18:01 PDT Thứ năm, 01/06/2023
trang music

Menu

CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 221

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 38039

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 38039

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60474944

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

Xem tiếp...

Bài vọng cổ ‘Người Về Trong Mưa’ của Thu An

Đăng lúc: Thứ năm - 05/01/2017 04:10 - Đã xem: 3062
bìa

bìa

Năm Mậu Thân 1968, bài vọng cổ “Người Về Trong Mưa” của soạn giả Thu An được vô dĩa hát và in ấn phát hành cuốn bài ca.

Theo giới cải lương và báo chí lúc bấy giờ thì chính soạn giả Thu An đã bỏ vốn ra thực hiện, và hãng dĩa Việt Nam chỉ làm với tính cách được thuê mướn đủ mọi thứ, chứ không bỏ tiền ra mua như thời soạn giả Viễn Châu được trả tiền. Còn về phần nghệ sĩ ca thu thanh thì Ngọc Hương là người nhà không phải trả tiền, chỉ lo tiền trả cho Hùng Cường mà thôi.

Tại sao hãng dĩa không mặn mà với bài vọng cổ của Thu An? Giới mộ điệu cải lương đều hiểu rằng Thu An chuyên môn viết tuồng cải lương, nhiều năm đã không viết bài vọng cổ nào. Rồi chợt đến năm Mậu Thân cải lương tê liệt, tuồng tích dù hay thế mấy cũng không còn bao nhiêu khán giả.

Thời điểm này khán giả cải lương đã chuyển sang nghe chương trình cổ nhạc của đài phát thanh Sài Gòn. Những dĩa hát vọng cổ sáu câu với tiếng ca Lệ Thủy, Mỹ Châu, Ngọc Giàu, Thanh Nga, Út Bạch Lan… thường được đài cho phát thanh vào buổi trưa. Trong khi đó thì nữ nghệ sĩ Ngọc Hương vì không có thu thanh dĩa hát sáu câu vọng cổ nên vắng tiếng trên làn sóng phát thanh.

Hát trên sân khấu không được mà đài phát thanh cũng không, nàng Ngọc Hương quá bực tức ông xã Thu An, trước đây cứ cắm cúi viết tuồng cải lương thu dĩa, mà không có dĩa sáu câu vọng cổ nào nên giờ đây cô mới chịu thiệt thòi, do bởi nghệ sĩ mà vắng tiếng ca thì sẽ bị lu mờ tên tuổi.

Bị bà xã cự nự quá xá nên Thu An mới bắt đầu viết vọng cổ sáu câu với hy vọng tiếng ca Ngọc Hương sẽ được truyền đi trên làn sóng phát thanh đài Sài Gòn. Nhưng khổ nỗi viết xong bài ca rồi đi chào hàng thì không hãng dĩa nào chịu mua. Cuối cùng Thu An đành bỏ tiền ra làm, kêu kép Hùng Cường song ca với Ngọc Hương.

Những năm đầu thập niên 1950 soạn giả Thu An từng viết bài ca vọng cổ và tuồng ngắn thu thanh dĩa hát Hoành Sơn. Lúc ấy ông lấy biệt hiệu “Nguyễn Thu” đã cho ra đời các bài “Ly Rượu Thọ” do Minh Chí và cô Tư Bé ca; bài vọng cổ 20 câu “Tấm Lòng Hiếu Tử” do Út Trà Ôn ca; tuồng ngắn “Tình Yêu Thôn Dã” do Bạch Huệ, Lệ Liễu, Út Trà Ôn, Bửu Tài.

Lúc Út Trà Ôn đến hãng dĩa Hoành Sơn thu thanh, Cậu Mười đề nghị Thu An nên viết tuồng cải lương sân khấu thì có nhiều tiền hơn, bởi nếu có trình diễn là có tiền bản quyền, còn viết bài ca thu thanh dĩa hát thì chỉ nhận tiền có một lần thôi. Nghe theo lời Út Trà Ôn, Thu An cùng với soạn giả Hoàng Khâm viết vở tuồng “Lỡ Bước Sang Ngang” trao cho gánh Thanh Minh đưa lên sân khấu năm 1959. Tuồng khá hay đã đưa Thu An vào vị thế soạn giả lớn.

Đến khi ông Ba Bản chủ nhân hãng dĩa Hoành Sơn thành lập đoàn Thủ Đô, thì Thu An đảm nhận vai trò giám đốc kỹ thuật kiêm soạn giả thường trực. Cuộc đời cải lương của Thu An lên như diều…

Bìa cuốn bài ca “Người Về Trong Mưa.” (Hình: Ngành Mai sưu tập)

Dưới đây là bài vọng cổ “Người Về Trong Mưa”:

Nhạc:

Kép: Mưa rơi!
Đào: Mưa rơi!
Kép: Mưa rơi!

Thơ:

Đào: Phố vắng đêm buồn giăng tứ hướng,
Mưa sầu đổ xuống, lạnh dâng lên,
Chờ ai, thao thức mong chờ sáng,
Nghe gió theo về với bóng đêm

Nhạc:

Kép: Mưa rơi!
Đào: Mưa rơi!
Kép: Mưa rơi!

1) Đào: Ai nói? Ai đi? Có phải anh về thăm phố lạnh, hay gió mưa làm xao động bóng đêm… trường, anh đã về đây từ chiến trận hãi hùng. Mang hoa gấm làm đẹp nhà đẹp cửa hay anh về từ khóe mắt làn môi. Hồi anh đi chỉ nói một câu, em hãy chờ đợi cho hết mùa mưa gió, khi nắng lên hoa xuân nở rộ thì duyên mình sẽ tươi như hoa bướm.

Thơ:

2) Kép: Mưa rơi ngoài phố mưa còn mãi,
Gió đã vầy duyên gió với mưa,
Người đi ước hẹn ngày xưa ấy,
Còn ở ngoài xa trong gió mưa
Mưa ở ngoài xa, mưa về hè phố mưa đến lòng em qua hơi thở lạnh lùng. Mơ ước cô đơn bên gối mộng u buồn. Em sợ lắm nghe lá khuya xào xạc, nối với giọt buồn của tiếng mưa khuya.

Thơ:

Kép: Biết rằng chưa hết mùa mưa gió,
Anh chẳng về đâu trong gió mưa,
Chỉ còn cầu nguyện sớm trưa,
Cho mưa gió tạnh anh về với em.
Kép: Mưa rơi!
Đào: Mưa rơi!
Kép: Mưa rơi!
Người chờ trong mưa gió,
Người chờ trong mưa gió,
Em ơi em có hay chăng anh về.
Đào: Anh đã về.

4) Kép: Em ơi, anh đã về đây trong mưa gió lạnh lẽo đếm bước cô đơn tìm thăm người bạn cũ… chung tình, nhưng anh không đem lại mùa Xuân và mộng đẹp duyên lành. Vì kẻ hứa hẹn ra đi ngày trước nay trở về là một thương binh. Anh không còn toàn vẹn đôi chân, nhưng hãnh diện đã làm xong bổn phận, vậy em đừng yêu anh như buổi đầu kỳ vọng, mà hãy xót thương trong tình nghĩa đồng bào.

Thơ Tao Đàn:

Đào: Dầu bước chân anh đi khập khễnh,
Nhưng lòng vững chắc tợ trường sơn,
Đội gió dầm mưa về lối cũ,
Yêu rồi tình đẹp đẹp nhiều hơn.

5) Kép: Thao thức thâu đêm nghe đất đai rên xiết anh đã ra đi trong tiếng khóc của muôn… người, mưa gió chưa tan mà anh không toàn vẹn nụ cười. Ngày trở lại lệ lòng đứt nối khi bước vào ngưỡng cửa thăm em. Ngỡ rằng em sẽ phụ rẫy miệt khinh, không ngờ thốt nên lời châu ngọc, anh mừng quá đến tuôn rơi nước mắt, nhìn thấy em cao đẹp nhứt trên đời.

Thơ Tao Đàn:

Đào: Anh đẹp hơn châu báu,
Sá gì khóe mắt xanh,
Mưa gió lạnh nhiều anh ướt áo,
Tình em sưởi ấm trái tim anh.

6) Đào: Anh đã về đây không thấy lạnh dầu gió mưa tàn bạo đổ lên vai, vì lửa chiến binh tiếp với lửa tình yêu đang bốc ngọn không bao giờ lịm tắt, em hãy cho anh cầm tay giây lát, để tỏ lòng trìu mến tri ơn. Ở ngoài kia còn ào ạt mưa tuôn, đem băng giá vào tận cùng da thịt, nhưng tình yêu thương trên đôi tay nắm chặt sẽ không ngại chi mưa gió lạnh đêm trường.

Mắt em bằng với đại dương,
Chứa chan nghĩa nặng tình nồng bao la,
Mặt mùa Xuân đẹp còn xa,
Bàn tay em đón người về trong mưa.

Ngành Mai

XEM THÊM VIDEO TẠI ĐÂY


Nguồn tin: tcgd theo NVO
Từ khóa:

soạn giả, phát hành

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tìm vai diễn để đời, ngôi sao phòng vé

Gần 2.000 diễn viên thuộc 32 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập đã tham gia "Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023" tại Hà Nam

 

Vũ Luân: 'Tôi và Hồng Loan không biết gì về hợp đồng Hồng Phượng ký'

Vũ Luân cho biết mọi vấn đề từ chuyện truyền thông trong đám ma đến xây mộ cho NSƯT Vũ Linh, anh hay Hồng Loan đều không được biết.

 

Hơn 500 nghệ sĩ tranh tài Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc

Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu quốc năm 2023 là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống trước những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường.

 

Sân khấu cải lương được mùa

Nhiều sàn diễn cải lương đang sáng đèn với các vở: "Văn võ kỳ duyên", "Ngọc Kỳ Lân", "Quan Hợi làng Te", "Hoa Mộc Lan tùng chinh", "Dạ cổ hoài lang"...

 

XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN, NGHỆ SĨ ƯU TÚ: Đừng sót lọt tài năng, người có nhiều cống hiến

Dự thảo nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT sẽ khắc phục những bất cập, mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu

 

Nghệ sĩ La Kính - 'ông trùm Mã Ngưu' của cải lương Việt qua đời

Gia đình nghệ sĩ La Kính cho biết ông mang nhiều chứng bệnh, sau thời gian điều trị nhưng vì tuổi cao sức yếu - người đóng vai Mã Ngưu đã trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 30 phút ngày 7-5 tại nhà riêng.

 

Từ cột cờ Thủ Ngữ…

đô thị gần như được “sinh” ra giữa những dòng sông, được ôm trọn bởi dòng nước sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè… Các dòng sông, con rạch hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của thành phố.

 

"Bé An" Đất Phương Nam đóng cửa 2 công ty vì bất động sản ế ẩm

Khi thị trường bất động sản đóng băng, bé An của phim Đất Phương Nam, diễn viên Hùng Thuận phải đóng cửa 2 công ty vì ế ẩm.

 

NSƯT Hữu Châu: Đạo diễn tử tế với nghề

Giới chuyên môn nhận xét Hữu Châu là nghệ sĩ có tư duy đạo diễn ngay từ những vai kịch làm nên tên tuổi của ông

 

Nghệ sĩ Mạc Can, Hồng Sáp xúc động nhận tiền hỗ trợ từ diễn viên Thương Tín

Nghệ sĩ Mạc Can, Hồng Sáp bồi hồi và xúc động khi tham dự đêm nhạc do Thương Tín và các đồng nghiệp tổ chức để gây quỹ hỗ trợ mình.

 

Nghệ sĩ Nhật Cường: Sân khấu hài không còn nữa, phải sống nhờ YouTube

Nghệ sĩ Nhật Cường cho biết vì doanh thu từ nghề diễn không nhiều nên anh cũng phải "xoay chuyển" tình thế, nhảy qua làm YouTube, sáng tạo nội dung phục vụ khán giả.

 

Tâm Tư Môt Thành Viên

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền Tây Nam Bộ, nơi mà những câu hò, điệu lí dân dã đã thấm sâu vào máu thịt của những con người hiền hòa, phóng khoáng. Có lẽ vì thế mà tận sâu trong hồn tôi luôn có một chỗ trống dành cho những giai điệu mượt mà, tình cảm mang tên Cải lương.