Luôn là đôi nghệ sĩ thân thiết, ngay trong lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng" do báo Người Lao Động trao năm ngoái, bên cạnh NSND Lệ Thủy lúc nào cũng có NSND Thoại Miêu.
Đăng lúc: Thứ sáu - 26/10/2012 14:38
- Đã xem: 4736
Một cảnh trong vở “Khi hoa nở trái mùa” (Nhà hát Cải lương Hà Nội)
Vở “Mong gió đừng đổi chiều” của Nhà hát Cải lương Hà Nội gây xúc động khán giả VH- Không được sinh ra ở mảnh đất được mệnh danh là "chiếc nôi của cải lương Nam Bộ", cũng không hẳn là con dòng cháu giống. Lần này, giới nghệ sĩ tưng bừng chứng kiến các đoàn cải lương phía Bắc trùng trùng tiến vô Nam. Và ngay khi Liên hoan mới chỉ đang diễn ra, người hâm mộ đã thật bất ngờ về các đoàn cải lương phía Bắc: Sâu sắc mà không kém phần hấp dẫn, phong phú, mới mẻ về đề tài mà lời ca vẫn mê mẩn lòng người...
Liên hoan Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc đang diễn ra rất sôi nổi với nhiều vở diễn được đánh giá cao, có nội dung sâu sắc về các đề tài đương đại. Đặc biệt, một số vở diễn của các đoàn phía Bắc đã ra mắt ấn tượng và được khán giả miền Nam đón nhận nồng nhiệt. Những cái tên vở như Khi hoa nở trái mùa (Nhà hát cải lương Hà Nội); Mê cung (Nhà hát cải lương Việt Nam); Mong gió đừng đổi chiều (Nhà hát cải lương Hà Nội) đã thực sự gây được ấn tượng cho khán giả, không hề thua kém các đoàn sinh ra từ cái nôi của cải lương miền Nam. Ở vở Khi hoa nở trái mùa, thông qua bàn tay khéo léo của đạo diễn Trần Mạnh Hùng đã đưa “hơi thở” của đời sống hiện thực lên sân khấu cải lương rất ngọt ngào, giúp khán giả cảm nhận sâu sắc về tình người, tình đời trong cuộc sống đương đại. Ở đó có tình yêu, tình bạn, tình cha con với những lớp kịch thấm đẫm chất nhân văn. Người xem đặc biệt ấn tượng với hình ảnh cây hoa sữa chết khô xuyên suốt vở diễn bỗng dưng trổ bông trở lại tượng trưng cho sự hồi sinh, một sự khát khao yêu thương của con người. Chỉ tình thương yêu của con người mới hóa giải mọi hận thù, tình yêu khiến cho những điều không thể thành có thể như cây sữa trổ bông trái mùa kia... Hay như trong Mong gió đừng đổi chiều xoay quanh một đại gia đình với người bố và 5 đứa con đã trưởng thành, có địa vị xã hội. Mảnh đất của tổ tiên để lại bỗng trở thành đất mặt đường, khối bất động sản khổng lồ. Cũng bắt đầu từ đây, những mưu tính, tranh giành để chiếm khối của cải này bắt đầu... Đạo diễn đã đưa ra nhiều mảng miếng, những tình huống bất ngờ, đẩy lên cao trào gây xúc động với khán giả. Hình ảnh ngôi nhà cổ và chiếc giếng thơi như biểu tượng của truyền thống, nề nếp gia phong. Vở kịch đã nói lên tiếng chuông cảnh tỉnh về đạo làm con, làm người, cảnh tỉnh về sự suy thoái đạo đức truyền thống trong gia đình. Khán giả Nguyễn Thị Lan Chi (Bửu Long - Đồng Nai) chia sẻ: “Lần đầu tiên tôi được xem nhiều đoàn cải lương biểu diễn như vậy. Đặc biệt tôi rất thích các vở cải lương Bắc, nghệ sĩ ca hay quá. Nội dung các vở cũng phong phú nhưng phải công nhận những vở này rất sâu sắc, để lại nhiều suy ngẫm cho khán giả”.
Chính sự khéo léo của bàn tay đạo diễn, cùng lối diễn xuất khá ngọt của các nghệ sĩ như NSƯT Thanh Hương, Hồng Tuyến, Thy Nhung, Quang Tuấn... đã thể hiện tốt các vai diễn bằng lối biểu cảm nhuần nhuyễn và sắc nét đã lôi cuốn khán giả vào mạch cảm xúc của câu chuyện. Liên hoan năm nay, cải lương đất Bắc cũng còn rất nhiều “món ngon” chưa bày ra như Biển và bờ (đoàn Hải Phòng), Vú cát (Nhà hát Cải lương VN); Dậu mồng tơi gãy dập (đoàn Nam Định); Người đàn bà mười ba bến nước (đoàn Quảng Ninh)... Đây không phải là những vở mới hoàn toàn mà là “mónngon” đã từng được đón nhận ở sân khấu kịch, được chuyển thể cải lương. Nhưng không hẳn vì thế mà kém hấp dẫn, bởi lẽ dưới bàn tay của các đạo diễn tài hoa Hoàng Mai, Trung Kiên... đã từng khiến khán giả Sài Gòn ngất ngây trong các vở Trọn đời trung hiếu với Thăng Long; Đế đô sóng cả; Lễ mở xiêm áo... thì ở liên hoan lần này khán giả có quyền hi vọng vào sự sáng tạo mới lạ trong các vở hiện đại này. Liên hoan đã đi được gần 1/3 chặng đường, dấu ấn trong lòng khán giả đó là nội dung các vở rất “thực”, sát với cuộc sống đương đại. Ở đó người ta bắt gặp những “ vị quan tham ô, lũng đoạn, lạm dụng chức vụ... cuối cùng cũng bị pháp luật xét xử nhưng quan trọng hơn là tòa án lương tâm của chính những kẻ một thời tham ô tội lỗi, để phút chốc trở nên tù tội, mất hết tất cả (Một phút, một thời - đoàn Hương Tràm Cà Mau). Hay Nói dối là trọng tội (đoàn Tây Ninh), trong một gia đình bề ngoài thì có vẻ rất gia phong, nề nếp đến độ lấy luật “Nói dối là trọng tội” để răn dạy, giữ nếp gia đình. Một điểm cộng cho các đạo diễn qua các vở đã công diễn trong liên hoan là việc không cần thay đổi cảnh trí trên sân khấu nhiều nhưng hiệu ứng để lại khá tốt. Điều này đã vượt qua được những chi tiết rườm rà của cải lương truyền thống, tất cả tập trung vào lối diễn xuất của nhân vật, phù hợp với cải lương hiện đại. Khán giả cảm nhận được “nội lực” của từng diễn viên, lại có thể khóc cười với từng nhân vật... Liên hoan vẫn đang tiếp tục với những bất ngờ còn đang ở phía trước. Cho dù kết quả chung cuộc có như thế nào thì có lẽ điều mà các đoàn, các nghệ sĩ, diễn viên nhận được là đã đem sự “tự tin” của mình phục vụ cho khán giả, cho đồng nghiệp ở các miền. Cải lương miền Bắc cũng đã cho thấy được sự tự tin của mình khi biểu diễn khá ấn tượng tại nơi sinh ra cải lương truyền thống.
Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: H.Trần - VHO
Luôn là đôi nghệ sĩ thân thiết, ngay trong lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng" do báo Người Lao Động trao năm ngoái, bên cạnh NSND Lệ Thủy lúc nào cũng có NSND Thoại Miêu.
Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này
Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.
Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…
Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…
Gần 2.000 diễn viên thuộc 32 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập đã tham gia "Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023" tại Hà Nam
Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu quốc năm 2023 là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống trước những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường.
Nhiều sàn diễn cải lương đang sáng đèn với các vở: "Văn võ kỳ duyên", "Ngọc Kỳ Lân", "Quan Hợi làng Te", "Hoa Mộc Lan tùng chinh", "Dạ cổ hoài lang"...
Dự thảo nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT sẽ khắc phục những bất cập, mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu
Gia đình nghệ sĩ La Kính cho biết ông mang nhiều chứng bệnh, sau thời gian điều trị nhưng vì tuổi cao sức yếu - người đóng vai Mã Ngưu đã trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 30 phút ngày 7-5 tại nhà riêng.
đô thị gần như được “sinh” ra giữa những dòng sông, được ôm trọn bởi dòng nước sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè… Các dòng sông, con rạch hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của thành phố.
Nghệ sĩ Nhật Cường cho biết vì doanh thu từ nghề diễn không nhiều nên anh cũng phải "xoay chuyển" tình thế, nhảy qua làm YouTube, sáng tạo nội dung phục vụ khán giả.
Ý kiến bạn đọc