17:21 PDT Thứ ba, 28/03/2023
trang music

Menu

CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 259

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 26502

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 456740

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58292099

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ cải lương Linh Tâm: Tôi có tội với khán giả Việt Nam

Nghệ sĩ cải lương Linh Tâm: Tôi có tội với khán giả Việt Nam

NS Linh Tâm chia sẻ cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.

Xem tiếp...

Đàn tranh với nghệ sĩ Việt Nam

Đăng lúc: Thứ hai - 11/05/2015 09:31 - Đã xem: 3941
Giao1 Sư đàn tranh Ngọc Dung trong buổi sinh nhật CLVN 11 tuổi vừa qua

Giao1 Sư đàn tranh Ngọc Dung trong buổi sinh nhật CLVN 11 tuổi vừa qua

Cây đờn tranh cũng gọi là đờn thập lục (do bởi 16 dây), đặc tính là tiếng đờn tranh trong trẻo, ngọt ngào. Đờn tranh có tác dụng phục vụ cho nhiều bộ môn như nhạc tài tử, cải lương, dân ca và các điệu ngâm, hò lý. Nhưng tuyệt đối không áp dụng cho nhạc lễ, cũng không có trong hát bội vì môi trường không thích hợp cho loại đờn này.

Cây đờn tranh cũng gọi là đờn thập lục (do bởi 16 dây), đặc tính là tiếng đờn tranh trong trẻo, ngọt ngào. Đờn tranh có tác dụng phục vụ cho nhiều bộ môn như nhạc tài tử, cải lương, dân ca và các điệu ngâm, hò lý. Nhưng tuyệt đối không áp dụng cho nhạc lễ, cũng không có trong hát bội vì môi trường không thích hợp cho loại đờn này.

Nhiều người sử dụng thành thạo

Không biết rõ đờn tranh có từ thời nào, xuất xứ từ đâu, ở Trung Hoa hay ở quốc gia nào du nhập vào nước ta, mà hiện nay giới nữ rất nhiều người sử dụng cây đờn này rất thành thạo.

Người ta không biết khi xưa Nhạc Cung Đình ở Huế có nữ nhạc sĩ đờn tranh hay không, chớ riêng về cải lương và đờn ca tài tử thì từ thập niên 1950 trở về trước, các tỉnh Nam Việt, từ miền Đông đến miền Tây, mà xưa kia gọi là Nam Kỳ Lục Tỉnh đã không thấy nữ nhạc sĩ đờn tranh ở những nơi sinh hoạt đình đám. Nếu có chăng thì cũng rất ít ở đâu đó mà thôi, không thấy xuất hiện sinh hoạt rộng rãi nên kể như không có vậy. Vì thế mà người ta hiểu rằng thời đó chỉ có nam nhân là nhạc sĩ đờn tranh mà thôi.

Người được coi như đứng đầu sử dụng cây đờn tranh là nhạc trưởng Hai Biểu, ông từng có mặt trong các nhóm đờn ca tài tử từ thập niên 1930, được hãng dĩa Asia mời thu trong bộ dĩa Gươm Lục Yểm. Ai nghe qua bộ dĩa này cũng đều nhận thấy ngón đờn tranh tuyệt diệu của ông.

Đáng phục nhứt là lúc Đắc Kỷ (danh ca Tư Bé đóng vai Đắc Kỷ) thất trận bị Dương Tiển rượt đuổi nà. Đắc Kỷ thét lên “kìa kìa Dương Tiển như mây bay gió cuốn...” Tức thì tiếng đờn tranh của Hai Biểu cũng réo rắc dồn dập giống như rượt đuổi theo vậy. Và bắt đầu Đắc Kỷ ca bài Kim Tiền Bản...

Cũng như lúc Đắc Kỷ bị trói ở pháp trường, Dương Tiển vâng lệnh Nguyên Soái Khương Tử Nha ra hành hình, thì Đắc Kỷ cất tiếng than. Lúc ấy tiếng đờn tranh chậm rãi dạo lên với âm điệu trầm lặng, não nề, ai nghe mà không xót xa ở cảnh này chớ. Dù cho ai đó có thù ghét Hồ Ly Tinh bao nhiêu chăng nữa, mà hiện thân là Đắc Kỷ, thì lúc đó cũng cảm thương nàng mà xóa bỏ tội cho nàng. Tóm lại theo giới đờn ca tài tử thời đó thì bộ dĩa Gươm Lục Yểm nếu không có tiếng đờn tranh của Hai Biểu thì không có hay đến thế. Và từ đó về sau chẳng nhạc sĩ đờn tranh nào sánh được với Hai Biểu, bất cứ buổi sinh hoạt đờn ca nào người ta cũng gọi Hai Biểu là nhạc trưởng.

Đến đầu thập niên 1960 trường Quốc Gia Âm Nhạc có lớp dạy đờn tranh, nữ khóa sinh theo học rất nhiều, cứ hết lớp này ra trường, lại tiếp tục đào tạo lớp kế tiếp. Và từ đó trong nhân gian rất nhiều nữ nhạc sĩ đờn tranh xuất hiện.

Những chuỗi âm thanh kỳ ảo

Năm 1992 ở trong nước có mở cuộc thi dành riêng cho nữ nhạc sĩ đờn tranh, với gần 300 cô gái trẻ tham dự. Mười cô được vào chung kết, và kết quả sau cùng 3 cô trúng giải tính từ cao xuống thấp:

Cô giáo Vương Hạnh trong một buổi biểu diễn đàn tranh.
Cô giáo Vương Hạnh trong một buổi biểu diễn đàn tranh.

Cô Nguyễn Hải Phượng ở Sài Gòn trúng giải nhất; cô Đặng Tố Như ở Hà Nội trúng giải nhì; cô Đặng Ngọc Tố Trinh ở Sài Gòn trúng giải ba. Cuộc thi khá lớn này, nữ nhạc sĩ đờn tranh tài hoa đất Thăng Long, cô Nguyễn Hòa Bình đã bỏ chuyến đi biểu diễn ở Thái Lan, cô vào Nam tham gia Hội Đồng Giám Khảo.

Trong đêm khai mạc cuộc thi, cô giám khảo Nguyễn Hòa Bình trong chiếc áo dài màu đen thêu bông vàng, óng ánh kim tuyến. Với dáng vấp đài các, cô xuất hiện với cây đàn tranh trông đẹp như bức tranh Tố Nữ. Dưới bàn tay uyển chuyển bay bướm, lã lướt trên dây dàn, buông ra những chuỗi âm thanh kỳ ảo, làm xao xuyến người nghe. Và tiếp sau đây xin nói sơ qua về thành tích, sự nghiệp cầm ca của 3 nữ thí sinh trúng giải.

Trước hết nói về nữ thí sinh đờn tranh trúng giải nhì là cô gái Hà Nội tên Đặng Tố Như. Cô theo học đàn tranh từ năm lên 9 tuổi, từ trước chưa từng tham gia bất cứ cuộc thi nào.

Tố Như cũng thường theo mẹ dự lễ Hội Truyền Thống, và tham gia vào các giàn nhạc lễ Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tại Hội Lim (hát quan họ); tại Đền Hùng. Từ đó tiếng đàn tranh của Tố Như có dịp xâm nhập vào thực tế. Trong cuộc thi tài năng trẻ, Tố Như lọt vào vòng chung kết, sau hai vòng thi khá hồi hợp. Đêm chung kết Tố Như đờn 3 bài: Điệu chèo cổ, điệu dân ca (rặng tre trước gió) và bài dân ca Hoa Anh Đào.

Nữ thí sinh đờn tranh trúng giải ba Nguyễn Ngọc Tố Trinh. Tiếng đàn tuyệt vời của Tố Trinh như bay bổng, như thiết tha gợi nhớ. Tố Trinh từng tham gia vào Lễ Hội Việt Nam tổ chức tại Vương Quốc Thái Lan.

Với tiếng đàn trong sáng vui tươi, hồn nhiên, có lúc trầm lắng miên man, đậm đà tình tự dân tộc. Tố Trinh luôn được sự tán thưởng nồng nhiệt. Báo chí Thái Lan đã dành cột báo lớn giới thiệu tài năng Tố Trinh.

Với chiếc đàn tranh sở trường, Tố Trinh đã mang lại cho khán giả Thái Lan 10 buổi say sưa theo những khúc nhạc dân ca cổ truyền của 3 miền đất nước Việt Nam.

Nhất là khúc nhạc biến tấu điệu Lý Ngựa Ô, một tác phẩm khí nhạc đầy sáng tạo của nhạc sĩ Ngọc Châu qua tài biểu diễn của Tố Trinh. Nhiều tràng pháo tay cổ võ nổ ra liên tục, khi tiếng nhạc ngựa dồn dập phát ra từ đôi tay mang vòng lục lạc, hài hòa với tiếng đàn chập chùng, vó câu muôn dặm, tạo ra bởi các thế đập dây, kéo dây khỏi thành đàn hết sức độc đáo, gây thú vị cho người xem.

Và tiếp đây nói về nữ nhạc sĩ trúng giải nhứt Nguyễn Hải Phượng. Hơn một năm sau, được nhiều hội đoàn mời sang Pháp, phối hợp cùng Giáo Sư Trần Văn Khê biểu diễn nhạc truyền thống Việt Nam tại Paris và các tỉnh lớn.

Sau phần giới thiệu nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng, Giáo Sư Trần Văn Khê nói qua về nguồn gốc, công dụng của nhạc khí dân tộc Việt Nam, đặc điểm một số làn điệu trong nhạc Việt.

Mở đầu chương trình, Giáo Sư Trần Văn Khê và Hải Phượng, tuổi đời cách nhau nửa thế kỷ, một chững chạc hùng hồn, một e lệ khép nép đã chung dòng chảy âm thanh về nguồn cội truyền thống Việt Nam, song tấu đàn kìm và tranh các bài: Lưu Thủy Trường, Xang Xừ Líu, Ngũ Đối Hạ; liên khúc Nam Xuân, Nam Ai, Đảo Ngũ Cung và 3 câu Vọng Cổ.

Tiếp đến, riêng phần Hải Phượng, với các ngón đờn độc đáo điêu luyện, đã mê hoặc người nghe vào âm thanh áo nảo của lớp đầu bài Tứ Đại Oán.

Sau phần nhạc truyền thống là các sáng tác mang âm hưởng dân tộc dành cho đờn tranh mang tên “Tình Ca Quê Hương” của Phạm Thúy Hoan, đã được Hải Phượng thể hiện hết sức tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau đêm nhạc truyền thống Việt Nam, nhiều khán giả Pháp đã nói rằng họ không ngỡ ngàng xa lạ, mà rất thích thú khi nghe nhạc cổ điển Việt Nam. Số thính giả Việt Kiều sành điệu ca cầm, không ngớt ngợi khen. Bên cạnh đó, giới văn nghệ Pháp còn cho rằng Hải Phượng, với tuổi trẻ đó, tài nghệ đó, thực xứng đáng là “tiếng đờn” đại diện cho thế hệ tài năng trẻ Việt Nam.

Riêng ở hải ngoại nhiều năm nay cũng có các lớp dạy đờn tranh liên tục. Miền Bắc California có lớp của Giáo Sư Ngọc Dung đào tạo khá nhiều nữ học viên, và ở miền Nam California cũng có lớp dạy của Giáo Sư Nguyễn Châu. Đồng thời cũng nghe nói các Tiểu Bang khác, Âu Châu, Canada, Úc Châu cũng có lớp đào tạo nhạc sĩ đờn tranh.

Mặt khác các nữ nhạc sĩ tốt nghiệp ra trường lại mở lớp dạy tại nhà, mà học viên gần như hầu hết là nữ. Do vậy mà càng về sau nữ nhạc sĩ đờn tranh càng nhiều hơn. Có thể nói là quá nhiều, “hằng hà sa số” ở đâu cũng có vậy.

Ngành Mai - RFA

TRẦN QUANG HẢI

nơi gửi FRANCE / PHÁP Đọc bài về Đàn tranh với nghệ sĩ, tôi có vài điểm cần nêu lên:
1.Năm 1938, Sáu Quí (em nhạc sỉ Tư Huyện - Nguyển thế Huyện là nhạc sỉ đàn Tranh độc tấu cho Cô Ba Bến tre, Ba Tuất Sadec ....... ca vô dỉa Béka và Pathé. Thời điểm nầy nhạc sỉ Hai Biểu là kép gánh hát bội của Cha là Ông Bầu Thơ
2.Nhạc sư VĨNH BẢO là người dạy đàn tranh ở trường quốc gia âm nhạc Saigon trong thập niên 50.
3. Những nghệ sĩ đàn tranh phái nữ còn nhiều người rất giỏi : THANH THỦY, huy chương vàng đàn tranh (miền Bắc), hiện đang hoàn tất luận án tiến sĩ âm nhạc tại Thụy Điển về vai trò đàn tranh trong nhạc đương đại, nghệ sĩ TRÀ MY hiện là người đàn tranh xuất sắc,dạy đàn tranh ở học viện âm nhạc. Tại paris có 3 nữ nhạc sĩ mở lớp đàn tranh : Phương Oanh (trong nhóm Hoa Sim thập niên 60 ở Saigon), Quỳnh Hạnh (trong nhóm Hoa Sim thập niên 60 ở Saigon) và Hồ Thụy Trang (từng là giáo sư dạy đàn tranh ở nhạc viện HCM).
4. Tôi, nhạc sĩ / giáo sư nghiên cứu dân tộc nhạc học tại Pháp, học đàn tranh từ năm 1961, và đã xuất bản 15 dĩa đàn tranh ở Pháp, Mỹ, Nhựt, Ý từ năm 1971, và được giải thưởng Grand Prix de l'Académie Charles Cros của Pháp vào năm 1983. Tôi đã mang tiếng đàn tranh trình diễn 3.500 buồi tại 70 quốc gia trên thế giới .
Vài hàng ghi lại để ông Ngành Mai lưu ý.
Trân trọng
GSTS Trần Quang Hải
Ethnomusicologist at the National Center for Scientific Research, Paris, France

Nguồn tin: tcgd theo RFA
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Nữ nghệ sĩ thế hệ vàng được yêu thích nhất

Thanh Hương

Út Bạch Lan

Diệu Hiền

Ngọc Hương

Thanh Nga

Bạch Tuyết

Lệ Thủy

Mỹ Châu

Thanh Kim Huệ

Bích Hạnh

Xuân Lan

Bích Sơn

Ngọc Giàu

Mộng Tuyền

Thanh Thanh Hoa

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ cải lương Linh Tâm: Tôi có tội với khán giả Việt Nam

NS Linh Tâm chia sẻ cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.

 

Lưu Việt Hùng, Diễm Hương làm MC “Nam vương và Hoa hậu người Việt thế giới”

Xuất hiện trên sân khấu cuộc thi “Nam vương và Hoa hậu người Việt” kỳ 21 với vai trò dẫn chương trình, ca sỹ Lưu Việt Hùng và Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 Diễm Hương gây ấn tượng bởi ngoại hình xứng đôi, chất giọng cuốn hút và kết hợp ăn ý.

 

"Truyền thuyết chàng Sa Mộc": Dấu ấn mới của Hoa Hạ

"Truyền thuyết chàng Sa Mộc" là tác phẩm vừa nhận huy chương vàng tại Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc tại Long An, được các nhà chuyên môn dự báo sẽ "cháy vé" khi công diễn

 

Nghệ sĩ Hà Mỹ Liên qua đời vì đột quỵ tại Pháp

Nghệ sĩ Hà Mỹ Liên là em gái của NSƯT Thanh Điền, chị ruột của nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân, bà dược giới mộ điệu yêu mến bởi tài năng đa dạng, diễn đủ các loại vai trên sân khấu cải lương

 

NSND Thoại Miêu: Ngược dòng xuất thần vai đào độc

Công diễn tối 30-9 tại rạp Đại Nam và chiếm trọn cảm tình của khán giả thủ đô, vở "Vương quyền" đã để lại nhiều dấu ấn đến độ NSND Thoại Miêu không thể ngăn được xúc động khi nói về vai diễn vốn không phải sở trường của mình

 

Nỗi ân hận của danh ca Khánh Ly với minh tinh Thẩm Thúy Hằng

Ca sĩ Khánh Ly và minh tinh Thẩm Thúy Hằng có mối lương duyên đặc biệt thông qua bộ phim 'Nàng' do hãng phim Mỹ Vân sản xuất năm 1970 thông qua ca khúc 'Tình lỡ' của nhạc sĩ Thanh Bình.

 

Nghệ sĩ Kim Tiểu Long trở lại với diện mạo mới

“Lâu nay, khán giả vẫn quen thuộc với một Kim Tiểu Long thư sinh, hiền lành trên sân khấu thì lần này thử xem một hình tượng mới và hoàn toàn khác của Kim Tiểu Long nhé!” - NSƯT Kim Tiểu Long chia sẻ về vai diễn mới nhất của mình là hoàng đế Minh Mạng trong vở cải lương "Vương quyền" (kịch bản: Bích Ngân, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: Nguyên Đạt).

 

Danh ca Minh Cảnh: Nhìn mưa lại nhớ mẹ

Biết bao giờ được về lại góc chợ thân quen nơi có lần “thằng bán bắp dạo” tò mò đứng xem người ta chơi bầu cua cá cọp, quên mua bảy đồng rau về cho mẹ nấu canh, bữa đó về bị ăn mấy roi cho chừa tật…

 

NSƯT Diệu Hiền: 'Các em, các cháu bây giờ phải nhớ tới má bảy Phùng Há'

'Kế bên tôi là Bạch Tuyết đã hốt hết những gì về nghề nghiệp má bảy dạy rồi. Bạch Tuyết giỏi lắm, cái gì má Phùng Há dạy cũng học theo hết' – NSƯT Diệu Hiền nói.

 

Nghệ sĩ Chí Linh: Trăn trở viết và dựng vở sử Việt

Nghệ sĩ Chí Linh luôn trăn trở về đội ngũ kế thừa, không chỉ diễn viên mà còn với cả lực lượng tác giả, đạo diễn sân khấu cải lương

 

"Hotboy cải lương" Võ Minh Lâm tiếp tục ngồi ghế nóng Chuông vàng vọng cổ

Cuộc thi "Chuông vàng vọng cổ" lần thứ 17-2022 thu hút 181 thí sinh tham gia tranh tài, nghệ sĩ Võ Minh Lâm cùng với NSƯT Hồ Ngọc Trinh tiếp tục ngồi ghế nóng để "chọn mặt gửi vàng".

 

Nghệ sĩ Bảo Quốc được cổ vũ khi tάι xuất ở tuổi 73

Danh hài Bảo Quốc lấy nước mắɫ, tiếng cười khán gιả qυα cάƈ tɾíƈн đoạn ĸιnн điển trong show kỷ niệm 60 năm làm nghề, tối 3/7.

 

“Thần đồng cải lương” Thanh Thanh Tâm và cuộc sống đầy biến cố ở Mỹ

Trong chương trình Gõ Cửa Thăm Nhà, NSƯT Thanh Thanh Tâm đã có những trải lòng về cuộc sống đầy tủi thân bên Mỹ khiến nhiều người xót xa.

 

Danh hài Hoài Linh tái ngộ khán giả cải lương tuồng cổ

Tối 11 và 12-6, tại rạp Hồng Liên - Trung tâm văn hóa Quận 6 (TP HCM), Đoàn cải lương Huỳnh Long sẽ ra mắt khán giả vở cải lương tuồng cổ "Hoàn Châu cách cách" (tác giả Bạch Mai, đạo diễn NSƯT Hữu Quốc). Đặc biệt chương trình có sự xuất hiện của danh hài Hoài Linh trong vai Dung Ma ma.

 

Danh hài Hoài Linh tái ngộ khán giả cải lương tuồng cổ

Tối 11 và 12-6, tại rạp Hồng Liên - Trung tâm văn hóa Quận 6 (TP HCM), Đoàn cải lương Huỳnh Long sẽ ra mắt khán giả vở cải lương tuồng cổ "Hoàn Châu cách cách" (tác giả Bạch Mai, đạo diễn NSƯT Hữu Quốc). Đặc biệt chương trình có sự xuất hiện của danh hài Hoài Linh trong vai Dung Ma ma.

 

Độc đáo "Gánh hát lưu diễn muôn phương"

Họ là những người trẻ cùng nhau lan tỏa niềm yêu thích và đam mê nghiên cứu các loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian