Đang truy cập :
75
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 73
Hôm nay :
21742
Tháng hiện tại
: 655695
Tổng lượt truy cập : 32250751
CLVNCOM - Thấm thoắt mà cái năm dịch vật, ý hỏng phải năm Canh Tý sắp hết, thiên hạ lại lo lắng chạy vạy, sắm sửa cho mấy ngày xuân mới, tống cựu nghinh tân. Ở bên nhà đang rôm rả đón chào năm mới hay mừng ngày Tết đến chứ mấy xứ Tây Âu này đang ở đỉnh cao của mùa đông, tuyết phủ trắng trời, có thấy gì là giao mùa hay Tết nhứt. Bước ra đường ai nấy cũng quấn...
Ðoàn cải lương Lan Ðược kỷ niệm Ðệ Tam Chu Niên và Thành Ðược... khóc
Thành Ðược-Út Bạch Lan. Có phải 2 người đang “đối diện lương tâm”? (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)
Vào Tháng Năm 1965 tại rạp Hưng Ðạo, đoàn tổ chức lễ kỷ niệm 3 năm ngày khai trương bảng hiệu. Người ta thấy nào heo quay, bánh trái chất đầy bàn, đào kép công nhân tề tựu khá đông, mà vắng bóng 2 nhân vật chính Lan, Ðược nên không khí buổi lễ khác thường, mọi người lo ngại, bàn tán...
Hỏi ra thì sáng ngày ấy Út Bạch Lan cùng một số em út và nhân viên đoàn Lan Ðược rần rộ kéo đến nhà cô H. nhân tình hay vợ bé của Thành Ðược ở vùng Bàn Cờ. Do lịnh “nữ soái” Út Bạch Lan, một cuộc tấn công diễn ra... Ðồ đạc nhà cô H. bị đập phá. Riêng cô H. bị cô Út “thân tặng” vài tát... Lúc ấy, Thành Ðược không có mặt tại đó.
Ðánh rồi, cô Út và đám em út, nhân viên, kéo về rạp Hưng Ðạo để dự lễ kỷ niệm đệ Tam Chu Niên...
Ðến 11 giờ trưa, Thành Ðược đến rạp Hưng Ðạo gặp nàng Út, hai bên lời qua tiếng lại, rồi dĩa bay, chén bay, khiến cho cuộc lễ buồn hiu hắt. Các anh chị em trong đoàn buồn xo.
Trong lúc cãi cọ với nàng Út, Thành Ðược “tố” rằng: Bấy lâu nay, anh hy sinh phục vụ cho gia đình Út Bạch Lan, tức gia đình bên vợ, nào bà ngoại vợ, mẹ vợ, em vợ, v.v... Riêng mẹ già của anh ở đình Tân An (nơi đoàn Lan Ðược gởi đồ) khổ sở, không được anh chu cấp... Ðến đây, mủi lòng, Thành Ðược khóc nức nở. Lâu lắm người ta mới nghe Thành Ðược nhắc nhở đến mẹ già...
Không biết có phải Thành Ðược bất mãn Út Bạch Lan ở điểm “bên vợ, bên chồng” ấy mà anh không muốn gần Út Bạch Lan nữa? Rồi vỡ tan...
Út Bạch Lan cũng khóc... Ðây không phải là chuyện Út Bạch Lan gây với Thành Ðược, mà là cũng vào đêm đó lần đầu tiên đóng tuồng trên sân khấu Kim Chung ở rạp Olympic. Út Bạch Lan khóc nức nở với vai trò trong tuồng “Tình Chàng Ý Thiếp” của Yên Trang và Văn Thiên Tứ. Ðây là vở tuồng cũ “Ðêm Huyền Diệu” của hai soạn giả ấy từng được diễn trên sân khấu Út Bạch Lan-Thành Ðược vào năm 1962...
Ðóng lại vai cũ, vai người đàn bà nghèo, đi làm mướn cho người giàu gặp lại con giàu sang mà không dám nhìn, Út Bạch Lan tủi thân nên cô khóc rất thật...
Mã an toàn:
CLVNCOM - Thấm thoắt mà cái năm dịch vật, ý hỏng phải năm Canh Tý sắp hết, thiên hạ lại lo lắng chạy vạy, sắm sửa cho mấy ngày xuân mới, tống cựu nghinh tân. Ở bên nhà đang rôm rả đón chào năm mới hay mừng ngày Tết đến chứ mấy xứ Tây Âu này đang ở đỉnh cao của mùa đông, tuyết phủ trắng trời, có thấy gì là giao mùa hay Tết nhứt. Bước ra đường ai nấy cũng quấn theo một cái mền, nay lại có thêm cái khẩu trang che kín mặt mày vì bệnh dịch hoành hành, ta nói ngó giống hệt như “Ninja” ! Lệnh “shutdown” kéo dài nhiều tháng khiến cho mấy hiệu buôn lớn nhỏ bị đóng cửa hàng loạt, chủ nhân bị lỗ lã, thất thu đến nỗi phải dẹp tiệm và đóng cửa vĩnh viễn. Những con phố thương mại sầm uất, ồn ào giờ đây chỉ là những con phố chết. Phố xá điêu tàn, nền kinh tế tê liệt kiểu này thì ba năm nữa cũng khó mà ngoi lên như trong thời gian chưa có dịch xảy ra.
Ý kiến bạn đọc