06:43 PDT Thứ bảy, 10/06/2023
trang music

Menu

CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 83

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 12360

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 362555

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60799460

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

'Thần đồng cải lương' Linh Tý: Tôi chưa làm điều gì khiến ba Linh Tâm mất mặt

'Thần đồng cải lương' Linh Tý: Tôi chưa làm điều gì khiến ba Linh Tâm mất mặt

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, diễn viên Linh Tý có nhiều thuận lợi khi phát triển nghề. Song anh thừa nhận cũng đối diện với nhiều áp lực vì là 'con nhà nòi'.

Xem tiếp...

Cải lương tuồng cổ gian nan truyền nghề

Đăng lúc: Thứ hai - 11/05/2020 19:50 - Đã xem: 1733
Cải lương tuồng cổ gian nan truyền nghề

Cải lương tuồng cổ gian nan truyền nghề

Mô hình đào tạo xã hội hóa nghệ thuật truyền thống rất cần sự tiếp sức của nhà nước

Bộ môn cải lương tuồng cổ đang đối mặt với sự tồn vong khi thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực kế cận. Nguy cơ "xóa sổ" bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống này đang hiện hữu nếu không gấp rút đào tạo được nguồn nhân lực kế thừa.

Lắm gian truân

Hiện nay, có 4 nhóm xã hội hóa đang nỗ lực đào tạo diễn viên cải lương tuồng cổ gồm: Minh Tơ - Thanh Sơn, Huỳnh Long - Bình Tinh, Đồng ấu Bạch Long và Chí Linh - Vân Hà. Trong đó, Thanh Sơn và Bạch Long đào tạo từ lứa nhi đồng. Nếu Đồng ấu Bạch Long đã có 20 năm tạo dựng thương hiệu thì đoàn Hậu duệ tuồng cổ Minh Tơ do nghệ sĩ (NS) Thanh Sơn tổ chức đã bước vào năm thứ 5. Họ thu nhận gần 100 diễn viên trẻ tham gia nhưng vì không có sàn diễn cố định nên lực lượng này rơi rụng dần. Hiện nay, mỗi đơn vị chỉ còn 20 diễn viên trụ lại.

NS Bạch Long nói trong đau buồn: "Sàn diễn không có thì làm sao các diễn viên trẻ được tập luyện thường xuyên, nghề không luyện thì bị bào mòn. Tôi dạy không nhận lương, lên lớp thấy học trò vắng dần, nước mắt cứ rơi".

Cải lương tuồng cổ gian nan truyền nghề - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Bạch Long và các học trò trên sân khấu Đồng ấu Bạch Long

Còn NS Thanh Sơn thi thoảng được Nhà Văn hóa Thanh Niên sắp lịch diễn. "Tôi mừng, vì học trò có chỗ để rèn luyện nghề, song để phát triển nâng cao, diễn những vai diễn khó thì phải có chỗ tập, diễn thường xuyên hơn" - hậu duệ của gia tộc Minh Tơ buồn bã.

Phần lớn diễn viên trẻ yêu nghề này đều có thêm nghề tay trái để mưu sinh như: chạy xe công nghệ, phụ bán hàng quán, bán hàng qua mạng, thợ may, sửa chữa máy thủ công… Phục trang cho từng vai diễn, họ đều tự đầu tư. "Lực lượng thiếu hụt, nhất là nhạc công của bộ môn này. Sau thế hệ của NSƯT Minh Tâm, nhạc sĩ Thanh Dũng, âm nhạc tuồng cổ xem như không còn người đủ sức đảm đương. Càng nghĩ càng lo cho diện mạo của bộ môn nghệ thuật này trong tương lai" - NS Bạch Long tâm sự.

Cần được tiếp sức

Khác với đào tạo diễn viên chính quy được tuyển vào Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM hằng năm không đóng khung trong việc dạy nghề diễn viên cải lương tuồng cổ, hai chiếc nôi đào tạo xã hội hóa là Đồng ấu Bạch Long và tuồng cổ Thanh Sơn truyền nghề trực tiếp cho diễn viên trẻ theo nghề. Họ có hai nguồn cho đầu vào là con em NS và lực lượng thanh thiếu niên đam mê cải lương tuồng cổ. NSND Đinh Bằng Phi nhận định: "Nhờ vậy, bộ môn này có nhiều NS giỏi xuất thân từ Đồng ấu Bạch Long: Vũ Luân, Quế Trân, Tú Sương, Tâm Tâm, Thy Trang, Lê Thanh Thảo, Chấn Cường, Linh Tý…". Theo ông, cần sớm có cơ chế đặc thù, tiếp ứng ngay cho hai đơn vị nghệ thuật này, để còn có nguồn lực kế thừa.

Các nhà chuyên môn cho rằng điều quan trọng hơn chính là tạo điều kiện để các em có điểm diễn cố định. Như hiện nay, nhóm NS Thanh Sơn còn có điểm diễn là Nhà Văn hóa Thanh Niên, nhóm Đồng ấu Bạch Long vẫn chưa tìm được chỗ để hoạt động.

Dù ngổn ngang trăm mối nhưng hai nghệ sĩ trụ cột trong việc đào tạo nguồn nhân lực này vẫn đầy tâm huyết. NS Bạch Long nói: "Không thể có được nguồn nhân lực tốt để tiếp nối, giữ nghề nếu không có người đầu tàu tâm huyết. Chúng tôi không ngại khó khăn để duy trì vì thương hiệu cải lương tuồng cổ ở miền Nam là do ông cha chúng tôi gầy dựng. Nếu để bị mai một là chúng tôi có tội. Nhưng để có nguồn nhân lực được trẻ hóa thì rất cần có sự tiếp sức ngay của nhà nước". 

Nên có cơ chế đặc thù

NSND Trần Minh Ngọc cho rằng nếu TP HCM có chính sách khuyến khích các lò đào tạo nghệ thuật truyền thống truyền nghề thì không bao lâu sau, sân khấu cải lương tuồng cổ sẽ có một lực lượng kế cận vững vàng.

Theo đạo diễn NSND Trần Minh Ngọc, các lò đào tạo cải lương tuồng cổ xã hội hóa tại TP HCM có thể làm như mô hình đào tạo tại chỗ của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang trước đây, nghĩa là được nhà nước cấp kinh phí đào tạo, liên kết với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP HCM để có nơi dạy nghề, tập luyện, biểu diễn. Sau khóa học, được cấp bằng, có quy chế về lương khi về công tác tại đoàn công lập hoặc vẫn gắn với nhóm xã hội hóa làm nghề trong sự bảo bọc của nhà nước.

Thanh Hiệp

Nguồn tin: tcgd theo NLĐ
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

'Thần đồng cải lương' Linh Tý: Tôi chưa làm điều gì khiến ba Linh Tâm mất mặt

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, diễn viên Linh Tý có nhiều thuận lợi khi phát triển nghề. Song anh thừa nhận cũng đối diện với nhiều áp lực vì là 'con nhà nòi'.

 

Tòa án thụ lý vụ kiện tranh chấp tài sản của nghệ sĩ Vũ Linh

Theo nguồn tin của Thanh Niên, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đang thụ lý vụ kiện tranh chấp thừa kế đối với tài sản của ông Võ Văn Ngoan (cố NSƯT Vũ Linh).

 

Kim Tử Long: Tôi không yêu cầu Trinh Trinh phải là người vợ hoàn hảo

NSƯT Kim Tử Long đảm nhận vai trò MC trong chương trình Ký ức ngọt ngào. Nam nghệ sĩ có dịp trải lòng về cuộc hôn nhân với huấn luyện viên Tài danh tân cổ.

 

NSND Lệ Thủy "kể xấu" NSND Thoại Miêu trong ngày sinh nhật

Luôn là đôi nghệ sĩ thân thiết, ngay trong lễ trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng" do báo Người Lao Động trao năm ngoái, bên cạnh NSND Lệ Thủy lúc nào cũng có NSND Thoại Miêu.

 

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tìm vai diễn để đời, ngôi sao phòng vé

Gần 2.000 diễn viên thuộc 32 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập đã tham gia "Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023" tại Hà Nam

 

Vũ Luân: 'Tôi và Hồng Loan không biết gì về hợp đồng Hồng Phượng ký'

Vũ Luân cho biết mọi vấn đề từ chuyện truyền thông trong đám ma đến xây mộ cho NSƯT Vũ Linh, anh hay Hồng Loan đều không được biết.

 

Hơn 500 nghệ sĩ tranh tài Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc

Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu quốc năm 2023 là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống trước những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường.

 

Sân khấu cải lương được mùa

Nhiều sàn diễn cải lương đang sáng đèn với các vở: "Văn võ kỳ duyên", "Ngọc Kỳ Lân", "Quan Hợi làng Te", "Hoa Mộc Lan tùng chinh", "Dạ cổ hoài lang"...

 

XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN, NGHỆ SĨ ƯU TÚ: Đừng sót lọt tài năng, người có nhiều cống hiến

Dự thảo nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT sẽ khắc phục những bất cập, mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu

 

Nghệ sĩ La Kính - 'ông trùm Mã Ngưu' của cải lương Việt qua đời

Gia đình nghệ sĩ La Kính cho biết ông mang nhiều chứng bệnh, sau thời gian điều trị nhưng vì tuổi cao sức yếu - người đóng vai Mã Ngưu đã trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 30 phút ngày 7-5 tại nhà riêng.

 

Từ cột cờ Thủ Ngữ…

đô thị gần như được “sinh” ra giữa những dòng sông, được ôm trọn bởi dòng nước sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè… Các dòng sông, con rạch hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của thành phố.

 

"Bé An" Đất Phương Nam đóng cửa 2 công ty vì bất động sản ế ẩm

Khi thị trường bất động sản đóng băng, bé An của phim Đất Phương Nam, diễn viên Hùng Thuận phải đóng cửa 2 công ty vì ế ẩm.