00:58 PDT Chủ nhật, 04/06/2023
trang music

Menu

CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 76

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 73


Hôm nayHôm nay : 825

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 140419

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60577324

Trang nhất » Tin Tức » Chân Dung Nghệ Sĩ

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

Xem tiếp...

Nữ nghệ sĩ Bình Trang

Đăng lúc: Chủ nhật - 30/06/2013 02:43 - Đã xem: 5995
Nữ nghệ sĩ Bình Trang

Nữ nghệ sĩ Bình Trang





Trong lịch sử cải lương, có nghệ sĩ chỉ một bài ca, xuất hiện lần đầu tiên trên sân khấu gặp may mắn nên liền sau đó trở thành nghệ sĩ nổi tiếng, rồi cứ theo cái đà bộc phát đó mà thẳng tiến lên đài danh vọng.


Cũng có trường hợp một nghệ sĩ hội đủ các ưu thế về thinh và sắc nhưng không gặp dịp may, không có thời thế thuận lợi, nghệ sĩ đó cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể nào thành đạt được như các nghệ sĩ tài danh đàn anh đàn chị trong thập niên 60.


Thiếu may mắn


Nghệ sĩ thiếu may mắn đó là Bình Trang, một nữ nghệ sĩ có sắc vóc sáng sân khấu, giọng ca trong trẻo lại dài hơi, có thể ca vô vọng cổ một hơi hơn một trăm chữ, theo kiểu ca vọng cổ dài hơi của hai nghệ sĩ Châu Thanh và Phượng Hằng, tuy nhiên nghệ sĩ Bình Trang không gặt hái được sự thành công trong sự nghiệp nghệ thuật cũng như về mặt tài chánh như mong muốn.

Nghệ sĩ Bình Trang sanh năm 1957 tại Saigon, gia đình khá giả, không có ai theo nghề sân khấu. Năm 1969, Nguyễn Phương mở một lớp dạy ca hát tại nhà, nghệ sĩ Tám Vân dạy ca và diễn, nhạc sĩ Tám Lắm, người đã đào tạo các danh ca Phương Bình, Diệu Nga, chịu trách nhiệm dạy ca cổ và đàn kìm, Nguyễn Phương dạy động tác hình thể trên sân khấu, diễn xuất trong đài từ và chịu trách nhiệm soạn bài ca cho lớp học. Các học viên khóa đầu có Minh Long, Bình Trang, Ngọc Hiếu, Tú Anh, Diệu Nga và hơn mười học viên khác.

Lúc đó Bình Trang dùng nghệ danh Thanh Lệ. Cô mới có 12 tuổi, giọng ca rất trong, âm lượng lớn, ca đúng tiết điệu và nhịp điệu như các con em của các nghệ sĩ nhà nghề, được sanh ra và lớn lên trong đoàn hát. Các thầy đánh giá Thanh Lệ là học viên có triển vọng nhất trong lớp đó.

Vì tôi là trưởng Ban cải lương Phương Nam của Đài Phát Thanh Saigon và Đài Phát Thanh Quân đội nên tôi hướng dẫn các học viên đi thực tập bằng cách ca cổ nhạc, đóng các trích đoạn hoặc diễn một vai tuồng trong các chương trình cải lương Ban Phương Nam do tôi thực hiện. Các cháu Thanh Lệ, Minh Long, Diệu Nga và Ngọc Hiếu đều ca hay nhưng phải nói là Thanh Lệ xuất sắc hơn hết nhờ giọng hát thật là trong và biểu lộ được tình cảm trong câu ca.

Cuối năm 1969, hết khóa học, Nguyễn Phương giới thiệu để bà Bầu Thơ thu nhận bốn học viên Minh Long, Ngọc Hiếu, Thanh Lệ, Diệu Nga vào hát cho đoàn cải lương Dạ Minh Châu tức đoàn Thanh Minh Thanh Nga 2. Nghệ sĩ Tám Vân phụ trách Giám đốc kỹ thuật tức là vai trò đạo diễn như cách nói hiện nay. Vì trong đoàn có nữ nghệ sĩ Thanh Lệ là vợ của nghệ sĩ Hữu Thìn( anh của cô Thanh Nga ) nên nữ diễn viên Thanh Lệ đổi tên lại là Kiều Lệ Thanh.

Hai nghệ sĩ trẻ Minh Long và Kiều Lệ Thanh diễn thành công qua các vai chánh tuồng Hoa Mộc Lan và Bảy Mùa Mai Nở.

Lúc đó tình hình chiến sự sau Tết Mậu Thân chưa ổn định, các tỉnh còn giờ giới nghiêm ban đêm nên đoàn hát Dạ Minh Châu cũng như nhiều đoàn hát khác không thể có số doanh thu cao khi đoàn hát phải hát suất ban ngày thay vì suất hát đêm. Đoàn Dạ Minh Châu phải lưu diễn vô các quận, huyện, ấp, xã như một gánh hát rong để có thu nhập cho nghệ sĩ sống, tuy nhiên vì quá khổ cực và số thu ít ỏi, các nghệ sĩ bỏ trở về Saigòn, đoàn Dạ Minh Châu tan rã ở Hậu Giang.

Sau đó Kiều Lệ Thanh tức Bình Trang cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu trong nhiều năm. Cô là đào ca, có nhan sắc, diễn xuất khá, nếu Kiều Lệ Thanh là con của bầu gánh hát hay ở một đoàn hát nào khác thì Kiều Lệ Thanh có thể trở thành một cô đào chánh, thinh sắc vẹn toàn vì ở một đoàn hát khác hơn đoàn Hương Mùa Thu thì nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Thanh sẽ được soạn giả đo ni đóng giày, hướng dẫn Kiều Lệ Thanh khai thác giọng ca dài hơi một cách đúng đắn hơn, ca rõ lời và tình cảm hơn. Với nhiều tuồng hay của các soạn giả, Kiều Lệ Thanh sẽ có những vai hát để đời. Chỉ tiếc là Kiều Lệ Thanh hát ở đoàn hát Hương Mùa Thu, một đoàn hát của ông bầu Thu An mà tất cả các đào hát đều phải xếp hàng sau lưng cô đào chánh Ngọc Hương, vợ của ông bầu kiêm soạn giả Thu An. Nữ nghệ sĩ Bình Trang tức Kiều Lệ Thanh chỉ được đóng vai đào ba, đào nhì, đào ca để làm dàn bao tôn vinh đào chánh Ngọc Hương.

Dàn nghệ sĩ của đoàn Hương Mùa Thu gồm có Ngọc Hương, Ngọc Lan( em ruột của Ngọc Hương), Kim Thủy, Ngọc Thủy, Kiều Lệ Thanh, Yến Nhung, Thu Nguyệt, Lệ Châu, Kiều Thanh, Thanh Hải, Út Hiền, Minh Chí, Hà Bửu Tân, Hà Bửu Bửu, Hiếu Liêm, Thanh Liêm, Giang Châu, Minh Dịch, Hữu Lợi, Bá Lộc, Hữu Lộc, Hề Minh, Bảy Xê, Cảnh Tượng.

Tuồng của Hương Mùa Thu có: Đám Cưới Đầu Xuân, Chuyến Đò Thương, Kiếp Chồng Chung, Con Cò Trắng, Saigon Thác Bạc, Bà Chúa Ăn Mày, Gánh Cỏ Sông Hàn, Kiếm Sĩ Điên…Tất cả các tuồng hát trên sân khấu Hương Mùa Thu đều là của soạn giả độc quyền Thu An sáng tác.

Sau năm 1975, nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Thanh cộng tác với đoàn Hương Mùa Thu, thành phần diễn viên thay đổi, có Minh Phụng, Ngọc Hương, Hoài Thanh, Đổ Quyên, Phương Thanh, Kiều Tiên, Bích Hạnh, Khánh Tuấn, Hữu Lộc, Hữu Lợi, Vương Tâm, Kiều Lệ Thanh, Yến Nhung, Lệ Châu, Ngọc Lan, Hiếu Liêm, Cảnh Tượng, Hề Tẩu Tẩu, bé Ngọc Hà. Tuồng hát có tuồng Lửa Phi Trường là vở mới, còn tất cả các tuồng cũ của Thu An vẫn hát được sau khi đã chỉnh lý.

Vì theo đoàn Hương Mùa Thu nhiều năm lưu diễn ở miền Trung và các tỉnh Hậu Giang nên tên tuổi của những nghệ sĩ đoàn Hương Mùa Thu ít được ký giả kịch trường biết đến để viết phê bình hay ca ngợi, ngoại trừ Ngọc Hương và các nghệ sĩ tài danh có hát nhiều năm ở Saigon như Minh Phụng, Phương Thanh…

Kiều Lệ Thanh sau đó về cộng tác với đoàn cải lương Saigon 3, được bầu Hiếu đổi nghệ danh Kiều Lệ Thanh thành Bình Trang. Bình Trang chịu ảnh hưởng lối ca của Thanh Kim Huệ, có một thời Bình Trang thế vai của nữ danh ca Thanh Kim Huệ trong tuồng Mái Tóc Người Vợ Trẻ, Quán Hương Tràm, Nàng Sa Rết. Nữ nghệ sĩ Bình Trang vẫn giữ được nhan sắc kiều diễm, lối ca rất trong và cao vút, làn hơi thật dài, kỹ thuật luyến láy như lối ca của Thanh Kim Huệ, Bình Trang đã một thời được khán giả ái mộ nồng nhiệt.

Cô Bình Trang ca câu vô vọng cổ dài hơi này là thể theo lời yêu cầu của khán giả. Xin giới thiệu thêm, Bình Trang ca câu vọng cổ dài hơi này khi vào năm 2007, tức là cô vừa tròn 50 tuổi. Năm chục tuổi rồi mà còn làn hơi dũng mãnh như vậy thì thử hỏi khi cô Bình Trang lúc đi Hương Mùa Thu, cô chỉ mới 17, 18 tuổi, tuổi 17 bẻ gảy sừng trâu, làn hơi của Bình Trang còn trong suốt và mạnh mẽ, dài hơi biết đến đâu mà kể!

Nếu Bình Trang với làn hơi dũng mãnh đó, với những tác phẩm sân khấu của những soạn giả trong thập niên 60, với thời cuộc ổn định, không có cái Tết Mậu Thân và tình trạng giới nghiêm ban đêm, không có ghép mình làm đào dàn bao nhiều năm ở đoàn Hương Mùa Thu thì Bình Trang sẽ được rèn luyện nghệ thuật chín chắn hơn, nghệ thuật ca đúng điệu cổ nhạc và nhờ vào các tuồng hay, nữ nghệ sĩ Bình Trang có thể là một danh ca vọng cổ, một diễn viên lớn như những diễn viên Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Hương…

Sau khi định cư ở Hoa Kỳ, nữ nghệ sĩ Bình Trang tham gia một số chương trình của Trung Tâm Băng Nhạc Vân Sơn. Bình Trang cũng là giọng ca cổ nhạc sáng giá ở các cuộc trình diễn trong các nhà hàng có ca nhạc Paracell, Seafood, quán Thành Được. Trong các lần nghệ sĩ Việt Nam xuất ngoại sang Nam Cali biểu diễn trọn tuồng, Bình Trang cũng được mời thủ diễn một vai. Tuy không đúng như ý của Bình Trang muốn có những vai hát để đời nhưng cô cũng vui vì có dịp hát, đở nhớ sân khấu. Bình Trang càng đẹp thêm ra, làn hơi dũng mãnh hơn, cuộc sống kinh tế ổn định, chỉ thiếu một nổi là không có những tuồng hát hay để cho Bình Trang thỏa chí tung hoành.

 Nguyễn Phương

Tác giả bài viết: tu kien
Nguồn tin: soạn giả Nguyễn Phương - RFA
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tìm vai diễn để đời, ngôi sao phòng vé

Gần 2.000 diễn viên thuộc 32 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập đã tham gia "Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023" tại Hà Nam

 

Vũ Luân: 'Tôi và Hồng Loan không biết gì về hợp đồng Hồng Phượng ký'

Vũ Luân cho biết mọi vấn đề từ chuyện truyền thông trong đám ma đến xây mộ cho NSƯT Vũ Linh, anh hay Hồng Loan đều không được biết.

 

Hơn 500 nghệ sĩ tranh tài Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc

Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu quốc năm 2023 là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống trước những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường.

 

Sân khấu cải lương được mùa

Nhiều sàn diễn cải lương đang sáng đèn với các vở: "Văn võ kỳ duyên", "Ngọc Kỳ Lân", "Quan Hợi làng Te", "Hoa Mộc Lan tùng chinh", "Dạ cổ hoài lang"...

 

XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN, NGHỆ SĨ ƯU TÚ: Đừng sót lọt tài năng, người có nhiều cống hiến

Dự thảo nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT sẽ khắc phục những bất cập, mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu

 

Nghệ sĩ La Kính - 'ông trùm Mã Ngưu' của cải lương Việt qua đời

Gia đình nghệ sĩ La Kính cho biết ông mang nhiều chứng bệnh, sau thời gian điều trị nhưng vì tuổi cao sức yếu - người đóng vai Mã Ngưu đã trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 30 phút ngày 7-5 tại nhà riêng.

 

Từ cột cờ Thủ Ngữ…

đô thị gần như được “sinh” ra giữa những dòng sông, được ôm trọn bởi dòng nước sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè… Các dòng sông, con rạch hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của thành phố.

 

"Bé An" Đất Phương Nam đóng cửa 2 công ty vì bất động sản ế ẩm

Khi thị trường bất động sản đóng băng, bé An của phim Đất Phương Nam, diễn viên Hùng Thuận phải đóng cửa 2 công ty vì ế ẩm.

 

NSƯT Hữu Châu: Đạo diễn tử tế với nghề

Giới chuyên môn nhận xét Hữu Châu là nghệ sĩ có tư duy đạo diễn ngay từ những vai kịch làm nên tên tuổi của ông

 

Nghệ sĩ Mạc Can, Hồng Sáp xúc động nhận tiền hỗ trợ từ diễn viên Thương Tín

Nghệ sĩ Mạc Can, Hồng Sáp bồi hồi và xúc động khi tham dự đêm nhạc do Thương Tín và các đồng nghiệp tổ chức để gây quỹ hỗ trợ mình.

 

Nghệ sĩ Nhật Cường: Sân khấu hài không còn nữa, phải sống nhờ YouTube

Nghệ sĩ Nhật Cường cho biết vì doanh thu từ nghề diễn không nhiều nên anh cũng phải "xoay chuyển" tình thế, nhảy qua làm YouTube, sáng tạo nội dung phục vụ khán giả.

 

Tâm Tư Môt Thành Viên

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền Tây Nam Bộ, nơi mà những câu hò, điệu lí dân dã đã thấm sâu vào máu thịt của những con người hiền hòa, phóng khoáng. Có lẽ vì thế mà tận sâu trong hồn tôi luôn có một chỗ trống dành cho những giai điệu mượt mà, tình cảm mang tên Cải lương.