01:31 PDT Chủ nhật, 04/06/2023
trang music

Menu

CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 94

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 81


Hôm nayHôm nay : 1450

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 141044

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60577949

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

Xem tiếp...

Những "bông hồng quý" sau ánh đèn sân khấu

Đăng lúc: Chủ nhật - 03/02/2013 20:36 - Đã xem: 5705
Những

Những "bông hồng quý" sau ánh đèn sân khấu



Cùng với sự khó khăn của sân khấu cải lương, lực lượng soạn giả và đạo diễn chuyên nghiệp ngày càng thưa thớt. Tuy nhiên, có một điều rất lạ, trong bối cảnh không lạc quan ấy, số lượng nữ soạn giả và đạo diễn tăng hơn nhiều so với trước kia. Điều quan trọng, họ là những người có tầng suất hoạt động dồi dào và ngày càng chinh phục được giới chuyên môn lẫn khán giả. Họ là những bông hồng quý âm thầm cống hiến sau ánh đèn sân khấu.

Những ai am hiểu nghệ thuật cải lương đều hiểu rõ một kịch bản kịch nói có khoảng cách khá xa với kịch bản cải lương. Để hoàn thành kịch bản chuyển thể, soạn giả phải rành rẽ bài bản cải lương, hiểu rõ hoàn cảnh, tâm lý và tính cách nhân vật. Từ đó họ quyết định diễn viên phải ca gì, thoại gì thật sự phù hợp với từng trường hợp. Sự sáng tạo của họ đóng góp lớn cho diễn viên phát huy đến mức tốt nhất trong phần ca diễn. Các giải thưởng trong liên hoan vừa rồi đã chứng minh cho lập luận đó.

Để có được kiến thức đủ trở thành soạn giả, họ phải học hỏi, nghiên cứu và làm việc cật lực. Võ Tử Uyên tự màymò học hỏi bài bản cải lương từ nhỏ. Cô bắt đầu viết bài vọng cổ đầu tiên năm lớp 12 – 1992, gửi đài phát thanh, đài truyền hình sử dụng 1997. Trong thời gian học đại học, cô viết tuồng đầu tiên Duyên tình lạc bến. Vài năm sau viết tiếp Người chị và mấy đứa em. Năm 2011, cô được đánh giá cao qua vở Bến nước Ngũ Bồ. Nhưng trước đó đã gây chú ý với một loạt kịch bản Gió thổi bên sông (video cải lương đặt hàng, Vũ Linh, Tài Linh diễn), Con yêu, Một kết cuộc (chuyển thể kịch của Hoài Ân. HTV dàn dựng với Trinh Trinh, Ngân Tuấn, Trọng Nghĩa), Em tôi (HTV dàn dựng với Quế Trân, Tấn Giao, Võ Minh Lâm).

Khác với Võ Tử Uyên, Tô Thiên Kiều sinh ra trong gia đình truyền thống có cha là soạn giả Linh Quân. Vì vậy, cô cũng ước mơ mình sẽ trở thành soạn giả. Sau khi cha mất, cô đã thọ giáo soạn giả Hoàng Song Việt. Đến nay, cô cũng đã có hơn 10 kịch bản cải lương và biên tập cho nhiều chương trình của các nghệ sĩ tên tuổi. Còn soạn giả Hà Nam Quang là một tên tuổi lớn trong giới cổ nhạc tại miền Tây. Mặc dù sinh sống tại An Giang nhưng cô vẫn không xa rời hoạt động cải lương chuyên nghiệp. Đến nay, Hà Nam Quang đã sáng tác hơn 20 vở diễn, cùng hàng trăm bài ca lẻ khác nhau.

Điều đáng trân trọng nhất được thấy từ các nữ soạn giả là cái tâm nghề vô cùng trong sáng không vụ lợi. Hiện tại, thu nhập của nghề soạn giả cải lương rất “bọt bèo”, vì vậy, lực lượng soạn giả chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Dù biết rằng nghề viết tuồng không thể đảm bảo một cuộc sống đầy đủ về vật chất, nhưng các nữ soạn giả vẫn một lòng sống chết với nghề. Họ vẫn đang sáng tác và tiếp tục sáng tác. Tình yêu của họ dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống khiến cho đồng nghiệp nam phải ngưỡng mộ.

Những nữ tướng trên sàn diễn

Cũng như nghề soạn giả, sân khấu cải lương trước đây ít xuất hiện gương mặt nữ giữ vai trò đạo diễn. Theo nhiều người lý giải, hai công việc này đòi hỏi kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, sự trãi nghiệm thực tế cuộc sống, lẫn bản lĩnh chỉ huy. Trong quan niệm cũ, người phụ nữ chỉ lo việc nội trợ nên không có cơ hội chen chân vào các lãnh địa vốn thuộc đặc quyền của nam giới. Nhiều năm sau này, xã hội có nhiều thay đổi nên nhiều nữ “anh thư” đã xuất hiện. Những cái tên như NSƯT Ca Lê Hồng, NSƯT Hoa Hạ, NS Kim Phương có trọng lượng không kém gì đồng nghiệp nam. Thậm chí những vở cải lương gây tiếng vang lớn trong công chúng vài năm trở lại đây cũng mang dấu ấn của những bông hồng. Vở Chiếc áo thiên nga (đạo diễn NSUT Họa Hạ là một ví dụ).

Trong mắt các nghệ sỹ, dù là phụ nữ nhưng những tên tuổi kể trên thực sự là những “nữ tướng” trên sàn diễn. Học có đủ uy tín và kiến thức nghề vững chắc để tập hợp và chỉ đạo những diễn viên ngôi sao. Học có cách làm việc khoa học để tập thể trở thành một bộ máy thống nhất, vận hành trơn tru. Đây là những yếu tố mà không phải các đồng nghiệp nam đang hành nghề nào cũng có được. Vì vậy, tên tuổi của họ thường xuyên xuất hiện trong mọi hoạt động cải lương. NSUT Ca Lê Hồng hầu như mỗi năm đều dựng vài vở nội dung hay và đầu tư sân khấu chỉnh chu. Nghệ sỹ Kim Phương và NSUT Hoa Hạ thì thường xuyên hiện diện trong chương trình phim truyện cải lương và Ngân Mãi Chuông Vàng của HTV9.

Cũng như nghề soạn giả, cát sê cho đạo diễn cải lương cũng không đáng kể. Thế nên các đạo diễn cũng phải tìm nguồn thu nhập từ những công việc khác để có thể theo đuổi nghiệp cải lương. Dù vậy, họ vẫn đang khao khát và mong muốn sẽ góp sức mình nhiều hơn nữa để cho cải lương ngày càng đẹp hơn và sinh động hơn. Họ làm việc thầm lặng nên tên tuổi họ không được nổi tiếng bằng nghệ sỹ. Sự hy sinh của họ thật sự quá quý hiếm trong thời điểm cải lương đang đứng trước nguy cơ mai một.

Nghệ sỹ Kim Phương nói: “Hiện tôi phải đóng phim để có thêm thu nhập. Nhưng nếu bị bắt buộc phải chọn lựa một trong hai, tôi sẽ chọn cải lương. Bởi vì, cải lương đã cho tôi cái tên trong lòng công chúng. Sâu xa hơn, tôi tin rằng cải lương không bao giờ chết. Vì vậy, những con người yêu mến cải lương phải hợp sức lại để cho cải lương trở về đúng với vị trí của nó”.

Tác giả bài viết: tanconhac
Nguồn tin: Nguyễn Huy - BSKTP
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

Đăng nhập thành viên

NSMAU

Thăm dò ý kiến

Bạn ưa thích giọng ca nam nghệ sĩ nào của thế hệ vàng nhất?

Út Trà Ôn

Hữu Phước

Thành Được

Thanh Hải

Minh Cảnh

Phương Quang

Thanh Sang

Minh Phụng

Minh Vương

Hùng Cường

Tấn Tài

Dũng Thanh Lâm

DUY TRÌ TRANG WEB

animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Bình Tinh mơ được "tiếp lửa cống hiến"

Ngày mai, 29-5, lễ trao Giải thưởng Văn hóa Đào Tấn 2022 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trò chuyện với Bình Tinh - nghệ sĩ sân khấu tuồng cổ duy nhất được đề cử nhận giải thưởng này

 

Tấn Tài - Hoàng đế đĩa nhựa

Nhiều nghệ sĩ trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, ca nhạc, dù hiện nay có người đã trên dưới tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn là dấu khắc đậm đà trong lòng người mộ điệu.

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. “Tài sản” của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

 

Tìm vai diễn để đời, ngôi sao phòng vé

Gần 2.000 diễn viên thuộc 32 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập đã tham gia "Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023" tại Hà Nam

 

Vũ Luân: 'Tôi và Hồng Loan không biết gì về hợp đồng Hồng Phượng ký'

Vũ Luân cho biết mọi vấn đề từ chuyện truyền thông trong đám ma đến xây mộ cho NSƯT Vũ Linh, anh hay Hồng Loan đều không được biết.

 

Hơn 500 nghệ sĩ tranh tài Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc

Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu quốc năm 2023 là hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống trước những tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường.

 

Sân khấu cải lương được mùa

Nhiều sàn diễn cải lương đang sáng đèn với các vở: "Văn võ kỳ duyên", "Ngọc Kỳ Lân", "Quan Hợi làng Te", "Hoa Mộc Lan tùng chinh", "Dạ cổ hoài lang"...

 

XÉT TẶNG DANH HIỆU NGHỆ SĨ NHÂN DÂN, NGHỆ SĨ ƯU TÚ: Đừng sót lọt tài năng, người có nhiều cống hiến

Dự thảo nghị định quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT sẽ khắc phục những bất cập, mang lại cơ sở pháp lý đầy đủ hơn trong việc xét tặng danh hiệu

 

Nghệ sĩ La Kính - 'ông trùm Mã Ngưu' của cải lương Việt qua đời

Gia đình nghệ sĩ La Kính cho biết ông mang nhiều chứng bệnh, sau thời gian điều trị nhưng vì tuổi cao sức yếu - người đóng vai Mã Ngưu đã trút hơi thở cuối cùng lúc 8 giờ 30 phút ngày 7-5 tại nhà riêng.

 

Từ cột cờ Thủ Ngữ…

đô thị gần như được “sinh” ra giữa những dòng sông, được ôm trọn bởi dòng nước sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, rạch Thị Nghè… Các dòng sông, con rạch hòa mình vào đô thị, tham gia vào cấu trúc và tiến trình phát triển của thành phố.

 

"Bé An" Đất Phương Nam đóng cửa 2 công ty vì bất động sản ế ẩm

Khi thị trường bất động sản đóng băng, bé An của phim Đất Phương Nam, diễn viên Hùng Thuận phải đóng cửa 2 công ty vì ế ẩm.

 

NSƯT Hữu Châu: Đạo diễn tử tế với nghề

Giới chuyên môn nhận xét Hữu Châu là nghệ sĩ có tư duy đạo diễn ngay từ những vai kịch làm nên tên tuổi của ông

 

Nghệ sĩ Mạc Can, Hồng Sáp xúc động nhận tiền hỗ trợ từ diễn viên Thương Tín

Nghệ sĩ Mạc Can, Hồng Sáp bồi hồi và xúc động khi tham dự đêm nhạc do Thương Tín và các đồng nghiệp tổ chức để gây quỹ hỗ trợ mình.

 

Nghệ sĩ Nhật Cường: Sân khấu hài không còn nữa, phải sống nhờ YouTube

Nghệ sĩ Nhật Cường cho biết vì doanh thu từ nghề diễn không nhiều nên anh cũng phải "xoay chuyển" tình thế, nhảy qua làm YouTube, sáng tạo nội dung phục vụ khán giả.

 

Tâm Tư Môt Thành Viên

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo miền Tây Nam Bộ, nơi mà những câu hò, điệu lí dân dã đã thấm sâu vào máu thịt của những con người hiền hòa, phóng khoáng. Có lẽ vì thế mà tận sâu trong hồn tôi luôn có một chỗ trống dành cho những giai điệu mượt mà, tình cảm mang tên Cải lương.