Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng qua đời ở tuổi 53

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.

Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng qua đời ở tuổi 53

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Chủ nhật Tháng 1 06, 2019 11:52 am

[Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng qua đời ở tuổi 53][/7MAU]

NS hài Mạnh Tràng - tên thật là Nguyễn Mạnh Tràng, sinh năm 1966 - ông bầu của Sân khấu Kịch Sài Gòn, đã trút hơi thở cuối cùng lúc 21 giờ ngày 6-1 tại Bệnh viện Y Dược TP HCM, hưởng dương 53 tuổi.

Hình ảnh
Nghệ sĩ Mạnh Tràng

Sau thời gian điều trị căn bệnh ung thư gan, nghệ sĩ Mạnh Tràng đã không qua khỏi dù đã được các y - bác sĩ chuyên khoa tận tình điều trị. Nghệ sĩ Phước Sang, em vợ của nghệ sĩ Mạnh Tràng, cho biết anh rể mình qua đời tại Bệnh viện Y Dược TP HCM.

Sau khi nghệ sĩ Phước Sang rút lui khỏi sân khấu vì bận công việc kinh doanh và làm phim điện ảnh, Sân khấu Kịch Sài Gòn trong hơn 10 năm qua đã được nghệ sĩ Mạnh Tràng trông coi.

"Anh ấy là một ông bầu nhiệt huyết, hết lòng với nghề và có tâm nguyện sẽ gầy dựng Sân khấu Kịch Sài Gòn trở thành điểm hẹn của khán giả trẻ. Có thể nói, sàn diễn này đã liên tục sáng đèn một năm 364 ngày, chỉ nghỉ đúng ngày 30 tháng chạp, tức đêm giao thừa, còn lại thì anh chị em nghệ sĩ, công nhân hậu đài đều sống nhờ vào nồi cơm chung mà ông bầu Mạnh Tràng đã thổi nóng quanh năm" – NS Hữu Nghĩa xúc động cho biết.

Tang lễ của nghệ sĩ hài Mạnh Tràng sẽ được tổ chức tại Nhà vãng sanh chùa Vĩnh Nghiêm.

Tin ảnh: Thanh Hiệp - NLĐ
Hình ảnh
https://cailuongvietnam.com - https://cailuongvietnam.com/forum - https://cailuongvietnam.com/oldforum - https://cailuongvietnam.com/specials - https://cailuongvietnam.com/music - https://cailuongvietnam.com/english - https://www.cailuongvietnam.info - - https://www.minhcanh-mychau.com
ATI MULTI SERVICE
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41595
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times

Advertisement

Re: Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng qua đời ở tuổi 53

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Chủ nhật Tháng 1 06, 2019 11:55 am



Không ai tin rằng Mạnh Tràng thay Phước Sang làm được ông bầu của Sân khấu Kịch Sài Gòn nhưng anh đã làm tốt theo cách của mình suốt 15 năm qua
Sân khấu Kịch Sài Gòn đang triển khai kế hoạch tổ chức chương trình kỷ niệm 28 năm thành lập với 2 vở kịch "Bông hồng trắng" và "Ma nhập". Cách đây 15 năm, khi Mạnh Tràng tiếp nhận vai trò chủ nhiệm Sân khấu Kịch Sài Gòn thay ông bầu Phước Sang, không ai tin rằng anh sẽ làm được. Thế nhưng, thực tế 15 năm qua đã chứng minh Mạnh Tràng còn làm tốt hơn những gì đã có. Từ một tuần chỉ 3 suất diễn, đến nay, Sân khấu Kịch Sài Gòn diễn mỗi tuần 9 suất. Ở tuổi 28, đây là sàn diễn xã hội hóa có lượng khán giả đông nhất hiện nay.

Cần cù bù sắc vóc

So với đồng nghiệp cùng trang lứa, cuộc đời nghệ sĩ Mạnh Tràng có hậu vận tốt. Mạnh Tràng cho biết lúc anh vào học ở Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 TP HCM, nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh TP, nhiều đồng môn tỏ ra thương hại, cho rằng anh chẳng thể làm được nghề diễn viên vì tướng tá, gương mặt quá xấu, lại rụt rè, ăn nói kém duyên. Bù lại, anh rất đam mê nghề diễn, siêng năng, chăm chỉ làm lụng, học hỏi nên ai nhờ việc gì cũng nhận, từ hậu đài, vác cảnh, nhắc tuồng cho đến đóng quân sĩ, cầm cờ, làm tiếng động hậu trường: chó sủa, ngựa hí, mèo kêu... Thấy vậy, một số bạn bè nói lời khen nhưng sau lưng là những lời thương hại.

Hình ảnh
Mạnh Tràng đóng vai thợ điện trong vở “Quỷ ám” trên Sân khấu Kịch Sài Gòn. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Đến khi ra trường, Mạnh Tràng lại rơi vào cảnh thất nghiệp vì chẳng nơi nào dung nạp. "Để có cơm ăn, tôi phải làm công việc vá xe đạp ở lề đường" - nghệ sĩ Mạnh Tràng nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp gian nan.

Cho đến một ngày, người thầy dạy học môn kỹ thuật biểu diễn là đạo diễn Hữu Luân đi ngang đường nhìn thấy cậu học trò ngồi vá xe bèn bước vào hỏi: "Bộ em định bỏ nghề thiệt hả?". Gặp thầy với bộ dạng không mấy sạch sẽ, Mạnh Tràng luýnh quýnh khoanh tay thưa: "Em nhớ nghề lắm nhưng nghề không chấp nhận em!".

Nhờ đạo diễn Hữu Luân, khi đó là Phó Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh Niên, "mở đường" nên Mạnh Tràng có cơ hội quay lại nghề diễn. Anh cùng với Hoàng Sơn, Phước Sang, Mai Dũng, Minh Thủy, Nhựt Cường... lập nhóm hài Tuổi Đôi Mươi. Đó là một trong những nhóm hài trẻ nhất của TP HCM thời ấy, tiếp bước sau các nhóm của những nghệ sĩ tiền bối: Bảo Quốc, Nguyên Hạnh, Mỹ Chi, Duy Phương... Từ sân khấu hài 135 Hai Bà Trưng trực thuộc Nhà Văn hóa Thanh Niên, Mạnh Tràng có cơ hội đặt chân lên sàn diễn, chấm dứt thời dầm mưa dãi nắng kiếm sống bằng nghề vá xe đạp.

"Tôi mang ơn thầy Hữu Luân, nếu không có thầy, tôi không có cơ hội theo nghề diễn như hôm nay" - anh xúc động.

Thay đổi số phận sàn diễn

Là anh rể của ông bầu Phước Sang, Mạnh Tràng tiếp nhận Sân khấu Kịch Sài Gòn còn ở vị trí "vàng" trên đường Pasteur (quận 1, TP HCM) đang ăn nên làm ra. Phước Sang trao quyền điều hành sân khấu cho anh rể là để mình rảnh tay đầu tư làm phim, kinh doanh bất động sản, nhà hàng... Đó là công việc nặng nề, áp lực không nhỏ đối với một nghệ sĩ chưa được học gì về quản lý như Mạnh Tràng. Bằng mọi cách, anh phải làm cho sân khấu hoạt động tốt. Mọi chi tiêu, tính toán lời lỗ của sân khấu này đều do Mạnh Tràng quyết định vì Phước Sang đã "giao kèo" không bù lỗ dưới mọi hình thức.

"Ban đầu, nhiều người nghi ngờ cách quản lý của tôi. Nhưng rồi từ hai bàn tay trắng, sau khi dời sàn diễn từ quận 1 về rạp Đại Đồng (đường Cao Thắng, quận 3), tôi đã thay đổi chiến lược để vực dậy sàn diễn cũ kỹ lâu nay chỉ trình diễn cải lương. Giảm giá vé, tăng suất diễn, ổn định mức lương để diễn viên bảo đảm thu nhập mỗi ngày. Dòng kịch tôi chọn cũng xuất phát từ nhu cầu khán giả, dựa theo thị hiếu và điều chỉnh để kịch mục sinh động. Tính đến nay, gần 70 vở kịch hài pha kinh dị đã được dàn dựng và trình diễn thường xuyên ở đây. Kịch Sài Gòn cũng là nơi áp dụng hình thức bán vé qua mạng đầu tiên tại TP HCM, có giảm giá khuyến mãi nên số đông người xem tìm đến và trở nên thân quen với sàn diễn này. Nhờ vậy, chúng tôi mới có khán giả để diễn 9 suất/tuần. Cứ đầu tháng lại tập vở mới" - nghệ sĩ Mạnh Tràng phấn khởi.

Cách thức Mạnh Tràng tuyển chọn diễn viên trẻ cho sân khấu của mình cũng rất khác. "Ban đầu là thử hài, sau đó chuyển sang bi. Ai thể hiện tốt sẽ hiển nhiên trở thành nhân tố của sàn diễn" - nghệ sĩ Linh Tý, kép chánh hiện nay của Kịch Sài Gòn, cho biết sau 3 tháng thử việc.

Cách đặt hàng viết kịch bản của Mạnh Tràng cũng lạ. Anh đọc báo, xem đài nắm bắt thời sự, sau đó tìm gặp tác giả trao đổi ý hướng của mình. Khi xem kịch bản, anh xin phép được mổ xẻ để thêm thắt nhiều mảng miếng cho hợp với "cái tạng" của Kịch Sài Gòn.

"Với cách làm của Mạnh Tràng, tác giả chỉnh sửa ngay sàn tập, tạo cơ hội cho nhiều ngòi bút bám sát những vấn đề đang đặt ra của cuộc sống thực tế và biết "đo ni đóng giày" theo dàn diễn viên của Kịch Sài Gòn, từ đó đạt hiệu quả nghệ thuật và kinh doanh. Vở "Hồn ma báo oán" của tôi diễn gần 6 năm qua tại Kịch Sài Gòn mang lại cho tôi vài trăm triệu đồng tiền tác quyền" - tác giả Vương Huyền Cơ cho biết.

Vật lộn với thử thách

Khi nghệ sĩ Mạnh Tràng có được thành tựu, chỗ đứng vững vàng, được đánh giá là vị quản lý sân khấu xã hội hóa mạnh của sân khấu kịch TP HCM thì thử thách cuộc đời đã không buông tha anh. "Tôi lại vật lộn ngày ngày với căn bệnh gan, huyết áp. Hoàn cảnh này không cho phép tôi nhụt ý chí, sợ hãi co rụt lại mà phải mạnh mẽ, tìm kiếm sự bình an trong nội tâm để hoàn thành sứ mệnh. Trên vai tôi là cuộc sống của mấy chục anh em công nhân, diễn viên. Thử thách này không thể đánh gục tôi" - anh tâm sự.

Thanh Hiệp - NLĐ
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41595
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times

Re: Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng qua đời ở tuổi 53

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Chủ nhật Tháng 1 06, 2019 11:57 am



Đến xem vở hài kịch mới Ở đâu có anh hùng (tác giả Trường Sơn, đạo diễn Nguyễn Vũ) tại sân khấu Kịch Sài Gòn, khán giả sẽ bắt gặp nét diễn hài duyên dáng, vừa quen, vừa lạ của Mạnh Tràng.
Trong vai ông chủ thầu xây dựng luôn đề cao vai trò anh hùng của Hai Tài Tử, nhưng khi bị bọn côn đồ hành hung, đòi đuổi cổ “Lục Vân Tiên” – kẻ đã dám vạch trần bộ mặt bất lương của bọn chúng, chủ thầu nhát cáy, mềm nhũn với bộ tịch buồn cười do Mạnh Tràng thể hiện. Xem nhiều vở diễn có mặt Mạnh Tràng, khán giả nhận thấy anh là người của những vai nhỏ. Gặp anh ở hậu trường Kịch Sài Gòn bao giờ cũng thấy anh lụi cụi với hàng loạt việc không tên, lo phát lương, chăm sóc dàn cảnh rồi có lúc kiêm luôn cả việc bán nước giải khát. Cảm thán về số phận chuyên được giao những vai nhỏ “đẻ” ngang hông, Mạnh Tràng cười: “Hổng biết số tôi lận đận hay sao đó, từ 10 năm qua vẫn quanh quẩn với vai nhỏ. Có lúc trên sàn tập một kịch bản đang bí đường ra, lập tức đạo diễn kêu tôi tới để “đẻ” thêm một vai cho kết dính các sự kiện lại. Thật ra vai tôi có cũng được, hổng có cũng xong, nhưng cái số mình hạp với những vai “đẻ” ngang hông, lại toàn mang tâm trạng khác người. Hết làm anh chàng bị điên trong bệnh viện tâm thần, rồi lại làm anh chàng tưng tửng đi hỏi vợ. Nghĩ cũng thấy cười cho chính mình...”.

Có thể Mạnh Tràng khiêm tốn, kỳ thật xem những vai nhỏ của anh, khán giả đã cười thú vị bởi tài ứng biến có duyên, góp phần đem lại hiệu quả tiếng cười cho Kịch Sài Gòn qua các vở: Vàng ơi là vàng, Bến đục bến trong, Em lấy chồng xứ lạ, Lặng lẽ khóc cười, Điệp khúc chồng xa... Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TPHCM khoa diễn viên năm 1986 cùng lớp với những người bạn nay đã nổi danh như: ca sĩ Ngọc Sơn, Lý Hải, Trần Sang, diễn viên Quyền Linh, MC Thành Bỉ... Mạnh Tràng cứ mãi lẹt đẹt phía sau vì nhiều hoàn cảnh. Anh kể: “Năm ra trường tôi thực tập ở Đoàn Xung kích Long An một năm, sau đó tôi đầu quân về sân khấu 135 Hai Bà Trưng (Nhà Văn hóa Thanh niên) cùng với nhóm hài Tuổi đôi mươi gầy dựng sự nghiệp, nhưng rồi mình diễn chẳng hơn ai, thế là ba lần định giải nghệ không xong, đến lần bị tai nạn giao thông gãy chân nghỉ xả hơi... ba năm. Được sự động viên của bạn bè, khi bình phục tôi vào sân khấu làm nghề nhắc tuồng, rồi làm hậu đài, soát vé... Nghề gì tôi cũng làm miễn là gần sân khấu. Cho tới khi Kịch Sài Gòn được thành lập và gắn tôi với những vai nhỏ. Vốn sống cơ cực đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong diễn xuất, nhất là vai người lao động tay lấm, chân bùn”.

Một đạo diễn đã nói: Đối với diễn viên, không có vai nhỏ vì nếu có tài anh sẽ biến nó thành vai lớn. Mạnh Tràng đang cố gắng thực hiện điều đó.

Thanh Hiệp - NLĐ
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41595
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times

Re: Nghệ sĩ hài Mạnh Tràng qua đời ở tuổi 53

Bài viết chưa xemgửi bởi tancogiaoduyen » Thứ 3 Tháng 1 08, 2019 9:59 am



Sân khấu hài vừa chia tay một diễn viên hài, Sân khấu Kịch Sài Gòn vừa để tang cho một nhà quản lý giỏi đã giữ lửa cho sân khấu này từ hơn chục năm qua - nghệ sĩ (NS) Mạnh Tràng, tên thật Nguyễn Mạnh Tràng, sinh năm 1966, qua đời vì bệnh hiểm nghèo vào sáng 7-1, hưởng dương 53 tuổi.
Là diễn viên tốt nghiệp khóa trung cấp 10 Trường Nghệ thuật Sân khấu II, nay là Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM, NS Mạnh Tràng đã vượt qua nhiều khó khăn để gắn bó với nghề. Đi lên từ nghèo khó nên anh rất quý trọng đồng tiền tạo được từ sức lao động của mình.

"Anh trải qua nhiều nghề như: nhắc tuồng, hậu đài, chỉ huy đêm diễn, chỉnh nhạc, điều khiển ánh sáng, diễn viên, tác giả và làm công tác ngoại vụ. Khâu nào anh cũng làm rất tốt. Chính nhờ sự trải nghiệm đó mà anh đã đảm nhận công việc làm bầu rất tốt sau này" - NS Phước Sang bày tỏ.

Hình ảnh
Nghệ sĩ Mạnh Tràng

Khi sân khấu hài 135 Hai Bà Trưng - Nhà Văn hóa Thanh Niên ra đời, anh đầu quân về đây, cùng với NS Phước Sang gầy dựng sàn diễn này. Sau đó, anh trở thành anh rể của Phước Sang, cùng với em vợ làm nên thương hiệu Sân khấu Kịch Sài Gòn.

Trên Sân khấu Kịch Sài Gòn, anh đã để lại nhiều dấu ấn đẹp qua những vai có số phận trớ trêu nhưng giàu tính nhân văn trong các vở: "Quỷ ám", "Vàng ơi là vàng", "Bến đục bến trong", "Em lấy chồng xứ lạ", "Lặng lẽ khóc cười", "Điệp khúc chồng xa", "Cưới chồng", "Oan hồn bên suối"... Đặc biệt, năm 2008, với vai Minh - một số phận gai góc trong vở "Hồn ma báo oán" - đã mang về cho anh Giải Mai Vàng Nam diễn viên sân khấu được yêu thích nhất.

Bài và ảnh: Hoàng Thuận- NLĐ
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
 
Bài viết: 41595
Ngày tham gia: Thứ 2 Tháng 4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Has thanked: 1755 times
Been thanked: 444 times


Quay về Một Thời Vang Bóng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến17 khách

Google Analytic

ỦNG HỘ QUY DUY TRI WEBSITE


  • Advertisement
Cải Lương Việt Nam Official Site
Copyright by cailuongvietnam.com © 2004 - 2024. All rights reserved.
Email: cailuongvietnam.info@gmail.com
We are not responsible for the content posted by members in the forum