Đang truy cập :
248
•Máy chủ tìm kiếm : 4
•Khách viếng thăm : 244
Hôm nay :
28423
Tháng hiện tại
: 458661
Tổng lượt truy cập : 58294020
NS Linh Tâm chia sẻ cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.
BT-ĐH
Ông Trương Tấn Sang - nguyên Chủ tịch nước, NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu VN và NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM tại Lễ kỷ niệm Ngày truyền thông Sân khấu Việt Nam.
Sáng nay (9-9), các nghệ sĩ sân khấu tại TP HCM đã đồng loạt tổ chức nhiều chương trình mừng ngày giỗ Tổ sân khấu.
"Lễ giỗ Tổ của giới sân khấu diễn ra vào hai ngày 9 và 10-9 (tức ngày 11 và 12-8 Âm lịch). Trong những ngày này, giới sân khấu tề tựu kính dâng hương đến Tổ nghiệp, ghi nhớ công ơn đóng góp của các tiền nhân đã khai sáng nghề hát. Không khí giỗ Tổ rộn ràng như ngày Tết của giới nghệ sĩ sân khấu TP HCM. Đặc biệt năm nay, nhiều nghệ sĩ đứng ra tổ chức cúng Tổ tại các địa điểm. Các sân khấu xã hội hóa cũng tổ chức lễ giỗ Tổ hoành tráng, cho thấy dù sân khấu gặp nhiều khó khăn, nghệ sĩ vẫn nhớ ơn người khai sáng nghiệp hát" - NSND Thanh Vy nhận xét.
Chương trình nghệ thuật biểu diễn chào mừng Ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam
Nhiều chương trình nghệ thuật tổng hợp quy tụ đông đảo các ngôi sao sân khấu các thế hệ đã được tổ chức nhân dịp này do các nghệ sĩ đứng ra tổ chức như: NSƯT Lê Nguyên Đạt, NSƯT Vũ Luân, NSƯT Kim Tiểu Long…
Tối cùng ngày, chương trình "Tằm vương tơ" kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam sẽ được tổ chức tại sảnh Nhà hát Hòa Bình (TP HCM). Tham gia chương trình có các nghệ sĩ: Phượng
NS Thúy Nga, Minh Nhí và các học trò thắp hương trong ngày giỗ Tổ Sân khấu
Cũng trong tối 9-9, chương trình "Giỗ Tổ sân khấu" do nghệ sĩ Kim Ngân tổ chức tại Trung tâm Văn hóa quận Bình Thạnh sẽ quy tụ các nghệ sĩ: Vũ Linh, Phượng Loan, Kim Tử Long, Hồng Nhung, Chí Bảo, Kim Ngân, Lê Tứ, Tú Sương, Trinh Trinh, Bình Tinh, Điền Trung, Lê Thanh Thảo, Xuân Trúc, Chấn Cường, Hà Như, Võ Minh Lâm, Hồng Phượng, Hoàng Quốc Thanh, Minh Trường, Nhã Thi…
NSND Minh Vương sẽ tổ chức lễ giỗ Tổ tại Trung tâm Văn hóa Quận 5, TP HCM. Đây cũng là dịp ông và NSND Thanh Tuấn tri ân khán giả, nghệ sĩ đồng nghiệp đã đồng hành cùng mình trong suốt nhiều thập niên gắn bó với nghề.
Các nghệ sĩ sân khấu biểu diễn chào mừng Ngày truyền thống sân khấu VN
Các sân khấu kịch nói cũng có không khí chuẩn bị Lễ Truyền thống sân khấu rất hoành tráng. Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh sẽ thực hiện suất diễn tri ân khán giả với phương thức "mua một vé tặng một vé" cho khán giả đến xem vở kịch "Vườn nho đắng" (suất 16 giờ ngày 15-9).
Trước đó, tối 8-9, nghệ sĩ Thúy Nga đã tổ chức lễ giổ Tổ tại nhà riêng. Đông đảo nghệ sĩ sân khấu, đạo diễn truyền hình, người mẫu, ca sĩ đã đến tham dự. Tối 7-9, tại Nhà hát Thành phố, sân khấu Hồng Hạc đã giới thiệu đến khán giả vở kịch "Tấm và hoàng hậu"...
NSND Bạch Tuyết và soạn giả Đức Hiền tại Lễ giỗ Tổ sân khấu tổ chức ở Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM
Trong đó, tối 10-9, NSƯT Vũ Luân và nghệ sĩ Gia Bảo phối hợp tổ chức chương trình mừng ngày giỗ Tổ tại Trung tâm Hội nghị Riverside Palace với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực ca nhạc, phim ảnh, kịch nói, cải lương.
Trong ngày 11, 12 và 13-8 âm lịch (9, 10 và 11-9), các sân khấu Idecaf, Hồng Vân, Hoàng Thái Thanh, Trịnh Kim Chi, Thế giới trẻ, Nhà hát 5B… sẽ tổ chức lễ giỗ tổ trang trọng để các nghệ sĩ về thắp hương dâng lên Tổ nghiệp và bày tỏ lòng biết ơn đối với tiền nhân.
Chương trình Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam tại Nhà hát Trần Hữu Trang
Tối 8-9, lễ kỷ niệm 10 năm ngày Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định chọn ngày 12-8 âm lịch hằng năm là ngày Truyền thống Sân khấu Việt Nam do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Hội Sân khấu TP HCM phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM). Đến tham dự có ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước.
NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, đã ôn lại những chặng đường phát triển của sân khấu, trong đó ghi nhận những đóng góp to lớn của các thế hệ nghệ sĩ đi trước đã hun đúc, xây dựng, trao truyền kinh nghiệm, kiến thức nghệ thuật cho thế hệ nối bước.
Dịp này, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Hội Sân khấu TP HCM đã tặng quà cho các nghệ sĩ lão thành tại Khu Dưỡng lão Nghệ sĩ TP.
Từ khi có quyết định của nhà nước chọn ngày giỗ Tổ truyền thống của ngành sân khấu 12-8 âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam, mỗi năm cứ đến ngày này, các đoàn nghệ thuật và giới nghệ sĩ tại TP HCM tổ chức rất nhiều hoạt động.
Nghệ sĩ hào hứng
Giỗ Tổ sân khấu được xem là linh thiêng đối với những ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Đó là ngày để mỗi nghệ sĩ thắp nén hương kính tri ân tổ sư, những bậc tiền bối đã có công khai phá bộ môn nghệ thuật sân khấu của dân tộc. Mùa giỗ kéo dài từ ngày 11 đến 13-8 âm lịch.
NSND Đinh Bằng Phi và danh hài Hoài Linh (bìa phải) trong ngày truyền thống sân khấu Việt Nam tại đền thờ Tổ của gia đình Hoài Linh
Theo NSND Đinh Bằng Phi, thực tế nghề hát không quan niệm có một vị Tổ riêng nào mà Tổ nghiệp là tất cả những người có công lao xây dựng và phát triển nền nghệ thuật truyền thống từ nhiều thế hệ.
Bàn thờ Tổ sân khấu tại đền thờ Tổ của gia đình NSƯT Hoài Linh
"Ban đầu, giỗ Tổ chỉ bó hẹp ở địa hạt của nghệ thuật truyền thống: hát bội, cải lương, dần dần đã trở thành ngày hội chung của mọi người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và giải trí với sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ kịch nói, điện ảnh, ca nhạc, thời trang, xiếc, ảo thuật, múa rối, nghệ nhân đờn ca tài tử… Nghệ sĩ rất háo hức nếu đưa hoạt động này vào khai thác du lịch" - NSND Thanh Vy bày tỏ.
NSND Minh Vương cho rằng đây là ý tưởng hay, nếu làm tốt sẽ tạo thêm điểm đến thú vị cho du khách. Vấn đề là cách làm như thế nào để giới thiệu đúng ý nghĩa về nguồn gốc giỗ Tổ sân khấu.
Năm nay, tại TP HCM có đến 12 chương trình nghệ thuật biểu diễn. Nhiều nhà chuyên môn cũng cho rằng khi đưa lên thành lễ hội văn hóa, khai thác du lịch văn hóa, sẽ góp phần chấn chỉnh tình trạng bát nháo vì nhiều nơi biến những ngày này thành nơi ăn nhậu, ca hát ồn ào, không giữ gìn phong cách nghệ sĩ. NSND Trần Minh Ngọc nói chính việc đưa vào khai thác du lịch sẽ trả lại đúng nghi thức tế Tổ như cách Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP HCM đã làm. Tổng cộng có 6 lễ được thực hiện, gồm 5 lễ chính và 1 lễ phụ. Tình hình sân khấu đang đối mặt nhiều khó khăn, bộ môn nghệ thuật hát bội càng khó khăn hơn nhưng các nghệ sĩ vẫn luôn bám nghề, giữ nghề, làm nghề với tràn đầy nhiệt huyết. Khi đưa vào khai thác du lịch sẽ tạo thêm sự phấn khởi cho nghệ sĩ bộ môn này.
Nâng cấp thành điểm đến du lịch
TS Lê Hồng Phước (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM) nói: "Tôi thấy ý tưởng này rất độc đáo. Vì lễ hội văn hóa ở phía Nam không nhiều. Thường tháng 8 âm lịch gần kề với Tết trung thu. Nếu kết hợp luôn để quảng bá du lịch sẽ là nét đặc trưng của ngày truyền thống sân khấu Việt Nam. Cách làm phải chọn lọc để giới thiệu đến du khách sự chuẩn mực trong ca diễn của nhiều loại hình, phục hồi nghi thức dâng hương, tế lễ của nghệ sĩ".
Ông Tạ Hữu Quang, Công ty Du lịch Lữ hành Hà Nội Mới, cho biết: "Đưa khách nước ngoài vào TP HCM vào dịp tháng 8 âm lịch có Tết trung thu, chúng tôi chỉ biết đến quận 5 xem phố bán lồng đèn. Theo tôi, nếu sân khấu TP HCM kết hợp để đưa du khách tham dự lễ giỗ Tổ sân khấu, kèm theo biểu diễn nghệ thuật, tìm hiểu ẩm thực trong ngày cúng giỗ là rất độc đáo".
NSND Đinh Bằng Phi bày tỏ: "Giỗ Tổ sân khấu vốn là một hoạt động mang tính lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm. Đưa vào khai thác du lịch rất cần sự chọn lọc điểm đến để các công ty lữ hành lên kế hoạch giới thiệu với du khách. Cụ thể, nên đưa đến Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP HCM, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và những ngôi nhà âm nhạc truyền thống của những nghệ nhân chuyên sống bằng nghề sáng chế nhạc cụ, truyền nghề cho lớp trẻ".
NSND - đạo diễn Huỳnh Nga cho rằng điểm đến được xem là "gia đình" của các nghệ sĩ vào ngày giỗ Tổ là nhà thờ truyền thống sân khấu tại số 133 Cô Bắc, quận 1. "Mỗi năm đến ngày này, thắp hương là rưng rưng nước mắt nhớ về Tổ nghiệp, đặc biệt là những anh em làm nghề 20-30 năm đều hướng về ngày này, họ nhớ về nghề trong niềm tôn kính. Du khách đến tham dự sẽ gặp đủ mặt các nghệ sĩ từ nhiều thế hệ đến thắp hương" - NSND Huỳnh Nga nói.
Với danh hài Hoài Linh, từ khi nhà thờ Tổ của anh được xây dựng, nơi đây thành điểm đến của đông đảo du khách từ các tỉnh. "Vào 3 ngày giỗ Tổ, hàng ngàn du khách đã đến thắp hương. Năm nào cũng đông vui và có nhiều chương trình văn nghệ, lễ rước kiệu, ngai Ông được tổ chức quy mô. Tôi đặt tính văn hóa nghệ thuật lên hàng đầu trong những ngày ý nghĩa này" - NSƯT Hoài Linh cho biết.
Muốn thành lễ hội văn hóa thật sự
"Truyền thuyết Tổ sân khấu được nhắc đến nhiều nhất là "Hai ông hoàng mê hát". Trên bàn thờ tổ hát bội có thờ tượng hai em bé mà theo truyền thuyết là hai hoàng tử. Vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa
Tác giả Lê Duy Hạnh cho rằng ngày truyền thống sân khấu Việt Nam sẽ là ngày của liên hoan, hội diễn tôn vinh những vở diễn, những vai diễn xuất sắc trong năm; cũng là dịp tổng kết, đánh giá một năm hoạt động sân khấu. Sân khấu cả nước sẽ phát huy tinh thần "uống nước nhớ nguồn", thăm viếng những nghệ sĩ già yếu, neo đơn... Nếu phát huy đúng tinh thần đó thì ngày truyền thống sân khấu thật sự là lễ hội văn hóa.
ái hữu, nghệ sĩ, sân khấu, tổ chức, chương trình, kỷ niệm, truyền thống, đông đảo, thế hệ, tham dự, tưởng nhớ, tiền bối
Mã an toàn:
NS Linh Tâm chia sẻ cho biết năm nay ông đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Ở tuổi ngoài 60, nam nghệ sĩ vẫn chăm chỉ biểu diễn ở vùng sâu vùng xa, sẵn sàng đi hát lô tô để bù đắp và tri ân khán giả.
Ý kiến bạn đọc