18:59 PDT Thứ năm, 01/06/2023
trang music

Menu

CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 43

Khách viếng thăm : 79


Hôm nayHôm nay : 39117

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 39117

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60476022

Trang nhất » Tin Tức » Hậu Trường Sân Khấu

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

Xem tiếp...

Đi hội diễn để làm gì?

Đăng lúc: Thứ năm - 02/07/2015 02:32 - Đã xem: 3577
Đi hội diễn để làm gì?

Đi hội diễn để làm gì?

Đi hội diễn bây giờ chỉ cốt kiếm huy chương, kiếm huy chương đặng kiếm danh hiệu NSƯT, NSND mấy năm xét một lần. Câu chuyện buồn này của giới sân khấu được phóng viên trao đổi với NSƯT Thu Hà nhân đợt xét tặng danh hiệu đang ì xèo, và nhân cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2015 tổ chức ở Thanh Hóa đã vào cuối chầu.
 
" Bỉ vỏ"- tiết mục của Nhà hát kịch Hà Nội dự cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch nói Chuyên nghiệp toàn quốc 2015.

Chị từng tham gia nhiều hội diễn, liên hoan sân khấu? Cảm giác thế nào?

Tôi đi nhiều. Trước kia, đi hội diễn cảm giác hân hoan, vui sướng vì được làm nghề, gặp gỡ, giao lưu đồng nghiệp và được xem vở của các đoàn bạn mà bình thường ít khi có dịp. 

Theo thời gian, có vẻ hội diễn ngày càng ít không khí nghề nghiệp. Chúng tôi vẫn đùa rằng, điểm lại, cứ cuộc trước lại tử tế hơn cuộc sau mới chết chứ. 

Trước, hội diễn hướng đến khám phá, sáng tạo; xem nhau để rồi cảm phục nhau, yêu và muốn gắn bó với nghề. Sau đó mới là huy chương vàng - bạc, là gặp gỡ, “đàn đúm”. Giờ khác rồi.

Bây giờ, nghe nói nghệ sĩ đi hội diễn  cốt  để kiếm huy chương, và  kiếm huy chương cốt để làm hồ sơ xét NSƯT, NSND chứ không có mục đích khác?

Công tâm thì hội diễn, liên hoan nào cũng có mục đích na ná nhau. Ngoài đưa tác phẩm hay, lạ, tính nghệ thuật cao, khó tiếp cận với công chúng, thì yếu tố huy chương được hướng đến là đương nhiên. 

Nhưng dường như đúng là bây giờ chuyện đi hội diễn cốt kiếm huy chương, kiếm danh hiệu ngày càng bao trùm không khí các hội diễn.

Nhiều vở đi hội diễn còn kém hơn khi diễn đại trà bởi những vai hay- do các diễn viên giỏi (đã có danh hiệu) đảm nhiệm đã được nhường cho những diễn viên yếu hơn nhưng chưa có danh hiệu hoặc chưa đủ huy chương. Có người tự nguyện nhường, có người được cơ quan đề nghị nhường. Thậm chí có vở dựng chỉ để đi hội diễn, sau đó đóng gói. Cứ thế cứ thế, hội diễn bị trượt đi theo tiêu chí “số 2” mà sao lãng tiêu chí vị nghệ thuật.

 

Đi hội diễn để làm gì? - ảnh 1 NSƯT Thu Hà cho rằng danh hiệu NSƯT, NSND đang bị tầm thường hóa.
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho biết, một tiêu chí xét tặng danh hiệu là “được khán giả yêu mến”, giải thích là được phân nhiều vai. Theo chị, “nhiều vai” đã phải là một tiêu chí đích đáng chưa?

Nhiều vai chưa chắc là diễn viên giỏi. Có những nghệ sĩ một năm chỉ có một vai hoặc chẳng vai nào, có khi sự nghiệp chỉ đóng đinh trong vài vở nhưng thực sự là “đỉnh” - đồng nghiệp nể phục, công chúng yêu quý. 

Nhiều vai ở đây phải tính: Vai chính hay vai thứ? Vở này có diễn nhiều không? Bạn diễn và đồng nghiệp nhận xét thế nào... Tuy nhiên, cũng phải tính đến những trường hợp giống bên điện ảnh, rằng nhiều khi vở diễn thực sự hay, mang tính nghệ thuật cao đôi khi lại chịu thiệt thòi vì ít khán giả. Vì một nền sân khấu đích thực mà các nhà hát vẫn phải làm. 

Quả tình, khi làm những vở lớn như vậy - đa phần là kịch bản nước ngoài, nghệ sĩ thăng hoa ghê gớm lắm. Lại đẻ ra vấn đề khác liên quan đến tiêu chí hội diễn đó là, đa phần các vai diễn hay, vở kịch hay, nghệ sĩ được thỏa sức sáng tạo thì đều có kịch bản nước ngoài, trong khi đó tiêu chí đi thi lại là “tác phẩm trong nước, ca ngợi đất nước và con người Việt Nam XHCN”. Hoặc “phát huy, bảo tồn văn hóa truyền thống, xây dựng một nền sân khấu đậm đà bản sắc dân tộc”... Vậy là nhiều nghệ sĩ thiệt thòi chả được đi hội diễn, chả có huy chương. “Tèo” đợt xét tặng năm đó là cái chắc. Năm sau, chị ấy, anh ấy lại đóng kịch nước ngoài, dù hay, dù thăng hoa hết mình, dù cháy bỏng tình yêu sân khấu, lại tiếp tục “tèo” đợt sau.

Chị có quan tâm danh sách đạt và trượt danh hiệu NSND đợt này?  Nhiều người bình phẩm kết quả, rằng đến Chí Trung, Minh Hằng, Thanh Ngoan còn trượt NSND, Hoài Linh trượt NSƯT. Họ bình phẩm như thể sự xét duyệt lần này khắt khe lắm? Mà quên mất chuyện một số cái tên chưa hề xuất sắc, chưa đủ uy tín nghề nghiệp đã dễ dàng “qua đẹp” vòng chuyên môn cấp Bộ để thẳng tiến tới danh hiệu NSND? Có người mấy chục năm chẳng đóng  góp  gì, vẫn lừ lừ lên NSND?

“Tôi hiểu tiêu chí xét tặng NSƯT, NSND lâu nay ta học theo Liên Xô, về Việt Nam đã uyển chuyển đi nhiều. Cứ đà ba năm một lần xét tặng thế này, đến lúc NSƯT & NSND đông hơn nghệ sĩ thường! Trong khi sân khấu những năm gần đây sa sút, mai một những tài năng cá nhân, vở diễn tầm cỡ”. 

NSƯT Thu Hà

Lúc đầu tôi không để ý gì, nhưng từ lúc báo chí, các đoàn rộ lên thông tin danh sách NSƯT, NSND đã được duyệt cấp Bộ thì suy gẫm thấy nhiều cái chưa hợp lý.
Người nghĩ ra chế độ khen thưởng đã không đưa ra được tiêu chí rõ ràng như: Có nhiều cách để tính toán quy đổi 1 hay nửa huy chương? Như thế nào là “giải thưởng quốc tế”? Thường đi hội diễn quốc tế hay có bằng khen chứ không phải là giải thưởng, vậy bằng khen có được tính là giải thưởng, để quy đổi thành huy chương vàng không? Cách quy đổi ra sao với bằng khen dành cho tập thể và chia chác thế nào để thành huy chương cho cá nhân? Và đã là thi thố sự sáng tạo nghệ thuật thì tại sao lại không có kịch bản nước ngoài? Vân vân...
Rồi đợt này, có hiện tượng người này, người kia có nhiều vai trên phim hoặc sân khấu, song khán giả chả nhớ đến, đồng nghiệp chả nhớ đến, chả có huy chương gì mà vẫn “trúng”? Trường hợp ấy thì xét tặng dựa trên tiêu chí nào? Hay chỉ vì anh chị ấy là sếp lớn? Hoặc ông bà ấy được xét tặng vì là bố, mẹ của sếp lớn? 
Con số cụ thể (huy chương, bằng khen) còn phức tạp thế, huống gì tình cảm cá nhân. Giả dụ tôi ở trong hội đồng xét tặng, lại có chút vai trò lãnh đạo, khả năng tôi bỏ phiếu hoặc vận động bỏ cho người thân âu cũng lẽ đời? Tuy nhiên, dù thân quen, cảm tình riêng nhưng phải làm sao cho người ta tâm phục khẩu phục.

Vậy cuối cùng, mục đích của những đợt phong tặng này là gì? Có đưa được sân khấu sang bước ngoặt hay đỉnh cao mới? Và những người được phong tặng có cảm thấy tự hào, công chúng có ngưỡng mộ trầm trồ? 

Với cá nhân tôi, danh hiệu NSND là cái gì đó thiêng liêng lắm, xa vời lắm mà tôi vốn là một nghệ sĩ chân trong chân ngoài chả thể mơ ước hay mon men nên cứ cảm giác chủ trương của Nhà nước đang tầm thường hóa danh hiệu này.

Trên báo Tiền Phong, NSND Thế Anh có ý cho rằng, những người thực sự nổi bật đã hết rồi, phong hết rồi. Có nghĩa càng về sau, chất lượng NSND, NSƯT càng đi xuống, chị có nghĩ như vậy?

Thời nay, nhiều người tài lắm chứ, nhất là bên ca nhạc. Điện ảnh cũng nhiều đổi thay. Nhưng sân khấu thì đúng là cũ quá, hầu như chẳng thay đổi gì, nhất là sân khấu phía Bắc. Trong khi chỉ đứng im thôi đã lạc hậu lắm rồi.

Cảm ơn chị.

Toan Toan - Duy Hiệp (thực hiện)

Nguồn tin: tcgd theo TP
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tìm vai diễn để đời, ngôi sao phòng vé

Gần 2.000 diễn viên thuộc 32 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập đã tham gia "Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023" tại Hà Nam

 

Vũ Luân: 'Tôi và Hồng Loan không biết gì về hợp đồng Hồng Phượng ký'

Vũ Luân cho biết mọi vấn đề từ chuyện truyền thông trong đám ma đến xây mộ cho NSƯT Vũ Linh, anh hay Hồng Loan đều không được biết.

 

Hơn 500 nghệ sĩ tranh tài Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc

Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu quốc năm 2023 là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống trước những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường.

 

Sân khấu cải lương được mùa

Nhiều sàn diễn cải lương đang sáng đèn với các vở: "Văn võ kỳ duyên", "Ngọc Kỳ Lân", "Quan Hợi làng Te", "Hoa Mộc Lan tùng chinh", "Dạ cổ hoài lang"...

 

XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN, NGHỆ SĨ ƯU TÚ: Đừng sót lọt tài năng, người có nhiều cống hiến

Dự thảo nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT sẽ khắc phục những bất cập, mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu

 

Nghệ sĩ La Kính - 'ông trùm Mã Ngưu' của cải lương Việt qua đời

Gia đình nghệ sĩ La Kính cho biết ông mang nhiều chứng bệnh, sau thời gian điều trị nhưng vì tuổi cao sức yếu - người đóng vai Mã Ngưu đã trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 30 phút ngày 7-5 tại nhà riêng.

 

Từ cột cờ Thủ Ngữ…

đô thị gần như được “sinh” ra giữa những dòng sông, được ôm trọn bởi dòng nước sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè… Các dòng sông, con rạch hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của thành phố.

 

"Bé An" Đất Phương Nam đóng cửa 2 công ty vì bất động sản ế ẩm

Khi thị trường bất động sản đóng băng, bé An của phim Đất Phương Nam, diễn viên Hùng Thuận phải đóng cửa 2 công ty vì ế ẩm.

 

NSƯT Hữu Châu: Đạo diễn tử tế với nghề

Giới chuyên môn nhận xét Hữu Châu là nghệ sĩ có tư duy đạo diễn ngay từ những vai kịch làm nên tên tuổi của ông

 

Nghệ sĩ Mạc Can, Hồng Sáp xúc động nhận tiền hỗ trợ từ diễn viên Thương Tín

Nghệ sĩ Mạc Can, Hồng Sáp bồi hồi và xúc động khi tham dự đêm nhạc do Thương Tín và các đồng nghiệp tổ chức để gây quỹ hỗ trợ mình.

 

Nghệ sĩ Nhật Cường: Sân khấu hài không còn nữa, phải sống nhờ YouTube

Nghệ sĩ Nhật Cường cho biết vì doanh thu từ nghề diễn không nhiều nên anh cũng phải "xoay chuyển" tình thế, nhảy qua làm YouTube, sáng tạo nội dung phục vụ khán giả.

 

Tâm Tư Môt Thành Viên

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền Tây Nam Bộ, nơi mà những câu hò, điệu lí dân dã đã thấm sâu vào máu thịt của những con người hiền hòa, phóng khoáng. Có lẽ vì thế mà tận sâu trong hồn tôi luôn có một chỗ trống dành cho những giai điệu mượt mà, tình cảm mang tên Cải lương.