Nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng, sau một thời gian bị nhiễm COVID-19, ái nữ của bà xác nhận với nhật báo Người Việt.
Vì lý do riêng tư, ái nữ của danh ca không muốn nêu tên.
Đăng lúc: Thứ ba - 20/08/2013 01:59
- Đã xem: 4723
CÁI HAY TRONG VỌNG CỔ HÀI CỦA SOẠN GIẢ VIỄN CHÂU
Từ cuối những năm 50 cho đến nam 1975, những bài ca vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu qua phần trình bày của danh hài Văn Hường đã đi vào lòng của các tầng lớp nhân dân và nhất là lớp người bình dân trong xã hội lúc bấy giờ.
Vài nét về soạn giả Viễn Châu: Theo một số tài liệu thì Huỳnh Trí Bá là tên thật
của NSƯT Bảy Bá, tức soạn giả Viễn Châu.( Nhưng theo hồ sơ công nhận nghệ danh
nghệ sĩ nhân dân của Nhà nước phong tặng thì ông tên là Trương Văn Bảy ). Ông
sinh ra vào năm 1924 ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong một gia đình có cha là
hương cả, từ nhỏ đã mê học đờn tranh, tự mày mò học và nghiên cứu những ngón đờn
qua dĩa hát nhựa, qua những đám hát tài tử ở làng quê. Năm 19 tuổi, máu phiêu
bạt giang hồ nổi lên, ông xách cây đờn tranh, trốn gia đình mua vé tàu lên Sài
Gòn. Trong thời gian ở Sài Gòn, ngoài đoàn Việt kịch Năm Châu, ông còn cộng tác
với các đoàn hát : Kim Thanh Út Trà Ôn (1955), Thanh Tao (1958), Thanh Nga
(1962), Dạ Lý Hương (1969), Tân Hoa Lan (1969). Đồng thời, ông còn cộng tác với
các hãng đĩa Việt Nam (1950), Kim Long (1951), Việt Hải (1953), Thăng Long
(1954), Sống Mới (1968), Nhạc ngày xanh (1969), Hồn nước (1973, của Ngọc Chánh
sản xuất băng Sau năm 1975, ông cộng tác với Đoàn Văn công (1975), hãng băng Sài
Gòn Audio (1978) và nhiều đoàn hát ở các tỉnh. Năm 1984, ông cùng Đoàn Nghệ
thuật 284 lưu diễn ở các nước Tây Âu như : Đức, Bỉ, Pháp, Ý.
Do có thành
tích biểu diễn đờn tranh và nhiều đóng góp khác trong lĩnh vực cổ nhạc, ông đã
được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” vào năm 1988 và danh hiệu
“nghệ sĩ nhân dân” vào năm 2011. Ngoài danh hiệu này, ông còn được giới mộ điệu
suy tôn là “ Vua viết lời ca vọng cổ” và sách Guinnecc công nhận kỷ lục quốc
gia. Sự suy tôn này kể cũng không quá đáng. Trong cuộc đời sáng tác, ông đã để
lại một kho tàng tác phẩm đồ sộ. Trên 70 vở cải lương đã được trình diễn trên
các sân khấu đại ban và trên 2000 bản vọng cổ đã được các hãng đĩa, băng thu
thanh và phát hành. Những cái hay trong bài vọng cổ hài của soạn giả Viễn
Châu:
- Làm nên thương hiệu của một nghệ sĩ: Từ cuối
những năm 50 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, những bài ca vọng cổ
hài của soạn giả Viễn Châu đã đi vào lòng của các tầng lớp nhân dân và nhất là
lớp người bình dân trong xã hội lúc bấy giờ. Cụ thể như : Năm 1960, bài vọng cổ
hài đầu tiên của ông Đêm tân hôn ra đời đã làm nên tên tuổi Văn Hường. Đến nay,
nhiều người còn nhớ những bài: Tư Ếch đại chiến Văn Hường, Tôi đi làm rể, Ba
chàng rể quý, Tư Ếch đi Sài Gòn, Vợ tôi tôi sợ, Văn Hường nể vợ, Tứ đổ tường, Vợ
tôi đẹp ác, Văn Hường đi hát, Tư Ếch đi chợ Tết, Tôi thua số đuôi, Tiền bạc bạc
tiền, Tào tháo cháy râu, Tại tôi tuổi Sửu, Đời, Tâm sự Văn Hường, Vợ tôi nói
tiếng Tây…và đặc biệt là những bài hát nầy thực sự thành công qua sự trình bày
của danh hài Văn Hường từ đó khi nói đến Văn Hường là người ta nói đến những bài
vọng cổ hài của Soạn giả Viễn Châu và khi nói đến vọng cổ hài của soạn giả Viễn
Châu người ta sẽ nghĩ ngay đến Danh hài Văn Hường, ngày nay cũng có nhiều nghệ
sĩ khi trình bày những bài hát của soạn giả Viễn Châu những vẫn không lột tả hết
cái hài trong bài hát, có thể nói đây là một cái hay của những bài vọng cổ hài
của soạn giả Viễn Châu.
- Hài phê phán những thói hư tật xấu
trong xã hội, sâu xa mà không thô tục: Trong những bài vọng cổ hài của
soạn giả Viễn Châu được Danh hài Văn Hường trình bày nó thể hiện được sự phê
phán những thói hư tật xấu trong xã hội như : Tệ nạn cờ bạc (Tứ đổ tường, Tôi
thua số đuôi) Lối sống ham sung sướng, lười biếng lao động, đua đòi, giả dối (
Bức thư Tư Ếch, Văn Hường để vợ, Chó mực đầu cáo, Tư Ếch đi chợ Tết, Ba chàng rể
quí) Vi phạm luật lệ giao thông ( Văn Hường đi SuzuKi, Tai nạn Honda) Nạn mê tín
dị đoan ( Ba ông thầy bói, Gặp bà bóng) Thói đời lừa lộc ( Đời, Tiền bạc bạc
tiền) thói trưởng giả học làm sang ( Vợ tôi nói tiếng Tây, Tôi đi hớt tóc, Vợ
tôi mê tân nhạc) thói cậy quyền chức ( Thầy cai hảo ngọt ) nạn vợ lớn vợ bé (
Khổ thân già) hay là than thân trách phận ( Tại tôi tuổi Sửu) lối ăn mặc lố lăng
áo không ra áo, quần không ra quần của một số chị em và giới nghệ sĩ nữ ( Tư Ếch
Ba Râu đi xem hát, Tư Ếch đi chợ Tết)…..
Trong vọng cổ hài của soạn giả
Viễn Châu những thói hư tật xấu của xã hội được ông nêu lên rất cụ thể từng vụ
việc bằng hình thức sử dụng văn chương bình dân một cách ý nhị, một thứ văn
chương gần gũi với đời thường nhằm báo động sự việc xảy ra và phê phán nó nhưng
người nghe vẫn cảm thấy vui tai khi người nghệ sĩ cất lên tiếng hát, nó hay ở
chỗ là chỉ cần nghe lời hát bao nhiêu sự mệt nhọc, lo buồn trong cuộc sống hình
như nó đã tan đi chớ không phải như ngày nay khi xem một số tiểu phẩm gọi là
tiểu phẩm hài người xem phải nghe và chứng kiến những màn biểu diễn gượng ép,
hay những câu văn, lời nói thô tục ( hoặc có hàm ý thô tục ) mà nhiều nghệ sĩ
hài ngày nay thường sử dụng để chọc cười khán giả. Hài nhưng mang những ý
tưởng giáo dục đạo đức, lối sống trong từng bài hát Trong những bài vọng cổ
hài của Viễn Châu viết, chúng ta thấy ngoài mục đích giải trí mà còn có sự phê
phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống và đặc biệt nếu có cái nhìn tốt hơn
chúng ta sẽ thấy những bài hát mà ông viết còn có giá trị giáo dục đạo đức lối
sống trong gia đình, xã hội như :
Về sự hòa thuận, êm ấm gia đình
ông viết : Phu phụ hòa gia đạo thành, phu phụ bất hòa gia đạo tan tành
xí quách ( Câu 6 bài Văn Hường để vợ ) Phu phụ thuận hòa gia đạo mới yên (câu 1
bài Vợ tôi tôi sợ)
Về tệ nạn xã hội: Thánh thần nào đâu
chỉ cho chúng sanh đánh bạc đánh bài, phải lo làm ăn mới nên ( Câu 5 bài Văn
Hường thua số đuôi ) mầy theo chi mấy kẻ lưu manh – mầy không nhớ kẻ đã sanh ra
mầy ( Câu 4 bài Bức thư Tư Ếch ) đời cờ bạc có ngày cũng mạt– bạc bài sanh đạo
tặc Gia đình nghèo khổ tại ai gây-hay là do tại thằng Tây hai đầu( Phần mở đầu
và câu 2 bài Tứ đổ tường) khuyên ai lậm tứ đổ tường-thì nên xa lánh trăm đường
nguy nan ( Hai câu kết bài Tứ đổ tường)
Nạn đua xe : Ông
nói: mua xe để làm phương tiện di chuyển để đỡ phí sức chớ không nên bắt chước
tôi sử dụng hon da để cản trở giao thông………biểu diễn lã lướt tới đâu, không vô
bệnh viện cũng chầu Diêm Vương ( Câu 6 bài Tai nạn Hon da ).
Trên đây
theo tôi là một số điểm hay của những bài vọng cổ hài của soạn giả Viễn Châu,
nội dung của những bài hát nó không chỉ có giá trị giải trí mà thực tế nó rất có
giá trị trong việc hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống;
nó sẽ còn giá trị lâu dài trong cuộc sống chúng ta nhất là trong lúc chúng ta
đang thực hiện cuộc vận động “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư”./.
Nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng, sau một thời gian bị nhiễm COVID-19, ái nữ của bà xác nhận với nhật báo Người Việt.
Vì lý do riêng tư, ái nữ của danh ca không muốn nêu tên.
Nguyễn Thị Hàn Ni nhận được cúp "Bông lúa vàng" mạ vàng SJC và tiền mặt 100 triệu đồng.
Ngày 9-1, tại nhà hát VOH của Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM, Nguyễn Thị Hàn Ni (Bình Dương) đã giành giải nhất cuộc thi Bông lúa vàng 2020 với số điểm 19,998.
NSND Thoại Miêu ngồi đó, nơi hàng ghế của người cầm cân nảy mực, chăm chú xem những nghệ sĩ thuộc thế hệ đàn em, đàn cháu của mình say sưa so tài ca diễn trong cuộc thi Tài năng diễn viên trẻ sân khấu cải lương toàn quốc.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - bậc đại thụ sau cùng của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã vĩnh biệt chúng ta vào tối 7-1-2021, tại nhà riêng ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trong hành trình cuộc đời 104 năm, nhạc sư có gần một thế kỷ gắn bó với tiếng đờn quê hương, cống hiến to lớn và vô giá cho Đờn ca tài tử, góp phần để Đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
CLVNCOM - Hằng năm, không phải đợi đến cuối mùa thu mà chỉ mới đầu thu, mây tháng chín đã bàng bạc êm trôi và lá ngoài đường đã bắt đầu rụng nhiều. Đầu tháng mười hai, trời đất đã dần vào cuối thu, ngày ngắn hơn đêm và trên những cành cao chỉ còn sót lại một vài chiếc lá cuối mùa tàn úa. Có lẽ còn vương vấn cành xanh nên chúng chưa muốn về với nguồn, với cội. Giữa khi cảnh vật u ám, buồn tẻ như vậy thì mùa lễ giáng sinh cũng ngấp nghé đâu đó ở ngoài đầu ngõ hay trước thềm nhà. Ở các nước Tây Âu và rất nhiều xứ sở trên quả đất này, lễ giáng sinh mang ý nghĩa hết sức trọng đại và cũng là mùa sum họp gia đình sau một năm miệt mài, bận rộn.
Lễ cầu siêu cho nhạc sĩ Lam Phương (20.3.1937 – 22.12.2020), thế danh Lâm Đình Phùng, pháp danh: Ngộ Trí Nhân), diễn ra lúc 9 giờ ngày 27-12, tại chùa Giác Ngộ.
Nghệ sĩ Chí Thiện - anh trai nghệ sĩ Chí Tài, đang ở Mỹ - cho biết gia đình đặt trọn niềm tin vào Việt Hương và Hoài Linh, để cả hai cùng lo thủ tục đưa thi hài em trai ông về Mỹ sớm nhất có thể.
Nghệ sĩ Việt Hương cho biết gia đình danh hài Chí Tài có nguyện vọng đưa ông về Mỹ chôn cất. Chiều 9-12, chị đã cùng danh hài Hoài Linh, Trường Giang vào bệnh viện quay hình trực tuyến để vợ nghệ sĩ Chí Tài từ Mỹ có thể nhìn thấy mặt chồng
Cô đào nhỏ xinh với gương mặt sáng trong Lê Thanh Thảo vừa mới toanh đoạt huy chương vàng Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020
Theo đạo diễn Phan Quốc Kiệt, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, sau cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020", đã có nhiều hình thức biểu diễn làm phong phú thêm hoạt động phổ biến, quảng bá nhằm phục vụ công chúng yêu nghệ thuật
Sáng nay, 3-11, linh cữu của nghệ sĩ Ánh Hoa được hỏa táng tại Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, TP HCM trong niềm thương tiếc của đông đảo khán giả sân khấu, điện ảnh và nghệ sĩ đồng nghiệp. Bà ra đi đột ngột do căn bệnh nhồi máu cơ tim tại nhà riêng 2 ngày trước đó, thọ 79 tuổi.
Tối nay (26-10), vòng chung kết cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020" sẽ khai mạc tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Nghệ sĩ Thanh Hằng tâm sự về mùa giải đầu tiên mà chị được vinh danh cùng các đồng nghiệp năm 1991.
Sáng 24-10, hàng trăm người, trong đó có nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp và khán giả hâm mộ, đã có mặt tại nhà riêng của NSƯT Nam Hùng ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP HCM để tiễn đưa nghệ sĩ tài hoa này về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nhiều đồng nghiệp, bạn bè, người hâm mộ tề tựu tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc Phòng (quận Gò Vấp, TP HCM) tiễn biệt NSND Lý Huỳnh về nơi an nghỉ cuối cùng vào sáng 24-10.
Ý kiến bạn đọc