
Đang truy cập :
68
Hôm nay :
5669
Tháng hiện tại
: 79430
Tổng lượt truy cập : 20991776
Trưa 30-11, NSND Lệ Thủy đã tổ chức họp báo giới thiệu về hồi ký "Một kiếp cầm ca, sinh ra để hát" của bà do con trai là ca sĩ Dương Đình Trí thực hiện.
Tui đi coi cải lương tại Cali (tiếp theo)
Rạp hát không có mía ghim, đậu phọng rang, đậu phọng nấu...v.v.....như rạp Thành
Xương, rạp Nguyễn Văn Hảo ngày xưa, nhưng có các bà phe phẩy cây quạt giấy, quạt
trầm thiệt đẹp, chắc mua lúc đi du lịch Hồng Kông. Bên ngoài, trước khi vào rạp,
tại cửa có bán, tui không mua dẩu rằng bụng đói, nhưng thoáng thấy, hình như là
gỏi cuốn, chè, sâm bổ lượng...gì gì nữa đó, có điều hơi ế, vì người ta bận lo
xem hát đó mà.
Phần ca nhạc phụ hoạ chen vào giữa những trích đoạn do các
ca sĩ hải ngoại và trong nước qua Mỹ phục vụ, sau đó đến vở Tô ánh
Nguyệt.
Vở tuồng này phải nói là ai ghiền cải lương, gần như thuộc lòng,
đến đoạn nào, nghệ sĩ nào, vai nào sẽ nói làm sao; vậy mà vẫn mua vé ủng hộ, đi
xem, để ngồi dưới hàng ghế khán giả, rút khăn sụt sùi khóc theo thút
thít.....
Ông MC mở đầu chương trình, đã nhiều lần nói trước, nếu hay thì
vỗ tay, nếu có điều chi trục trặc, xin cũng vui lòng vỗ tay....ai cũng cười. Như
đã nói, quá lâu tôi chưa có dịp đi xem hát cải lương, có vài thay đổi, mới, lạ;
thì đây là một cái mới lạ:....trục trặc cũng xin vỗ tay. Mà ngộ lắm nghe, khán
giả vui lòng vỗ tay liền, khỏi cần xin. Cái lạ thứ hai nữa là, các show ca nhạc,
trung tâm tổ chức mướn người Mỹ làm việc là chuyện thường. Cải lương mình cũng
ngon lắm chứ bộ, cũng tân tiến, cũng có người Mỹ vác phong cảnh chạy rần rần, có
điều chắc phải tập tành dữ lắm, mới nhớ đoạn nào đem bụi cây ra cho Kim Tiểu
Long máng kiếm lên, đoạn nào kê cái ghế cho nàng Nguyệt ngồi khóc....
Bởi
vậy mới nói, cái trục trặc mà vẫn vỗ tay là....người phụ trách âm thanh, tôi đi
ngang qua, thấy một dàn âm thanh khổng lồ, anh chàng Mỹ này tuổi khoảng trên
dưới 30, ngồi nhấn tới nhấn lui, điều khiển âm thanh. Có lẽ vì không hiểu rành
tiếng Việt, hoặc là quên, không nhớ lúc cô Phượng Liên đứng lên, đi mấy bước thì
nói lối, rồi vô vọng cổ, nên lúc đèn sáng lên (hổng hiểu sao không có màn kéo
lên kéo xuống) Tô ánh Nguyệt buồn bả ngồi thêu áo gối cho con trai, đi tới lui
một hồi, đi hoài mà nhạc chưa có, lời ca chưa phát lên. NS Phượng Liên bèn cất
tiếng ca, được dăm ba chữ, bất ngờ đoạn ca đã được thâu trước, chợt phát lên.
Thành ra, một cô Phượng Liên ca hai giọng. Khán giả cười cái rần, nhưng sau đó
lập tức vỗ tay, vì trục trặc, cũng xin quí vị vỗ tay....nên vỗ tay....lúc đó vui
quá chừng.
Thương cô PL, phải đứng im ru, tắt đèn làm lại, rồi đâu cũng
vào đó. Thiệt tình, cái anh chàng Mỹ phụ trách âm thanh, đáng cho đi học một lớp
tiếng Việt.
Việc thâu trước, chỉ có những bản vọng cổ, có lẽ vì nghệ sĩ
đã có tuổi, hoặc vì thời gian không cho phép, các nghệ sĩ khác đi trình diễn
không kịp tập tuồng.....nên thâu âm trước cho chắc ăn, còn lại hầu hết vẫn trình
diễn bình thường.
Khán giả tiếp tục say sưa với vở hát, nghệ sĩ Bảo Quốc
luôn duyên dáng dễ thương, trong vai người em của cô Nguyệt, chỉ thỉnh thoảng
chen vào vài câu vui, nhưng không quá đà, rất tròn vai.
Khi Minh (NS Linh
Tâm) bước vào gặp Nguyệt, khán giả được một phen cười rào rạt, tiếng nhạc rập
rền và Linh Tâm tự giới thiệu mình bằng những bước chân run của người già nua,
bệnh hoạn, vẫn còn nhớ tưởng người yêu, ngày nào cũng đứng xa xa nhìn Nguyệt cho
đở nhớ. Lúc được Nguyệt cho phép bước vào, Linh Tâm lí lắc vừa đi run run, lưng
khòm gối mõi, nhưng bàn tay vịn vào cây ba-ton thì lắc lư theo điệu nhạc nhịp
nhàng. Trách hờn, nhớ nhung, che dấu, giải bày, được hai nghệ sĩ tài danh Phượng
Liên và Linh Tâm diễn xuất xuất sắc.
Kim Tiểu Long, Thanh Thanh Tâm ở
giây phút cuối cảnh nhà Minh, gặp mặt lần cuối cùng với Nguyệt, tất cả tròn vai
diễn. Khán giả còn đang bùi ngùi với cảnh chia ly vĩnh biệt giữa Minh và Nguyệt,
KTL nức nở khóc cha, TT Tâm nghẹn ngào khóc chồng, Nguyệt đứng chết lặng trước
cái chết của người yêu muôn thuở, nếu có ai để ý, Bào Quốc len lén đưa ngón tay
rờ lổ mũi Minh, coi đã chết thiệt hay chưa?
Coi cải lương, nhất là ở hải
ngoại, điều kiện về trang phục, cảnh trí, thời gian, địa điểm tập dượt, không
giống như trong nước. Tôi đọc được những lời tâm tình của vài nghệ sĩ, đôi khi
họ tập tuồng tại nhà người nào đó; vì rạp hát thuê mướn có thời hạn, không thể
đến bất cứ lúc nào để tập. Sau đó ráp lại với nhau để tập diễn lần chót, và
trình diễn với khán giả. Nên trục trặc kỷ thuật khó thể tránh khỏi.
Họ
nhớ nghề, nhớ sân khấu, nhớ khán giả, nên vì nghệ thuật, họ hết lòng trình diễn,
và vì nghệ sĩ, khán giả hết lòng vỗ tay. Trân quí là những tấm lòng của nghệ sĩ
!
Mã an toàn:
Trưa 30-11, NSND Lệ Thủy đã tổ chức họp báo giới thiệu về hồi ký "Một kiếp cầm ca, sinh ra để hát" của bà do con trai là ca sĩ Dương Đình Trí thực hiện.
Ý kiến bạn đọc