Đang truy cập :
78
•Máy chủ tìm kiếm : 2
•Khách viếng thăm : 76
Hôm nay :
51169
Tháng hiện tại
: 269117
Tổng lượt truy cập : 33432944
Khép lại đợt tái diễn cuối tuần qua, nghệ sĩ Võ Minh Lâm xúc động trước tình cảm của công chúng dành cho vở "Nàng Xê Đa". Anh mong muốn vở diễn này sẽ tiếp tục được diễn lại.
Giới mộ điệu sân khấu cải lương vừa có được món quà đầu năm là tuyển tập cổ nhạc "Trăng nước Cần Thơ" của tác giả Nhâm Hùng - Bình Trọng (NXB Ðại học Cần Thơ) và "101 bài vọng cổ, tài tử đoạt giải và phát sóng" của tác giả Nguyễn Trung Nguyên (NXB Hội Nhà văn).
Đông đảo nghệ sĩ đã tề tựu tại Nhà hát Lớn Hà Nội ôn lại những kỷ niệm đẹp nhân lễ giỗ tổ sân khấu được Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức ngày 25-9.
Bài viết này là góc nhìn văn hóa của một người viết văn từng đề cập nhiều về đề tài lịch sử, đặc biệt là thân phận của những người đàn bà bị bôi đen, vùi dập hoặc thổi phồng thái quá trên sân khấu Việt Nam...
Sáng 29-6, vở "Bé Tí đại phá Corona" do nghệ sĩ Bạch Long dàn dựng diễn suất đầu tiên tại Trường THCS Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP HCM. Khán giả học sinh hồ hởi đón nhận vở diễn rất thời sự này
Mô hình đào tạo xã hội hóa nghệ thuật truyền thống rất cần sự tiếp sức của nhà nước
Sáng 5-3, trong chương trình giao lưu với khán giả trẻ do HTV tổ chức, NSND Ngọc Giàu đã nhận định về nguồn nhân lực của sàn diễn cải lương, mà theo bà có "tứ đại mỹ nam" rất nam tính trong ca diễn, tạo sự chuẩn mực cần thiết cho sàn diễn cải lương hôm nay
Nhiều soạn giả, nhạc sĩ đã lấy cảm hứng từ bản nhạc "Dạ cổ hoài lang" của nhạc sĩ Cao Văn Lầu để sáng tác, như: NSND Viễn Châu (tân cổ giao duyên), Vũ Đức Sao Biển ("Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài Lang")...
Trong thời gian qua, NSƯT Mỹ Hằng cùng với NS Thanh Lựu đã giúp Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang thực hiện 8 khóa đào tạo diễn viên cải lương với học viên chủ yếu là công nhân, giáo viên, tiểu thương...
Sáng 9-9, Ban Ái hữu nghệ sĩ - Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam. Đông đảo nghệ sĩ nhiều thế hệ đã đến tham dự và thắp hương tưởng nhớ những bậc tiền bối đã dày công vun đắp ngôi nhà sân khấu của dân tộc.
Cần thiết xây dựng ngay không gian cho nghệ thuật đàn ca tài tử, biến bộ môn nghệ thuật là di sản văn hóa của thế giới này thành đặc sản văn hóa của TP HCM
Đã hình thành một đội ngũ tác giả trẻ có khả năng sáng tác kịch bản cải lương nhưng để họ có thể trụ lâu được với nghề đòi hỏi có chính sách đầu tư
Đồng thời với sự chuẩn bị cho triễn lãm đa phương tiện về các dự án di sản kết nối với thế giới được Hội đồng Anh Việt Nam tổ chức, buổi tọa đàm với chủ đề "Tinh hoa cải lương còn hay mất?" diễn ra sáng ngày 27-4, tại TPHCM với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ và các khán giả đam mê với cải lương.
Nghệ sĩ Thanh Sơn, hậu duệ đời thứ 3 của cải lương tuồng cổ Bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng, chập chững học lóm nghề của ông bà, cha mẹ khi mới 6, 7 tuổi. Khi có tuổi, nghệ sĩ Thanh Sơn lại đau đáu với công tác truyền nghề cho thế hệ trẻ, đó là lý do ông gắn bó 13 năm với vai trò giảng viên vũ đạo tuồng cổ Khoa Kịch hát dân tộc Trường Sân khấu điện ảnh TPHCM; rồi mở lớp học dành cho các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật tuồng cổ.
Diễn viên điện ảnh Trí Quang đã xuất hiện trên sàn diễn cải lương từ hơn 15 năm qua. Tối 13-2, trong chương trình "Nghệ sĩ hội ngộ 2019" tại rạp Công Nhân, Trí Quang tâm sự về những nỗ lực đối với viên ngọc cải lương mà anh yêu quý.
Tối 13-1, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM) đã diễn ra chương trình giao lưu, biểu diễn, tôn vinh 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương. Đến dự có các đồng chí: Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM; Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch UBMTTQ TPHCM; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TPHCM; lãnh đạo Sở VH-TT-DL các tỉnh, thành lân cận, các nghệ sĩ cải lương và đông đảo công chúng mộ điệu.
Thập niên 1960 thế kỷ trước có thể coi là thời kỳ hoàng kim của sân khấu cải lương Sài Gòn và miền Nam nói chung. Trong năm 1966, toàn miền Nam có 92 gánh cải lương lớn nhỏ, trụ ở Sài Gòn và các tỉnh. Báo Chánh Đạo số tất niên chốt hạ bằng một câu: “Đi đâu cũng gặp hát cải lương!”.
NSƯT Hữu Châu đã chuẩn bị mọi khâu cho lễ kỷ niệm 40 năm ngày mất của cố NSƯT Thanh Nga. Đối với anh, gia đình luôn trân quý những tình cảm đẹp dành cho cố NSƯT Thanh Nga và người bạn diễn ăn ý, cố NSƯT Thanh Sang
20h00 tối ngày 20 tháng 10 năm 2018; Lễ khai mạc "Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu chuyên nghiệp Tuồng, Bài chòi và Dân ca kịch toàn quốc - 2018” đã diễn ra tại Nhà Văn hóa Lao động Thành phố Quảng Ngãi
Hành trình đó trước hết là hành trình của một bộ môn nghệ thuật từ lâu đã trở thành hồn cốt trong nền nghệ thuật đậm đà bản sắc dân tộc - cải lương! Gọi là hồn cốt vì cải lương giờ đây không chỉ ngân nga ở những miền đất Nam bộ mà còn có mặt ở những nhà hát, sân khấu lớn của đất thủ đô. Dạ cổ hoài lang (DCHL), một bản nhạc lòng với hành trình ngót trăm năm đã làm nên những điều kỳ diệu.
Chiều 8-9-2018, vở cải lương "Hồn của đá" quy tụ nhiều diễn viên gạo cội đã đưa khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc vui buồn đan xen nhau tại nhà hát cải lương Trần Hữu Trang (Q.1).
Khép lại đợt tái diễn cuối tuần qua, nghệ sĩ Võ Minh Lâm xúc động trước tình cảm của công chúng dành cho vở "Nàng Xê Đa". Anh mong muốn vở diễn này sẽ tiếp tục được diễn lại.