17:42 PDT Thứ ba, 28/03/2023
trang music

Menu

CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 206

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 203


Hôm nayHôm nay : 27524

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 457762

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58293121

Trang nhất » Tin Tức » Đó Đây Gần Xa

Nghệ sĩ cải lương Linh Tâm: Tôi có tội với khán giả Việt Nam

Nghệ sĩ cải lương Linh Tâm: Tôi có tội với khán giả Việt Nam

NS Linh Tâm chia sẻ cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.

Xem tiếp...

CẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN PHỤC VỤ

Đăng lúc: Thứ sáu - 07/11/2014 10:19 - Đã xem: 3092

Nhằm đáp ứng đời sống tình thần của người dân các khu vực ngoại thành hàng năm sở văn hóa- thể thao và du lịch TP.HCM tổ chức lưu diễn hàng trăm suất diễn phục vụ luân phiên tại các quận huyện. Tuy nhiên để mang một chương trình nghệ thuật chất lượng cho với từng khu vực ngoại thành với nguồn kinh phí còn hạn hẹp không phải là một việc đơn giản, khiến nhiều đơn vị còn lúng túng trong công tác tổ chức biểu diễn.
DIỄN PHỤC VỤ KHỔ THÂN TRĂM BỀ

Trong quý IV Sở văn hóa – Thể thao và Du lịch TP.HCM phân bổ các suất diễn- chiếu phim phục vụ ngoại thành cho tám đơn vị nghệ thuật gồm: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (9 suất), nhà hát Nghệ thuật Hát Bội(12 suất), Nhà hát Kịch Thành phố (13 suất), Nhà hát ca múa Bông Sen (13 suất), Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh Thành phố (13 suất). Trung tâm ca nhạc nhẹ Thành phố (13 suất), Nhà hát Phương Nam (26 suất) và công ty Cổ phần Truyền thông- Điện ảnh Sài Gòn (10 suất).
Cũng giống như công việc chuyển nhà với rất nhiều đỏ đạc ngổn ngang cần phải tính toán rà soát tỉ mỉ, để chuẩn bị cho một đêm diễn phục vụ ngoại thành tất cả các thiết bị chuyen dụng đều phải sắp xếp lên xe để đi chuyển đến địa phương cần tổ chức. Tại Nhà hát Kịch Thành phố từ trước đó một ngày tất cả các cảnh trí, phông màn, đạo cụ, thiết bị âm thành, ánh sáng đều phải được sắp xếp vào từng thùng lớn, sau khi di chuyển đến điểm diễn nhân viên hậu đài lại phải hì hục sắp xếp lại cảnh trí, đạo cụ, lắp ráp các thiết bị kĩ thuật từ mấy tiếng trước giờ biểu diễn. Đó là chưa kể một số địa phương thiếu thốn về cơ sở vật chất, có khi sân khấu chỉ là bật thềm của một ủy ban xã hoặc là những chiếc xe lưu động đặt trên con đường lớn. Tình trạng này thường xuyên gặp phải ở các quận ngoại thành như Tân Phú, Cần giờ, Nhà Bè, Củ Chi. Đó là chưa kể những ngày mưa gió, mọi người phải tiêu ngỉu quay về đợi lịch diễn bù vào hôm sau. Đối với những chuyến biểu diễn phục vụ của Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội sân khấu luôn gắn liền với hình ảnh chiếc xe tải lưu động 2.5 tấn vốn đã trở nên quen thuộc với anh chị em nghệ sĩ và người dân khắp các quận huyện. So với các loại hình nghệ thuật khác, ngôn ngữ trong hát bội thường gây sự khó hiểu khi có sự kết hợp giữa tiếng Hàn và tiếng Việt, chính vì thế trước mỗi suất diễn Nhà hát luôn phải nghiên cứu trước từng điểm diễn nhằm lựa chọn diễn các trích đoạn hay cả vở, chuẩn bị kĩ phần dẫn dắt, tóm tắt tác phẩm cho thật dễ hiểu, gần gũi với các phần đông người dân ở vùng ngoại thành.

KINH PHÍ: RÀO CẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Được biết từ năm 2010 đến nay số lượng các suất diễn đã được cắt giảm một nửa. Việc cắt giảm vừa nhằm nâng cao chất lượng cho từng suất diễn vừa để chia trách nhiệm cho các đơn vị sân khấu tư nhân vì các nhà quản lý và nghệ sĩ từng rất hồ hỡi khi nhận được chỉ tiêu phục vụ. Nhưng từ đầu năm 2014 họ đã từ chối. NSUT Mỹ Uyên- Phó giám đốc Nhà hát kịch Sân Khấu nhỏ 5B, cho biết: “Chúng tôi từng đi diễn phục vụ tại các vùng xa, hẻo lánh, từng đến các trại giam ở miền Trung, thế nhưng, phục vụ cũng phải có thù lao chừng mực vừa để đảm bảo chất lượng biểu diễn vừa để anh em nghệ sĩ trang trải với cuộc sống chứ không thể quá thấp khiến anh em nản lòng”.
Với mức kinh phí 10 triệu đồng cho mỗi suất diễn quả là một con số khiêm tốn. Nuê đi diễn ở các trung tâm trường trại ở tỉnh mức kinh phí sẽ tăng lên vài triệu, nhưng tiền xe đi lại đã gần quá nửa. Nghệ sĩ Huỳnh Mai phụ trách hoạt đồng tổ chức biểu diễn của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cũng cho biết: ‘Với nguồn kinh phí hỗ trợ để trả thù lao cho toàn bộ anh em nghệ sĩ, nhân viên sao cho tương xứng, chưa tính tiền xăng xe di chuyển là một bài toán không hề đơn giản. Từ cuối năm ngoái sở đã có hỗ trợ tăng lên 13 triệu đồng cho mỗi suất diễn. Mình chủ động linh hoạt gói ghém thì cũng xong, chủ yếu là trên tinh thần diễn phục vụ là chính”.
Vốn được xem là đơn vị nghiêm túc trong hoạt động biểu diễn phục vụ ở ngoại thành, khi được hỏi về kinh phí cho các suất diễn NSUT Ngọc Nga- Phó giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội chia sẽ: “Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội vốn thiếu thốn đất diễn nên mỗi suta61 diễn phục vụ do Sở văn hóa. Thể thao và Du Lịch Tp.HCM phân công là một cơ hội để các diễn viên được sống với niềm đam mê nghệ thuật. Về tiền bồi dưỡng các nghệ sĩ từ NSUT đến các nghệ sĩ trẻ mức thu nhập đều ngang nhau 50.000-100.000 đồng tùy vào nguồn kinh phí của mỗi suất diễn, nghệ sĩ chúng tôi chủ yếu làm vì cái tâm với nghề là chính thôi, cái khó là giữ chân thế hệ kế thừa”.
Với chủ trương tuyên truyền những tác phẩm cách mạng đến với đông đảo công chúng Nhà hát Kịch Thành phố đã phục dựng lại những vở Cách mạng trong những năm kháng chiến như “Đâu có giặc là ta cứ đi”, “Mùa xuân” (tác giả Ngô Y Linh, đạo diễn Hoàng Duẫn) để biểu diễn phục vụ ở các quận huyện ngoại thành. Để tăng tính hấp dẫn cho đêm diễn một chương trình biểu diễn của nhà hát luôn kết hợp với một tiết mục tấu hài, vài bài hát sôi động để mở màn cho một vở kịch cách mang. Tuy nhiên chính sự dàn dựng này lại làm cho chương trình trở nên nhốn nháo, khó tiếp nhận. Cô Trần Thi Thơ- một khán giả ở huyện Bình Chánh cho biết: “Đi xa thế này để biểu diễn miễn phí thì cũng là một hoạt động ý nghĩa rồi, nhưng có lẽ vì gia đình tôi đã từng xem kịch ở nhiều sân khấu rồi nên theo cá nhân tôi diễn viên trẻ, chưa có tên tuổi, lại diễn chưa đạt, các tiết mục múa nhảy, tấu hài không phù hợp với nội dung của vở kịch, lại thêm trang phục, sân khấu không được chăm chút, tôi nghĩ đối với những ai đã từng xem kịch thì khó lòng chấp nhận”. Do đặc thù riêng của loại hình kịch nói với mức bồi dưỡng 500.000 đồng cho một nhóm nhạc, 1.000.000 đồng cho nhóm hài, 250.000-300.000 đồng cho một diễn viên thì khó mà thu hút được các diễn viên nổi tiếng tham gia biểu diễn.
Đa số người dân ở khu vực ngoại thành đều rất ít diều kiện tiếp cận với các loại hình nghệ thuật, nhưng mặt khác họ cũng chưa có thói quen đặt chân đến các nhà văn hóa hay đi xem biểu diễn sân khấu quần chúng vì những nơi này chưa thực sự thu hút họ bằng các chương trình trên truyền hình. Nếu cứ nghĩ rằng xùng sâu, vùng xa thiếu sinh hoạt văn hóa nên chỉ biểu diễn với tâm lý “phục vụ”, không xác định được nhu cầu thật của người dân thì sự cố gắng của ngành văn hóa cũng khó mang lại hiệu quả.

Ngọc Uyển
Tác giả bài viết: khangbang
Nguồn tin: BSK
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ cải lương Linh Tâm: Tôi có tội với khán giả Việt Nam

NS Linh Tâm chia sẻ cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.

 

Lưu Việt Hùng, Diễm Hương làm MC “Nam vương và Hoa hậu người Việt thế giới”

Xuất hiện trên sân khấu cuộc thi “Nam vương và Hoa hậu người Việt” kỳ 21 với vai trò dẫn chương trình, ca sỹ Lưu Việt Hùng và Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 Diễm Hương gây ấn tượng bởi ngoại hình xứng đôi, chất giọng cuốn hút và kết hợp ăn ý.

 

"Truyền thuyết chàng Sa Mộc": Dấu ấn mới của Hoa Hạ

"Truyền thuyết chàng Sa Mộc" là tác phẩm vừa nhận huy chương vàng tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc tại Long An, được các nhà chuyên môn dự báo sẽ "cháy vé" khi công diễn

 

Nghệ sĩ Hà Mỹ Liên qua đời vì đột quỵ tại Pháp

Nghệ sĩ Hà Mỹ Liên là em gái của NSƯT Thanh Điền, chị ruột của nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân, bà dược giới mộ điệu yêu mến bởi tài năng đa dạng, diễn đủ các loại vai trên sân khấu cải lương

 

NSND Thoại Miêu: Ngược dòng xuất thần vai đào độc

Công diễn tối 30-9 tại rạp Đại Nam và chiếm trọn cảm tình của khán giả thủ đô, vở "Vương quyền" đã để lại nhiều dấu ấn đến độ NSND Thoại Miêu không thể ngăn được xúc động khi nói về vai diễn vốn không phải sở trường của mình

 

Nỗi ân hận của danh ca Khánh Ly với minh tinh Thẩm Thúy Hằng

Ca sĩ Khánh Ly và minh tinh Thẩm Thúy Hằng có mối lương duyên đặc biệt thông qua bộ phim 'Nàng' do hãng phim Mỹ Vân sản xuất năm 1970 thông qua ca khúc 'Tình lỡ' của nhạc sĩ Thanh Bình.

 

Nghệ sĩ Kim Tiểu Long trở lại với diện mạo mới

“Lâu nay, khán giả vẫn quen thuộc với một Kim Tiểu Long thư sinh, hiền lành trên sân khấu thì lần này thử xem một hình tượng mới và hoàn toàn khác của Kim Tiểu Long nhé!” - NSƯT Kim Tiểu Long chia sẻ về vai diễn mới nhất của mình là hoàng đế Minh Mạng trong vở cải lương "Vương quyền" (kịch bản: Bích Ngân, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: Nguyên Đạt).

 

Danh ca Minh Cảnh: Nhìn mưa lại nhớ mẹ

Biết bao giờ được về lại góc chợ thân quen nơi có lần “thằng bán bắp dạo” tò mò đứng xem người ta chơi bầu cua cá cọp, quên mua bảy đồng rau về cho mẹ nấu canh, bữa đó về bị ăn mấy roi cho chừa tật…

 

NSƯT Diệu Hiền: 'Các em, các cháu bây giờ phải nhớ tới má bảy Phùng Há'

'Kế bên tôi là Bạch Tuyết đã hốt hết những gì về nghề nghiệp má bảy dạy rồi. Bạch Tuyết giỏi lắm, cái gì má Phùng Há dạy cũng học theo hết' – NSƯT Diệu Hiền nói.

 

Nghệ sĩ Chí Linh: Trăn trở viết và dựng vở sử Việt

Nghệ sĩ Chí Linh luôn trăn trở về đội ngũ kế thừa, không chỉ diễn viên mà còn với cả lực lượng tác giả, đạo diễn sân khấu cải lương

 

"Hotboy cải lương" Võ Minh Lâm tiếp tục ngồi ghế nóng Chuông vàng vọng cổ

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 17-2022 thu hút 181 thí sinh tham gia tranh tài, nghệ sĩ Võ Minh Lâm cùng với NSƯT Hồ Ngọc Trinh tiếp tục ngồi ghế nóng để "chọn mặt gửi vàng".

 

Nghệ sĩ Bảo Quốc được cổ vũ khi tάι xuất ở tuổi 73

Danh hài Bảo Quốc lấy nước mắɫ, tiếng cười khán gιả qυα cάƈ tɾíƈн đoạn ĸιnн điển trong show kỷ niệm 60 năm làm nghề, tối 3/7.

 

“Thần đồng cải lương” Thanh Thanh Tâm và cuộc sống đầy biến cố ở Mỹ

Trong chương trình Gõ Cửa Thăm Nhà, NSƯT Thanh Thanh Tâm đã có những trải lòng về cuộc sống đầy tủi thân bên Mỹ khiến nhiều người xót xa.

 

Danh hài Hoài Linh tái ngộ khán giả cải lương tuồng cổ

Tối 11 và 12-6, tại rạp Hồng Liên - Trung tâm văn hóa Quận 6 (TP HCM), Đoàn cải lương Huỳnh Long sẽ ra mắt khán giả vở cải lương tuồng cổ "Hoàn Châu cách cách" (tác giả Bạch Mai, đạo diễn NSƯT Hữu Quốc). Đặc biệt chương trình có sự xuất hiện của danh hài Hoài Linh trong vai Dung Ma ma.

 

Danh hài Hoài Linh tái ngộ khán giả cải lương tuồng cổ

Tối 11 và 12-6, tại rạp Hồng Liên - Trung tâm văn hóa Quận 6 (TP HCM), Đoàn cải lương Huỳnh Long sẽ ra mắt khán giả vở cải lương tuồng cổ "Hoàn Châu cách cách" (tác giả Bạch Mai, đạo diễn NSƯT Hữu Quốc). Đặc biệt chương trình có sự xuất hiện của danh hài Hoài Linh trong vai Dung Ma ma.

 

Độc đáo "Gánh hát lưu diễn muôn phương"

Họ là những người trẻ cùng nhau lan tỏa niềm yêu thích và đam mê nghiên cứu các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian