Đang truy cập :
157
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 155
Hôm nay :
27554
Tháng hiện tại
: 346355
Tổng lượt truy cập : 58181714
NS Linh Tâm chia sẻ cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.
NSƯT Thạch Sung – người gìn giữ sức sống Dù Kê Khmer
![]() NSƯT Thạch Sung tháng 4/2015. Ảnh: Nguyễn Luân ![]() ![]() Một số trích đoạn nghệ thuật dù kê truyền thống của người Khmer do NSƯT Thạch Sung dàn dựng. Ảnh: Nguyễn Luân ![]() NSƯT Thạch Sung biểu diễn các trích đoạn hát dù kê phục vụ người dân Khmer tại một góc vườn. Ảnh: Nguyễn Luân ![]() NSƯT Thạch Sung còn là giảng viên tham gia giảng dạy lớp Trung cấp nghệ thuật biểu diễn dù kê tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Tư liệu ![]() NSƯT Thạch Sung được nhiều gia đình Khmer trong vùng quý mến. Ảnh: Nguyễn Luân |
Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thạch Sung sinh năm 1964 ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Hiện ông là Phó đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh – Đoàn biểu diễn Dù Kê và các nghệ thuật dân tộc của người Khmer lớn nhất ở Nam Bộ. Hát Dù Kê là kịch hát truyền thống của dân tộc Khmer. Thạch Sung vừa là đạo diễn dàn dựng sân khấu, phụ trách mảng nghệ thuật của Đoàn, vừa là diễn viên, vừa là soạn giả sáng tác nhiều vở Dù Kê nổi tiếng. |
Năm 1983, đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh đã mời ông về tham gia biểu diễn. Với tình yêu nghệ thuật dù kê và tình thần ham học hỏi cùng những điều kiện thuận lợi khi hoạt động trong Đoàn, ông đã không ngừng trau dồi kỹ năng, học thêm từ các nghệ sĩ lớn tuổi để ngày càng nâng cao các khả năng biểu diễn, ca hát của mình. Năm 1985, ông cùng Đoàn tham gia Hội diễn Nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tổ chức tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) và đạt được giải nhất cá nhân. Cũng từ Hội diễn đó, nghệ thuật ca kịch Dù Kê đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (cũ) công nhận là một loại hình nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp.
Từ đó, ông cùng các anh em trong Đoàn đi biểu diễn liên tục ở khắp nơi, cả trong nước lẫn các nước bạn như Campuchia, Lào. Đoàn đã biểu diễn phục vụ ở 11 tỉnh có người Khmer sinh sống ở Nam Bộ với tần suất đạt 120 suất diễn/năm. Năm 2013, Đoàn còn ra Hà Nội biểu diễn phục vụ tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây).
Đặc biệt, ông còn tham gia chuyển thể, sáng tác dù kê và các bài hát dân ca Khmer. Tính đến nay, ông đã sáng tác và đạo diễn được nhiều vở dù kê, trong đó có những bài nổi tiếng như: Hoàng tử Chaysoryvong, Truyền thuyết thần Takta, Lưỡi kiếm oan nghiệt, Nghĩa tình không phai tàn… nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và cảm tình của khán giả.
Chính những đóng góp không ngừng nghỉ trong việc góp phần gìn giữ và phát huy sức sống của nghệ thuật dù kê trong đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng Khmer, ông được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào 2007, riêng đoàn Ánh Bình Minh phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2000). Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh đã có hơn 52 năm phát triển thì nghệ sĩ Thạch Sung cũng đã có hơn 30 năm gắn bó và cống hiến.
![]() NSƯT Thạch Sung (áo đỏ) vai tướng quân Chiêu Khun trong vở “Lưỡi kiếm oan nghiệt” do đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh biểu diễn. Ảnh: Nguyễn Luân ![]() NSƯT Thạch Sung diễn cùng NSƯT Thạch Thị Hà trong một trích đoạn biểu diễn dù kê. Ảnh: Tư liệu ![]() ![]() ![]() NSƯT Thạch Sung cháy hết mình trong những vai diễn trên sân khấu nghệ thuật dù kê. Ảnh: Nguyễn Luân |
Mã an toàn:
NS Linh Tâm chia sẻ cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.
Ý kiến bạn đọc