Đang truy cập :
78
•Máy chủ tìm kiếm : 7
•Khách viếng thăm : 71
Hôm nay :
6019
Tháng hiện tại
: 408948
Tổng lượt truy cập : 33572775
Đang lèo lái đoàn xã hội hóa cải lương đạt doanh thu cao, hai nghệ sĩ Chí Linh và Vân Hà luôn cho rằng lợi nhuận lớn nhất chính là sự trưởng thành của đào kép trẻ
Trong giới nghệ sĩ cải lương, người có nghệ thuật – kỹ thuật ca cổ hài chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có NS Văn Hường là tiêu biểu và từ lâu ông đã được trong giới, cũng như công chúng tôn tặng cho ông danh hiệu là “ Vua ca vọng cổ hài “. Mặc dù trước ông còn có NS Hề Minh, nhưng vị này vắn số, và số lượng bài ca cũng như thời gian ca ngâm vẫn ít hơn NS Văn Hường. Trong sự nghiệp ca vọng cổ hài, NS Văn Hường đã ca khoảng 200 bài, và nhiều bài nổi tiếng từ nửa thế kỷ qua, đến nay vẫn còn làm nức lòng người mộ điệu .
*Giọng Lệ Thủy sắc bén giòn giã vang lộng, lối phát âm mộc mạc, làn hơi dũng mãnh. Giọng Minh Cảnh phong phú, anh có lối ca uốn lượn song song với cái nội lực chân truyền của mình, sáng tạo ra một lối ca vọng cổ mới mà sau này có nhiều nghệ sĩ bắt chước như Thanh Kim Huệ, Thanh Tuấn, Minh Vương, Minh Phụng v.v...
Anh chị không là ngôi sao, nhưng đóng góp cho nghệ thuật cải lương không nhỏ. Mọi người biết đến anh là một giọng ca hay , mùi mẫn, từng thu băng thu dĩa với nhiều nữ NS tài danh, sau này vừa làm diễn viên vừa là tác giả, đạo diễn, biên tập hàng trăm chương trình cải lương truyền hình cho hãng phim Tây Đô, VTV, VAFACO... với bút danh Dương Thủy, Hồng Thanh, Trúc Thanh. Chị từng nổi lên như một cô đào trẻ triển vọng trong những vở cải lương vang bóng một thời như Chuyện tình Hàn Mặc Tử, Lan Huệ sầu ai, Kẻ thù thứ 13...
Sau khi vinh danh các diễn viên truyền hình vào tuần trước, đêm liveshow về Sân khấu đã chia sẻ niềm vui cùng các nghệ sĩ kịch nói, hài kịch và cải lương. Họ là những nghệ sĩ được đông đảo khán giả yêu thích qua những vở diễn đa dạng, đi sâu vào lòng người với những vai diễn bi, hài nhiều cảm cảm xúc.
CLVNCOM - Từ ngày sang Mỹ cùng gia đình đoàn tụ 2012, nghệ sĩ Mỹ Châu đã trình làng lối vào vọng cổ cách tân, khác hẳn thời hoàng kim trước 1975 (trẻ trung, sung mảng, lắm bi hùng, đôi khi mang nét buồn da diết..) cũng như những thập niên cuối thập kỷ hai mươi( với giọng ca trầm, mang nhiều tính thoại và tự sự), chúng ta có thể bắt gặp nhiều âm từ vời độ rung, nghẹn, thầm thấu vào lòng khán giả.
Tìm hiểu về cải lương thì biết là cái từ giọng kim và giọng thổ là cách nhân dân ta hay dùng để phân loại độ cao của giọng, kiểu như tenor hay soprano ấy. Người ta hay dùng nó trong hát chèo hay cải lương.
Nữ nghệ sĩ Túy Phượng là ái nữ của cố nữ kịch sĩ Túy Hoa. Túy Phượng tên thật là Nguyễn Thị Kim Phụng, sinh năm 1939 tại Bạc Liêu, cùng tuổi với các nữ tài tử: Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Vui và nữ nghệ sĩ Bích Sơn.
Sài Gòn cùng giới mộ điệu tri âm bộ môn tài tử cải lương bất ngờ đến mức ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một giọng ca nữ trẻ trung, lạ lẫm cùng một nghệ danh rất lạ: Cô Ba Trà Vinh.
Phương Huệ là một nữ nghệ sĩ trẻ đẹp, vóc dáng sang trọng trên sân khấu, giọng ca trong trẻo, mượt mà với làn hơi khoẻ khoắn, lẽ ra thì Phương Huệ phải chiếm được một vị trí khả quan trong hàng ngũ các nghệ sĩ trẻ tài sắc, có cuộc sống kinh tế khá giả và ổn định. Thế nhưng nữ nghệ sĩ Phương Huệ không được như vậy mà cô lại phải chịu long đong một kiếp tầm, khó khăn vất vả trong việc hành nghề ca hát và kiếm sống cho bản thân và gia đình
Dù mê hay không mê tài tử cải lương, thì người Việt xa quê vẫn ấm lòng khi được nghe mấy câu vọng cổ. Cứ vào dịp Tết nguyên đán, thì nhu cầu được sưởi ấm bằng điệu vọng cổ du dương của bà con lại trỗi dậy. Trong cái không khí ngày Tết ấy, bài được thích nhất có lẽ là bài “Xuân Đất Khách”, một bài ca hoài niệm cố hương, không ướt át bi lụy mà đủ đưa con tim người nghe vào trời thương biển nhớ.
Chủ quan mà nói tôi là người bản lĩnh. Ít ra là trong vấn đề Nghe. Khi nghệ sĩ Minh Cảnh xuống một câu vọng cổ, tôi thấy trong người "sướng rơn", thì có khi người khác lại bỉu môi chê tôi là "sến"! Nhưng tôi vẫn "kiên định và công khai" nghe những gì mình thích.
CLVNCOM - Dường như nghệ sĩ Mỹ Châu có duyên với những bài tân cồ mà tên của nó có chữ " Nếu" hay là nhiều tác giả xưa đã tin tưởng chỉ có giọng ca này mới chuyển tải được ý của tác giả đến khán giả về đề tài này. Chắc các bạn cũng bất ngờ khi cài lương có một tuyến tập tân cồ "Nếu" được trình bày bởi giọng hát liêu trai.Nhưng đó là sự thật,xin giới thiệu đến các bạn
Nghệ sĩ Bảo Anh là một trong những kép đẹp, và anh cũng khá đa năng ở cả ba lĩnh vực: Cải lương, kịch nói và điện ảnh. Riêng về lĩnh vực Cải lương thì anh là một trong những anh kép có phong cách ca diễn sang trọng, với nhiều thể loại vai: mùi, độc mùi, lẳng, đểu… ( trừ loại kép nịnh ). Bởi anh nhờ có vóc dáng cao đẹp, làn hơi chất giọng phong phú về âm lực và tự rèn luyện kỹ thuật ca diễn cho riêng mình.
NHIỀU NGHỆ SĨ CẢI LƯƠNG TÀI DANH THƯỜNG NỔI TIẾNG VỀ CA QUA BÀI VỌNG CỔ NÀO ĐÓ, VỀ DIỄN THÌ QUA MỘT VAI NÀO ĐÓ TRONG VỞ DIỄN. RIÊNG NSƯT NGỌC HƯƠNG THÌ NỔI TIẾNG VỀ CẢ CA VÀ DIỄN QUA NHỮNG VAI CỦA NHIỀU VỞ. KHI NÓI ĐẾN BÀ, AI CŨNG BIẾT ĐÓ LÀ MỘT NỮ NGHỆ SĨ CẢI LƯƠNG TÀI DANH CÓ GIỌNG CA VÀNG CÓ MỘT KHÔNG HAI CỦA ĐẠI BANG CẢI LƯƠNG “HƯƠNG MÙA THU” LỪNG DANH VÀO THẬP NIÊN 60-70 CỦA THẾ KỶ TRƯỚC. NAY NSƯT NGỌC HƯƠNG ĐÃ VÀO HÀNG “THẤT THẬP CỔ LAI HY”, NHƯNG CÓ DỊP CA LẠI THÌ GIỌNG CA CỦA BÀ VẪN CÒN PHONG ĐỘ…
Nói đến Cố Nghệ sĩ Út Hiền, chỉ những người mộ điệu ở tuồi trung niên trở lên mới có thể cảm nhận được giọng ca của ông. Mặc dù ông về cõi vĩnh hằng đã khá lâu, tuy nhiên, một số băng đĩa vẫn còn lưu lại giọng ca của ông, và ai có dịp nghe lại sẽ không khỏi nao lòng, xao xuyến về một giọng ca truyền cảm, ngọt ngào như còn phảng phất đâu đây…
SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG MIỀN NAM VÀO ĐẦU THẬP NIÊN 60 CỦA THẾ KỶ TRƯỚC, MỘT GIỌNG CA MỚI XUẤN HIỆN LÀM CHẤN ĐỘNG TRONG GIỚI CẢI LƯƠNG ĐƯỢC XEM LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG, ĐÓ LÀ GIỌNG CA CỦA NS THANH HẢI KẾ THỪA HAI GIỌNG CA NGHỆ SĨ TÀI DANH ĐƯƠNG KIM LÚC BẤY GIỜ: NS ÚT TRÀ ÔN VÀ NS HỮU PHƯỚC. NHƯNG SỰ KẾ THỪA CỦA NS THANH HẢI ĐÃ TẠO CHO MÌNH MỘT KỸ THUẬT CA NGÂM RIÊNG, VÀ ÔNG ĐÃ SÁNG TẠO ĐƯA PHONG CÁCH DIỄN NGÂM CỦA TAO ĐÀN VÀO CA VỌNG CỔ, MÀ TRONG GIỚI TÔN TẶNG ÔNG LÀ “VUA TAO ĐÀN”. THEO CHÚNG TÔI, KỸ THUẬT CA NGÂM VỌNG CỔ CỦA NS THANH HẢI LÀ MANG ÂN HƯỞNG ĐẬM CHẤT TAO ĐÀN.
“Bệ hạ ơi! Chim họa mi là tiền thân của nghệ sĩ giang hồ, sống vô tư giữa mây bạc gió ngàn, vua cho dời đến điện kim loan để lệnh thánh hoàng thưởng thức mấy khúc cung thương não nùng ai oán…” Đây là bài vọng cổ Chim họa mi do NSND – Soạn giả Viễn Châu sáng tác hơn sáu thập niên trước, nhịp 16, được nữ danh ca Năm Cần Thơ thể hiện, rất ăn khách, bởi giọng nghệ sĩ rất đẹp, rất truyền cảm, du dương, xứng hợp với nội dung văn học.
Nếu so với các tác giả đàn anh và thế hệ trung niên, thì Đức Hiền là một trong những cây viết sáng tác kịch bản cải lương hơi muộn, song tên tuổi của anh lại sớm được công chúng biết đến và có số lượng tác phẩm đáng kể.
NHỮNG GIỌNG CA VÀNG CỦA CÁC NGHỆ SĨ TÀI DANH, NẾU TÍNH THẾ HỆ NGHỆ SĨ TIỀN PHONG TỪ NHỮNG CÔ NĂM SA ĐÉC, NĂM CẦN THƠ, CÔ BA BẾN TRE, ÔNG NĂM NGHĨA, ÔNG TÁM THƯA, CÔ NĂM PHỈ, NSND NĂM CHÂU... THÌ THẾ HỆ KẾ ĐÓ LÀ NHỮNG CỐ NSND ÚT TRÀ ÔN, NS THANH HƯƠNG, NS HỮU PHƯỚC... LÀ NHƯNG GIỌNG CA VÀNG ĐÃ ĐI VÀO LỊCH SỬ CẢI LƯƠNG. RIÊNG CỐ NS HỮU PHƯỚC, MẶC DÙ ÔNG ĐÃ VỀ CÕI VĨNH HẰNG HƠN 15 NĂM (1997 TẠI PHÁP), NHƯNG KHI NHẮC ĐẾN NHỮNG GIỌNG CA VÀNG NGÀY XƯA, RẤT NHIỀU NGƯỜI LỚN TUỔI HOẶC TUỔI TRẺ CÓ DỊP NGHE LẠI BĂNG DĨA THÌ KHÔNG THỂ NÀO QUÊN ÔNG.
Quy tụ rất nhiều tên tuổi nghệ sĩ trong đên sinh nhật cải lương phòng trà lần thứ nhất, đêm diễn đã mang đến cho khán giả những ấn tượng khó quên.
Đang lèo lái đoàn xã hội hóa cải lương đạt doanh thu cao, hai nghệ sĩ Chí Linh và Vân Hà luôn cho rằng lợi nhuận lớn nhất chính là sự trưởng thành của đào kép trẻ