ta cứ đi của cố nghệ sĩ Ngô Y Linh là vai diễn đầu tiên của Anh Dũng khi về Nhà hát Kịch Việt Nam. Đây cũng là một trong những vai diễn đầu đời của ông.

Rồi sau đó, với diện mạo nhân hậu, chất phác và thân thiện, nghệ sĩ Anh Dũng thành công với hàng loạt vai diễn chính diện như vai con cả ông Trương Ba trong Hồn Trương Ba da hàng thịt, anh xe kéo trong Matsu- Kẻ sống ngoài vòng pháp luật... Đâu có giặc là ta cứ đi của cố nghệ sĩ Ngô Y Linh là vai diễn đầu tiên của Anh Dũng khi về Nhà hát Kịch Việt Nam.

Từ sau 30 tuổi, song song với diễn sân khấu, nghệ sĩ Anh Dũng đóng nhiều phim điện ảnh và cũng gây ấn tượng màn bạc với nhiều vai đột phá. Hai bộ phim mà ông nhớ và hài lòng nhất là Kỷ niệm đồi trăng (1986) và Cô gái trên sông (1988).

Ngoài ra, ông còn có những vai diễn ấn tượng trong các bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam như: Cô gái trên sông, Kỷ niệm đồi trăng...
Hình ảnh Nhớ cố NSƯT Anh Dũng qua những vai diễn để đời số 3
NSƯT Phương Thanh, NSƯT Anh Dũng nên duyên vợ chồng từ phim Kỷ niệm đồi trăng

Bộ phim Kỷ niệm đồi trăng với bối cảnh và tình tiết lãng mạn đã giúp nghệ sĩ Anh Dũng và Phương Thanh nên duyên vợ chồng. Trong phim, Anh Dũng vào vai Hòa - một công nhân lái máy xúc yêu văn nghệ có tài chơi đàn guitar, còn nghệ sĩ Phương Thanh vào vai cô công nhân ngành than trong sáng, mơ mộng và mạnh mẽ tên là Kiều Oanh. Tuy có quan điểm khác nhau, cả hai đều là nhân vật chính diện và có tính cách hài hòa dễ mến.

Trong khi vai diễn của Kỷ niệm đồi trăng là bộ phim để lại kỷ niệm đặc biệt với vợ chồng nghệ sĩ Anh Dũng - Phương Thanh, thì nhân vật trong Cô gái trên sông của ông là vai đột phá nhất so với hàng trăm vai diễn sân khấu và màn ảnh khác.
Hình ảnh Nhớ cố NSƯT Anh Dũng qua những vai diễn để đời số 4
Viết chú thích ảnh ở đây.

Cô gái trên sông kể về cuộc đời éo le của một cô gái bán hoa trên sông Hương khi thời thế thay đổi. Trong phim, Anh Dũng vào vai Thu - người chiến sĩ giải phóng mâu thuẫn với chính mình. Thuở còn hoạt động cách mạng, nếm mật nằm gai, Thu từng được cô gái bán hoa miền trong cưu mang, giúp đỡ và anh yêu cô. Tuy vậy, sau giải phóng, Thu trở thành một vị quan chức lớn, phụ bạc người xưa, sống cuộc đời của mình.

Vai diễn đa diện này của nghệ sĩ Anh Dũng là một vai gai góc trong bộ phim đặc sắc của NSND Đặng Nhật Minh. Nhờ nhân vật có tính cách và một câu chuyện day dứt, bộ phim từng tham dự LHP Toronto, nghệ sĩ Minh Châu (người vào vai nữ chính) và nghệ sĩ Anh Dũng đều khẳng định được vị trí trong làng điện ảnh Việt Nam.

Không chỉ tham gia diễn xuất, NSƯT Anh Dũng còn miệt mài viết kịch bản điện ảnh và sân khấu, với các tác phẩm: Ngôi nhà trên cát, Người trong cuộc, Niệm khúc cuối, Tìm người trong tranh...

Ông từng giữ chức Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Năm 2009, do mâu thuẫn nội bộ, ông nhận quyết định từ Bộ VH-TT&DL thôi giữ chức Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam và chuyển sang làm chuyên viên tại Cục Nghệ thuật biểu diễn, sau đó nghỉ hưu.
Nỗi đau liên tiếp "đánh gục" NSƯT Anh Dũng

NSƯT Anh Dũng - NSND Phương Thanh từng được biết tới là một trong những cặp đôi đẹp của màn ảnh Việt. Tuy nhiên, cách đây 6 năm, ngày 13/2/2009, NSƯT Phương Thanh đột ngột qua đời vì huyết áp cao tai biến, khi chưa đầy 53 tuổi.
Hình ảnh Nhớ cố NSƯT Anh Dũng qua những vai diễn để đời số 5
NSƯT Phương Thanh qua đời là cú sốc lớn đối với NSƯT Anh Dũng

Sự ra đi đột ngột của người bạn đời như một cú sốc lớn đối với nghệ sĩ Anh Dũng. Khi nỗi đau mất vợ chưa kịp lắng thì 19 ngày sau, mẹ của nghệ sỹ Anh Dũng cũng ra đi. Hai nỗi đau chồng chất trong một thời gian ngắn khiến ông gần như suy sụp hoàn toàn. Cùng với cơn tai biến nhẹ đã khiến trí nhớ của ông giảm sút.

NSƯT Anh Dũng gần như bỏ rơi công việc. Ông từng tâm sự không muốn làm gì nữa, bởi cứ nghĩ, làm cũng chẳng để làm gì. Với ông, công danh, địa vị, chẳng còn ý nghĩa gì. Ông dành thời gian rảnh để viết kịch bản phim, kịch bản sân khấu. Thỉnh thoảng đi làm phim.
NSƯT Anh Dũng lấy niềm vui từ những câu chuyện cũ
NSND Anh Dũng bị hôn mê sâu do tai biến đột ngột
NSƯT Anh Dũng: “Không ai có thể thay thế Phương Thanh...”

Hồi cuối tháng 3/2015, NSƯT Anh Dũng rơi vào trạng thái hôn mê sâu sau tai biến. Cho đến ngày ông vĩnh viễn ra đi, dù bạn bè và người thân đã chuẩn bị trước tinh thần cho tình huống xấu nhất nhưng vẫn không khỏi bàng hoàng khi người nghệ sĩ tài hoa từ giã cõi tạm vào đúng ngày 30/4.

Đạo diễn Tú Mai, chị gái của NSƯT Anh Dũng cho biết lễ viếng được tổ chức từ 11h30 - 13h ngày 5/5 tới tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, Hà Nội. Linh cữu của ông sẽ được gia đình đưa về nghĩa trang quê nhà tại Mễ Sở, Hưng Yên.

Giao Anh (Tổng hợp) - TM
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41597
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times

Advertisement

Re: NSƯT Anh Dũng qua đời vì sự vô cảm của người đời?

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 5 Tháng 6 04, 2015 12:08 am



Tin NSƯT Anh Dũng qua đời khiến nhiều người bàng hoàng xót xa. Người nghệ sĩ tài hoa này ra đi vì bị tai biến mạch máu não giống như người vợ quá cố – NSND Phương Thanh. Ông cũng trải qua những ngày cuối cùng của đời mình trong chính căn phòng bệnh mà người bạn đời của mình từng điều trị trước khi mất.

Chiều 13-2-2009, NSND Phương Thanh – nữ diễn viên với vai diễn kinh điển nữ tướng cướp “Hiền cá sấu” trong bộ phim điện ảnh “Tội lỗi cuối cùng” của đạo diễn Trần Phương đột ngột qua đời vì một cơn tai biến quái ác. Sự ra đi của người bạn đời sau 23 năm chung sống khiến NSƯT Anh Dũng bị sốc nặng. Khi ấy ông từng tuyệt vọng thốt lên giờ mình là người tay trắng rồi, cuộc sống, của cải, vật chất... tất cả đều vô nghĩa!
NSƯT Anh Dũng đau đớn bên linh cữu người vợ quá cố...
Nhưng giông bão không buông tha người đàn ông tội nghiệp. 19 ngày sau khi vợ mất thì mẹ ông cũng qua đời. Cùng lúc mất đi hai người phụ nữ mình yêu thương và yêu thương mình nhất trên đời, vận “áo xám” khiến ông kiệt sức. Chỉ trong vòng 1 tháng, ông sút hơn 10kg, rộc rạc đi với mái đầu bạc trắng. Hai điều tồi tệ đó xảy ra với ông giống như bão, còn hơn cả bão. Vậy nhưng đứng trước cơn bão khủng khiếp đó, khi sự trống trải chiếm trọn tâm hồn người đàn ông đơn độc ấy, thì ngoài cuộc sống, thay vì đỡ ông dậy, người ta lại đẩy ông ngã tiếp.

Đó là khi ông mất đi mái ấm gia đình, người ta lại nhẫn tâm đẩy ông ra khỏi nơi chốn còn lại mà ông vẫn đi về và coi như ngôi nhà thứ hai suốt 40 năm gắn bó. Cuối năm ấy, ông bị miễn nhiệm chức Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam vì lý do chưa có bằng Đại học (?1). Những lùm xùm thị phi trong nội bộ Nhà hát, rồi chuyện “anh Cả đỏ” không sáng đèn rực rỡ như xưa, bao nhiêu tội vạ người ta đổ hết sang ông.
NSƯT Anh Dũng chấp nhận mọi thua thiệt...

Ngày ấy, những người bạn thân thiết của ông biết chuyện vẫn thương ông chỉ vì khái tính quá, bị “vạ” nghe đâu cũng chỉ vì kiên quyết không đồng tình với một cô nghệ sĩ nào đó tài năng có hạn nhưng muốn được xét tặng danh hiệu NSƯT nên bị ghét, bị “bới” ra chuyện nọ chuyện kia. Nhưng thương cũng để vậy, không ai đứng ra nói đỡ cho ông. Còn ông thì không phản kháng trước những “đòn” đau ấy, chỉ nhẫn nhịn ra đi với suy nghĩ “mình làm thằng nghệ sĩ sẽ tốt hơn”.

Rồi ông chuyển sang làm chuyên viên nghệ thuật – công việc mà ông nhận ra ngay từ đầu là “có lẽ không hợp với tôi, không đúng nghề của tôi lắm” nhưng vẫn chấp nhận làm và làm cần mẫn cho tới lúc về hưu. Hình như nỗi đau đớn nhất là mất đi người thân yêu ông đã nếm trải rồi nên chẳng gì có thể làm ông đau hơn nữa.

Đến bây giờ khi ông mất đi, nhiều người mới nhận ra và quả quyết lý do ông bị miễn nhiệm khi ấy là một sự vô lý, nói như lời NSƯT Chiều Xuân trong chia sẻ mới đây của chị thì “thời của NSƯT Anh Dũng chưa hề có hệ Đại học về sân khấu”, vả lại dù bằng cấp không cao nhưng ông đã luôn làm tròn trách nhiệm của mình, có nhiều đóng góp đáng kể với Nhà hát và nền sân khấu nước nhà.

Nữ diễn viên “Mẹ chồng tôi” tiếc nuối cho số phận hẩm hiu của người nghệ sĩ mà chị luôn quý mến cả về nghề lẫn đạo đức – một người sống nội tâm, trầm lặng nhưng cực kỳ tâm lý, người đã cùng thế hệ nghệ sĩ tiền bối của Nhà hát Kịch Việt Nam giúp những thế hệ trẻ như chị lúc đó yêu nghề hơn, biết sống vì nghề hơn.
NSƯT Anh Dũng và NSND Phương Thanh sau một lần đóng phim cùng nhau...

Mất đi tất cả, chỉ còn lại thế giới riêng với nghệ thuật, trở lại làm “thằng nghệ sĩ” mà ông vẫn tự nhận suốt đời làm không chán, nhưng rồi NSƯT Anh Dũng cũng không thể diễn kịch, đóng phim. Không hẳn vì sức khỏe yếu, mà còn vì ông không tài nào thuộc hết thoại. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát kể bà từng khi làm bộ phim “Nhìn ra biển cả”, bà từng mời NSƯT Anh Dũng tham gia nhưng vì ông gặp khó khăn về lời thoại nên sau đó không thể nhận lời.

Ngày ông còn hôn mê trên giường bệnh, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng vào thăm và không khỏi bàng hoàng trước cảnh một diễn viên rạng ngời ngày nào mà giờ thì cận kề cái chết. Khi ấy, ông đã thở máy và không còn biết gì cả, anh chị em cùng con cái ông túc trực quanh giường nước mắt lưng tròng. Nữ biên kịch xót xa: “Ông sinh năm 1951, tuổi Mèo, mà đàn ông tuổi này như thế là còn trẻ lắm”. Cùng quê ở xã Mễ Sở nên nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát bảo khi ấy bà vẫn mong ông khỏe lại để về quê chơi với mình như nhiều năm về trước. Cũng như nhiều người, bà quý những vai diễn xuất sắc của Dũng ở Nhà hát Kịch Việt Nam.

Trở lại với năm 2009 đầy bão tố, sau khi liên tiếp phải gánh chịu tai tương, NSƯT Anh Dũng rơi vào trầm cảm. Vốn đã kín tiếng, ông lại càng trở nên lặng lẽ hơn, cứ thui thủi trong góc riêng của mình. Mỗi lúc buồn, ông lại ra nghĩa trang Thanh Tước ngồi im lặng bên mộ vợ. Ngôi nhà nhỏ ở phố Bạch Đằng nơi vợ chồng ông chung sống, ông cũng bán đi rồi chuyển sang sống cùng con gái vì không chịu nổi cảm giác trống trải mỗi khi trở về lại thiếu vắng người đàn bà của đời mình. Thấy bố đơn độc, cô con gái động viên ông đi bước nữa vì “con chăm cha không bằng bà chăm ông” nhưng ông chỉ im lặng lắc đầu, còn nói vui về già sẽ vào viện dưỡng lão chứ sẽ ở vậy đến cuối đời.
Mỗi lần buồn, NSƯT Anh Dũng lại tìm ra mộ vợ...

Suốt hơn 6 năm kể từ ngày phải gánh chịu bao biến cố ấy, NSƯT Anh Dũng gần như lui khỏi mọi hoạt động nghệ thuật, sống khép mình và tránh giao tiếp với mọi người, kể cả bạn bè thân thiết cho đến khi ra đi. Sự ra đi của ông khiến nhiều người bàng hoàng, nói như lời NSƯT Minh Châu thì nó giống như lời cảnh tỉnh với những người xung quanh bởi đôi khi sự vô tình có thể đã khiến những người như NSƯT Anh Dũng rơi vào trạng thái trầm cảm, dần dà không còn mở lòng chia sẻ hay tâm sự với ai. Cứ như vậy, ông giữ nỗi buồn, nỗi đau cho riêng mình rồi ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.

Ai trong đời rồi cũng có lúc phải trải qua đôi lần vấp ngã và vài cơn giông tố. Người may mắn thì ít hơn, nhẹ hơn. Những lúc như thế, một ánh mắt thờ ơ, một nụ cười giễu cợt hay một cái đẩy cũng chẳng khác gì nhau. Giờ nhiều người mới nhận ra sự vô cảm ấy đã góp phần không nhỏ khiến NSƯT Anh Dũng thêm cô quạnh và đơn độc, cho tới tận khi ông ra đi.

Dương Cầm - ANTĐ
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41597
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times

Re: NSƯT Anh Dũng qua đời vì sự vô cảm của người đời?

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 5 Tháng 6 04, 2015 12:10 am



Chiều Hà Nội muộn. Gặp lại NSƯT Anh Dũng trong căn nhà nhỏ nằm cuối đường Bạch Đằng - nơi từng là tổ ấm của anh cùng nghệ sỹ Phương Thanh. Trên gương mặt gầy rạc của người nghệ sỹ sự cô đơn dường như vẫn còn thăm thẳm, trĩu nặng như ngày phải vuốt nước mắt tiễn người bạn đời về nơi chín suối.



Khẽ vịn tay vào thành ghế như để tìm điểm tựa, anh bảo: “Năm nay theo lá số tử vi của tôi là năm sao Thái Dương chiếu mệnh, sao này với nam giới sẽ đem lại rất nhiều điều tốt nhưng với tôi thì ngược lại. Giống như bão. Hơn cả bão. Những nỗi đau xoáy vào cuộc đời một cách phũ phàng”.
Tôi đồ rằng anh đã tiên liệu trước được điều này từ cái ngày mà anh phải vĩnh viễn chia xa người bạn đời của mình. Ngày ấy anh từng đã chẳng thốt lên giờ mình là người trắng tay rồi, cuộc sống, của cải, vật chất tất thảy đều vô nghĩa. Đến giờ ngẫm lại, anh vẫn chẳng hiểu sao bỗng dưng “vận áo xám” ấy lại kéo về đổ vào mình dồn dập.

Nỗi đau mất vợ chưa nguôi thì cũng trong cùng năm ấy, đúng hơn là cùng tháng ấy, anh lại phải gánh thêm nỗi đau mất mẹ. Dần dà rồi anh cũng phải quay trở lại với cuộc sống, chấp nhận mọi sự rủi ro mất mát ấy, nhưng có lẽ còn rất lâu nữa mới có thể lấy lại được sự bình ổn trong tâm hồn. Chả vậy mà vốn có biệt tài viết kịch bản rất nhanh song nửa năm trôi qua kể từ ngày chị mất, anh không viết nổi lấy được một chữ.

Anh sợ chạm vào bút, vào bàn phím như thể sợ chạm vào nỗi đau đang lẩn khuất đâu đó trong mình. Dường như anh vẫn đang sống bằng hoài niệm, bằng quá khứ khi bắt đầu câu chuyện nào cũng bằng hai từ “ngày xưa” với sự hiện hữu không thể thiếu của người vợ yêu thương: Ngày xưa cô ấy thường thích làm những món ăn dân dã, bình dị như dưa cà, canh cua. Ngày xưa dù bận rộn đến mấy chúng tôi cũng thường thu xếp cùng nhau đi ăn sáng để trò chuyện, đôi khi chỉ bàn về một đôi dép. Ngày xưa…


Một cuộc đời đầy ắp đam mê nghệ thuật

Ngôi nhà vắng lặng!
Chợt nhớ có lần anh từng bảo mình đến với sân khấu hoàn toàn bằng cái duyên, nhưng đằng sau cái duyên ấy là cái nợ, không những nợ mà thành tội nợ. Và điều ấy chẳng dè lại vận đúng vào anh. 5 năm trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, anh từng thổ lộ ở đâu đó, với ai đó rằng cái ý nguyện suốt đời của mình là làm “thằng” nghệ sỹ chứ không phải làm ông quản lý và rằng anh chưa lúc nào bớt “thèm” được diễn trên sân khấu. Mà đó cũng là tâm niệm của vợ anh - nghệ sỹ Phương Thanh lúc còn sống. Kể cả khi đứng dưới sân khấu xem anh diễn hay khi thấy anh chỉ đạo diễn xuất cho diễn viên, chị đều thổ lộ rằng “vẫn thích anh làm diễn viên hơn”.

Làm diễn viên, có lẽ đây mới là “mối nợ” lớn nhất của anh khi dấn thân vào con đường nghệ thuật. Đi quá nửa đời người, đứng chân trên sân khấu bằng hàng trăm vai diễn lớn nhỏ, được nhắc đến như một trong những diễn viên đóng vai chính, vai khó nhiều nhất từ trước đến nay của Nhà hát kịch Việt Nam nhưng dường như cái sự “thèm” diễn trong anh chưa bao giờ thỏa mãn. Mà với người “say” nghề thì dám lắm cái ý nghĩ táo bạo “kiếp người là mấy, kiếp nghệ thuật dầy hơn”.

Nhìn anh đơn độc giữa đời thường, bất giác nhớ đến một Anh Dũng ngợp dưới ánh hào quang trên sân khấu giữa cả rừng vở diễn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Vết thương ngày cũ; Hồi chuông cảnh tỉnh; Con thuyền chở linh hồn… Cũng chợt hình dung ra một Anh Dũng lúc lên sân khấu không điểm trang tô vẽ, không dùng micro mà nói vo như tán chuyện đời thường… Và hiểu, tại sao người ta lại bảo anh diễn như… chơi, còn chính anh cũng từng thẳng thắn nhận mình đang “chơi nghề” chứ đâu hẳn chỉ là “làm nghề”.

Chẳng ai nắm tay từ sáng đến tối, nhưng với NSƯT Anh Dũng, mối duyên - cái nợ với sân khấu hình như vẫn còn lớn lắm, còn đau đáu lắm. Anh tiếc vì không còn cơ hội để ươm mầm cho những nghệ sỹ trẻ vươn tới cái mà mình và họ cùng mong ước - sự đam mê trong nghệ thuật. Anh bảo sau này dù không còn làm ở Nhà hát, song bất kể lúc nào Nhà hát cần, anh vẫn sẵn sàng nhận lời “nhảy” vào nhận vai, dù chỉ là vai phụ trong vở diễn, dù chẳng có thù lao.

Đơn giản chỉ bởi anh cần được đến với khán giả, cần tiếp thêm “lửa nghề” cho anh em nghệ sỹ. Mà chẳng cần phải sau này, hiện giờ anh vẫn đang cùng anh em nghệ sỹ trong Nhà hát đi lưu diễn ở ngoại thành Hà Nội với một vai trong vở “Nhân danh công lý”. Nghe tin anh không còn làm ở Nhà hát, nhiều người lo sợ anh không nhận diễn nữa thì vở “đổ” nhưng rồi lại thở phào khi anh nói sẽ gạt tất cả mọi thứ đi để diễn, bận rộn bao nhiêu cũng sẽ có mặt…

Một vài tháng nữa, rất có thể anh sẽ lại là một người viết rất sung, làm đạo diễn rất sung hoặc tìm cho mình một vai diễn để lại cống hiến cho khán giả, cho cuộc đời. Tôi biết, anh đã sẵn sàng cho một bước ngoặt mới, như thể đã sẵn sàng gượng dậy sau những cú ngã rất đau. Công việc mới theo như lời anh nói là “có lẽ không hợp với tôi, không đúng nghề của tôi lắm” nhưng cho dù là thế, anh vẫn sẽ tiếp tục không từ bỏ niềm đam mê của mình là viết kịch bản, làm đạo diễn cả sân khấu lẫn điện ảnh. Và điều cuối cùng tôi chắc anh không bao giờ rũ bỏ, đó là niềm đam mê “trọn đời làm một… thằng nghệ sỹ”.

Dương Cầm - ANTĐ
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41597
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times

Re: NSƯT Anh Dũng qua đời vì sự vô cảm của người đời?

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 5 Tháng 6 04, 2015 12:10 am



Chiều Hà Nội muộn. Gặp lại NSƯT Anh Dũng trong căn nhà nhỏ nằm cuối đường Bạch Đằng - nơi từng là tổ ấm của anh cùng nghệ sỹ Phương Thanh. Trên gương mặt gầy rạc của người nghệ sỹ sự cô đơn dường như vẫn còn thăm thẳm, trĩu nặng như ngày phải vuốt nước mắt tiễn người bạn đời về nơi chín suối.



Khẽ vịn tay vào thành ghế như để tìm điểm tựa, anh bảo: “Năm nay theo lá số tử vi của tôi là năm sao Thái Dương chiếu mệnh, sao này với nam giới sẽ đem lại rất nhiều điều tốt nhưng với tôi thì ngược lại. Giống như bão. Hơn cả bão. Những nỗi đau xoáy vào cuộc đời một cách phũ phàng”.
Tôi đồ rằng anh đã tiên liệu trước được điều này từ cái ngày mà anh phải vĩnh viễn chia xa người bạn đời của mình. Ngày ấy anh từng đã chẳng thốt lên giờ mình là người trắng tay rồi, cuộc sống, của cải, vật chất tất thảy đều vô nghĩa. Đến giờ ngẫm lại, anh vẫn chẳng hiểu sao bỗng dưng “vận áo xám” ấy lại kéo về đổ vào mình dồn dập.

Nỗi đau mất vợ chưa nguôi thì cũng trong cùng năm ấy, đúng hơn là cùng tháng ấy, anh lại phải gánh thêm nỗi đau mất mẹ. Dần dà rồi anh cũng phải quay trở lại với cuộc sống, chấp nhận mọi sự rủi ro mất mát ấy, nhưng có lẽ còn rất lâu nữa mới có thể lấy lại được sự bình ổn trong tâm hồn. Chả vậy mà vốn có biệt tài viết kịch bản rất nhanh song nửa năm trôi qua kể từ ngày chị mất, anh không viết nổi lấy được một chữ.

Anh sợ chạm vào bút, vào bàn phím như thể sợ chạm vào nỗi đau đang lẩn khuất đâu đó trong mình. Dường như anh vẫn đang sống bằng hoài niệm, bằng quá khứ khi bắt đầu câu chuyện nào cũng bằng hai từ “ngày xưa” với sự hiện hữu không thể thiếu của người vợ yêu thương: Ngày xưa cô ấy thường thích làm những món ăn dân dã, bình dị như dưa cà, canh cua. Ngày xưa dù bận rộn đến mấy chúng tôi cũng thường thu xếp cùng nhau đi ăn sáng để trò chuyện, đôi khi chỉ bàn về một đôi dép. Ngày xưa…


Một cuộc đời đầy ắp đam mê nghệ thuật

Ngôi nhà vắng lặng!
Chợt nhớ có lần anh từng bảo mình đến với sân khấu hoàn toàn bằng cái duyên, nhưng đằng sau cái duyên ấy là cái nợ, không những nợ mà thành tội nợ. Và điều ấy chẳng dè lại vận đúng vào anh. 5 năm trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, anh từng thổ lộ ở đâu đó, với ai đó rằng cái ý nguyện suốt đời của mình là làm “thằng” nghệ sỹ chứ không phải làm ông quản lý và rằng anh chưa lúc nào bớt “thèm” được diễn trên sân khấu. Mà đó cũng là tâm niệm của vợ anh - nghệ sỹ Phương Thanh lúc còn sống. Kể cả khi đứng dưới sân khấu xem anh diễn hay khi thấy anh chỉ đạo diễn xuất cho diễn viên, chị đều thổ lộ rằng “vẫn thích anh làm diễn viên hơn”.

Làm diễn viên, có lẽ đây mới là “mối nợ” lớn nhất của anh khi dấn thân vào con đường nghệ thuật. Đi quá nửa đời người, đứng chân trên sân khấu bằng hàng trăm vai diễn lớn nhỏ, được nhắc đến như một trong những diễn viên đóng vai chính, vai khó nhiều nhất từ trước đến nay của Nhà hát kịch Việt Nam nhưng dường như cái sự “thèm” diễn trong anh chưa bao giờ thỏa mãn. Mà với người “say” nghề thì dám lắm cái ý nghĩ táo bạo “kiếp người là mấy, kiếp nghệ thuật dầy hơn”.

Nhìn anh đơn độc giữa đời thường, bất giác nhớ đến một Anh Dũng ngợp dưới ánh hào quang trên sân khấu giữa cả rừng vở diễn: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Vết thương ngày cũ; Hồi chuông cảnh tỉnh; Con thuyền chở linh hồn… Cũng chợt hình dung ra một Anh Dũng lúc lên sân khấu không điểm trang tô vẽ, không dùng micro mà nói vo như tán chuyện đời thường… Và hiểu, tại sao người ta lại bảo anh diễn như… chơi, còn chính anh cũng từng thẳng thắn nhận mình đang “chơi nghề” chứ đâu hẳn chỉ là “làm nghề”.

Chẳng ai nắm tay từ sáng đến tối, nhưng với NSƯT Anh Dũng, mối duyên - cái nợ với sân khấu hình như vẫn còn lớn lắm, còn đau đáu lắm. Anh tiếc vì không còn cơ hội để ươm mầm cho những nghệ sỹ trẻ vươn tới cái mà mình và họ cùng mong ước - sự đam mê trong nghệ thuật. Anh bảo sau này dù không còn làm ở Nhà hát, song bất kể lúc nào Nhà hát cần, anh vẫn sẵn sàng nhận lời “nhảy” vào nhận vai, dù chỉ là vai phụ trong vở diễn, dù chẳng có thù lao.

Đơn giản chỉ bởi anh cần được đến với khán giả, cần tiếp thêm “lửa nghề” cho anh em nghệ sỹ. Mà chẳng cần phải sau này, hiện giờ anh vẫn đang cùng anh em nghệ sỹ trong Nhà hát đi lưu diễn ở ngoại thành Hà Nội với một vai trong vở “Nhân danh công lý”. Nghe tin anh không còn làm ở Nhà hát, nhiều người lo sợ anh không nhận diễn nữa thì vở “đổ” nhưng rồi lại thở phào khi anh nói sẽ gạt tất cả mọi thứ đi để diễn, bận rộn bao nhiêu cũng sẽ có mặt…

Một vài tháng nữa, rất có thể anh sẽ lại là một người viết rất sung, làm đạo diễn rất sung hoặc tìm cho mình một vai diễn để lại cống hiến cho khán giả, cho cuộc đời. Tôi biết, anh đã sẵn sàng cho một bước ngoặt mới, như thể đã sẵn sàng gượng dậy sau những cú ngã rất đau. Công việc mới theo như lời anh nói là “có lẽ không hợp với tôi, không đúng nghề của tôi lắm” nhưng cho dù là thế, anh vẫn sẽ tiếp tục không từ bỏ niềm đam mê của mình là viết kịch bản, làm đạo diễn cả sân khấu lẫn điện ảnh. Và điều cuối cùng tôi chắc anh không bao giờ rũ bỏ, đó là niềm đam mê “trọn đời làm một… thằng nghệ sỹ”.

Dương Cầm - ANTĐ
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41597
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến42 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum



cron