Đang truy cập :
75
•Máy chủ tìm kiếm : 8
•Khách viếng thăm : 67
Hôm nay :
5303
Tháng hiện tại
: 408232
Tổng lượt truy cập : 33572059
Đang lèo lái đoàn xã hội hóa cải lương đạt doanh thu cao, hai nghệ sĩ Chí Linh và Vân Hà luôn cho rằng lợi nhuận lớn nhất chính là sự trưởng thành của đào kép trẻ
Mùa giải Trần Hữu Trang năm nay khép lại trong niềm vui khi các đoàn nghệ thuật phía Nam chào đón thêm 10 nghệ sĩ đoạt huy chương vàng (HCV) gồm 3 giải xuất sắc và 7 giải triển vọng, nâng tổng số 68 HCV triển vọng và 9 HCV xuất sắc của 12 lần tổ chức.
Vòng chung kết giải thưởng Trần Hữu Trang lần thứ 12-năm 2014 sẽ khép lại sau 2 ngày thi diễn tại TP Cần Thơ với ấn tượng về những thí sinh trẻ tuổi tài năng, hết lòng vì nghệ thuật truyền thống. Xem họ diễn, nghe họ hát, khán giả có thêm niềm tin về tương lai tươi sáng của cải lương Nam bộ.
Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM vừa khai mạc vòng bán kết hai cuộc thi “Giọng hát hay hàng tuần - giải Phong cách nhạc nhẹ năm 2014” và “Giọng ca cải lương hàng tuần đợt 2-2014 dành cho các thí sinh 16 - 40 tuổi”.
Hai trong số bảy thí sinh (TS) dự Giải Triển vọng Trần Hữu Trang 2014 của đoàn cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu) đã “ra quân” trong buổi thi thứ ba tối 28/3 (diễn ra tại NVH Thiếu nhi Vị Thanh , Hậu Giang) là Nguyễn Thị Diễm My và Lâm Ngọc Hoa.
mệnh của đất nước và luôn đau đớn xót xa với nỗi đau mất con, đứng trước cảnh
đất nước lầm than. Và sự bùng cháy nồng nàn của một người con yêu quê hương đất
nước. Tác giả Huỳnh Anh đã sắc xảo mượn hình ảnh cây tre đại diện cho nhân dân
Việt Nam kiên cường, bất khuất, luôn đứng thẳng và hiên ngang vượt qua trước mọi
khó khăn nguy hiểm. Bão là hình ảnh của giặc Mỹ, cho dù bão có mạnh đến đâu, dù
tre ngã xuống, thì lớp lớp những cây tre khác mọc lên và hiên ngang trên chiến
trận – đó là khí phách của người dân Việt Nam, khi một người ngã xuống thì có
hàng vạn người đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. Cũng như nội dung của tác phẩm,
khi con trai ông Sáu ngã xuống, ông Sáu và người dân đã gạt bỏ đau thương đứng
lên tiếp tục kêu gọi nhân dân xứ Gò Tre bình tĩnh, quyết biến đau thương thành
sức mạnh để tiếp đứng lên chống giặc”. Hoàng Hải đến với cuộc thi này với tâm
trạng thoải mái là được cọ xát sân khấu và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng
nghiệp để làm phong phú cho vốn nghề của mình.
Kim Tiến – Cầm Thanh trong “Cô đào hát”
Kim Tiến – cô đào trẻ của Đoàn 2 - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Kim Tiến
được sự rèn dũa của các cô chú anh chị: đạo diễn NS Kim Phương, Linh Trung, NSUT
Tấn Giao trong từng vai diễn. Bên cạnh đó, đạo Linh Trung và NSUT Tấn Giao sẵn
sàng làm dàn bao và bệ phóng để Kim Tiến có cơ hội được tỏa sáng trên sân khấu
của Đoàn 2. Các anh đã không ngại giao cho Kim Tiến những vai diễn nặng ký trong
nhiều vở diễn: Ra giêng anh cưới em, Ngọ ơi…
Để chuẩn bị hành trang cho mình tại vòng 1 giải triển vọng Trần Hữu Trang, Kim
Tiến sẽ vào vai cô đào hát Cầm Thanh trong trích đoạn “Người đàn bà đức hạnh” (
nhà văn Nguyễn Quang Sáng, chuyển thể cải lương: NS Linh Trung, đạo diễn: Linh
Trung, phụ diễn: NS Nhật Thanh, Thanh Toàn). Kim Tiến thích nhất là phân cảnh
nhân vật Cầm Thanh gặp chàng trai hâm mộ và biết ơn cô đã giúp đỡ mình, anh mang
đến một bó hoa để tặng bày tỏ tấm lòng cảm ơn. Trong khi cô đào hát Cầm Thanh và
chàng trai trò chuyện tâm sự và Cầm Thanh đưa tiền giúp chàng trai về quê thì
bất ngờ chồng xuất hiện. Cao trào của lớp diễn là sự ghen tuông mù quáng của
chồng, ông đã đánh chàng trai và cho dù cô đào hát Cầm Thanh có thanh minh thế
nào cũng không lấy lại lòng tin của chồng. Chồng cô đã chửi cô một cách thậm tệ,
chửi cô là một kẻ lăng loàn, không hơn không khác gì một con điếm. Có nỗi đau
khổ nào hơn khi người chồng đầu ấp tay gói mắng mình là một con điếm, cô đào hát
Cầm Thanh đã trở nên điên loạn, nửa tỉnh nửa mê. Cô đào hát Cầm Thanh nhớ về mẹ,
nhớ về những lời ru à ơi, nhớ về những vai diễn…”. Kim Tiến tâm sự “ Vai cô đào
hát Cầm Thanh nặng về tâm lý của nhân vật cho nên khi diễn các diễn viên thường
bị áp lực. Đây là lớp diễn mà tâm lý và cảm xúc của nhân vật diễn bi
Khoảng 3 tuần nữa, “Giải thưởng Trần Hữu Trang” lần thứ 12 - năm 2014 (do Hội Sân khấu TP. HCM, Đài PT-TH Hậu Giang và BTC Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần I (gọi tắt là Festival) phối hợp tổ chức) sẽ khai màn. Đây cũng là thời điểm những “gương mặt vàng” của Bạc Liêu đang bước vào giai đoạn tập dượt nước rút để tự tin bước vào cuộc chơi lớn.
Chỉ còn khoảng một tháng nữa, Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần I - Bạc Liêu 2014 (gọi tắt là Festival) sẽ diễn ra. Hơn ai hết, giới văn nghệ sĩ là những người trông đợi sự kiện này nhất. Chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ về cảm xúc trước thềm Festival, cũng như những chuẩn bị của họ khi tham gia “ngày hội tài tử” quan trọng này…
“Giọng ca Việt” là một chương trình truyền hình tìm kiếm những gương mặt mới tài năng trong lĩnh vực sân khấu cải lương. Đề tài của cuộc thi là tất cả những thể loại hài xoay quanh vấn đề văn hóa - xã hội. Các thí sinh phải thể hiện được năng khiếu và tài năng của bản thân khi thực hiện các đề tài mà Ban tổ chức đưa ra.
Tối 25/02/2014, Đài TNND TP.HCM đã long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 20 năm giải Bông lúa vàng” tại nhà hát TP,HCM. Đây là một sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu chặng đường phát triển của một cuộc thi nhằm tuyển chọn những giọng ca xuất sắc cho phong trào tài tử - cải lương của TP.HCM nói riêng và bộ môn nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc nói chung.
Sau 6 tháng tranh tài sôi nổi, quyết liệt và đầy kịch tính với các vòng thi sơ tuyển, bán kết, chung kết 1, chung kết 2, Hội thi giọng ca cải lương Giải "Bông lúa vàng” lần X năm 2013 đã chính thức khép lại với buổi Chung kết xếp hạng và Trao giải diễn ra vào chiều ngày 21/12/2013 tại hội trường Đài TNND TP.HCM.
CLVNCOM - Lê Châu Kiệt một gương mặt thân quen tại các phong trào đờn ca tài tử sinh hoạt cộng đồng tại Cali, Hoa Kỳ. Châu Kiệt không xa lạ gì với cộng đồng mạng cải lương khi anh tham gia Liveshow của nam tài danh Minh Cảnh và các nghệ sĩ trẻ. Châu Kiệt cũng thường tham gia các chương trình lể giổ tổ cải lương rất là nghiêm túc và đặc biệt Châu Kiệt luôn tham gia chương trình hợp mặt sinh hoạt của cailuongvietnam.com trong công việc bảo tồn và phát triền văn hoá dân tộc.
Tiếng đờn phóng khoáng, giai điệu nhặt khoan cùng những lời ca dân dã, bình dị của đờn ca tài tử (ĐCTT)- một đặc sản của đất phương Nam- luôn có sức hút đặc biệt. Giữa nhịp đời đô thị ồn ã với sự hấp dẫn của nhiều loại hình giải trí mới, ĐCTT vẫn như một mạch ngầm căng tràn nhựa sống, thấm vào từng ngõ ngách, để cuộc đời thêm tươi mát. Gìn giữ "tiếng lòng người phương Nam", thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước trút lòng mình trên chiếu tài tử…
27 tuổi, Ngọc Đợi là một nghệ sĩ trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng cô đã có trong tay nhiều giải thưởng danh giá của sân khấu Cải lương. Đến với nghệ thuật Cải lương như là “duyên nợ” và cũng rất chật vật để sống được với nghề, song cô gái tài sắc vẹn toàn này vẫn kiên quyết theo đuổi nghệ thuật truyền thống này đến cùng.
Sau hơn 5 tháng thi diễn, cuộc tìm kiếm tài năng sân khấu cải lương "Hạt ngọc mùa vàng" sẽ kết thúc vào tối mai, 24-1-2014. 8 thí sinh xuất sắc cùng diễn lại vở cải lương "Tiếng hò sông Hậu". Hai thí sinh Cần Thơ là Đào Thanh Phong và Nguyễn Thị Kim Ngân được kỳ vọng sẽ "làm nên chuyện" trong đêm thi chung kết này.
Chiều 4/1/2014, buổi khai mạc cuộc thi Tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần đợt 1 năm 2014 do Đài TNND TPHCM tổ chức với sự tài trợ của Công ty CP Phân bón Bình Điền đã diễn ra tại hội trường Đài TNND TPHCM.
Năm đó, Võ Minh Lâm 16 tuổi vừa nổi bật về sắc vóc và giọng ca đã ngay lập tức tạo được hiệu ứng sao trong giới mộ điệu. Sự háo hức của khán giả tiếp tục được thỏa mãn với chuông vàng Nguyễn Thị Ngọc Đợi, Thu Vân. Đến khi một giọng ca thật đặc biệt Lê Văn Gàn xuất hiện thì quả đúng là một giọng ca trời phú. Gàn là một nông dân nghèo, qua cuộc thi, anh được đánh giá như một vỉa quặng lộ thiên. Sau đó, anh được đạo diễn cho thử sức vào nhiều vai diễn như một diễn viên chuyên nghiệp. Phần diễn của Lê Văn Gàn cũng vẫn lộ sự ngô nghê, không có năng khiếu diễn. Nhưng giọng ca Gàn cất lên thì quả thật đây đúng là tiếng chuông mong đợi. Những năm sau, có vài gương mặt mới đoạt giải, nhưng nhìn chung mặt bằng cứ đều dần và cảm giác “chọn bó đũa lấy cột cờ”.
Liên hoan tiếng hát PTTH Vĩnh Long 2013- giải Sen Vàng vọng cổ đã chính thức khép lại. Cuộc đua tài của những người yêu mến bộ môn nghệ thuật cải lương, đờn ca tài tử đã kết thúc. 10 thí sinh (TS) xuất sắc nhất vượt qua hơn 1.300 TS đến từ các vùng, miền cũng đã thể hiện hay nhất sau 3 buổi thi của vòng chung kết xếp hạng.
Đang lèo lái đoàn xã hội hóa cải lương đạt doanh thu cao, hai nghệ sĩ Chí Linh và Vân Hà luôn cho rằng lợi nhuận lớn nhất chính là sự trưởng thành của đào kép trẻ