Tối 5-12, suất diễn đầu tiên trong đợt tái diễn vở "Tiên Nga" tại Nhà hát Bến Thành, nghệ sĩ Trinh Trinh đã cứu nguy khi thế vai Lê Khánh vào phút chót.
Tưởng nhớ một soạn giả trong Ngũ Bá-Mộc Linh qua hai câu vọng cổ
Đăng lúc: Thứ tư - 23/07/2014 13:09
- Đã xem: 4052
Tưởng nhớ một soạn giả trong Ngũ Bá-Mộc Linh qua hai câu vọng cổ
CLVNCOM -Soan giả Mộc Linh sinh năm 1932, mất năm 1988. Ông được nằm trong danh sách trong nhóm soạn giả Ngũ Bá cùng Thu An, Hà Triều,Hoa Phượng và Hoàng Khâm. Cùng với tác giả Ngọc Điêp, ông bị bắt đi tù cải tạo năm 1975. Cuộc đời ông gắn liền với những nghệ sĩ nổi tiếng như Bạch Tuyết, Thanh Nguyệt, Hồng Nga và Phượng Liên.
Những tuồng hay của soạn giả Mộc Linh
1) Mùa Trăng nhiều nước mắt
2) Quỹ Bảo
3) Nguời Tình trên chiến trận(Với Nguyên Thảo)
4) Người gọi đò bên sông(với Nguyên Lan)
5)Tiếng hát Muồng Tênh
6)Trăng thề vường Thuý(với Qui Sắc)
7)Trời Muốn cho em đẹp
8)Đường Lên xứ Thái
9)Thiên Hạ đệ nhất Kiếm
10)Ðồ Bàn Di Hận
11) Khúc Nhạc Căm Hờn
12)Loạn Thâm Cung
13)Trên Bãi Trận Chiều...
14)Tình tráng sĩ
15) Nhớ rừng
16)Cưới Gấp
17)Núi Liễu Sông Bằng
18)Song Long Thần Chưởng
19)Mười Đêm Hương Lửa
20)Yêu Người Điên
.................
là những tuồng từng thu hút đông đảo khán giả thời bấy giờ. Trong đó hai vở đầu tiên làm bệ phóng đưa nghệ sĩ Phượng Liên lên đài danh vọng giải Thanh Tâm 1965 cùng nghệ sĩ Phương Quang
Theo Ngành Mai thì "Ðầu thập niên 1960 soạn giả Mộc Linh “kết” với đào cải lương Bạch Tuyết, và không biết có phải làm vợ soạn giả được học hỏi nhiều về nghệ thuật hay sao, mà sau đó Bạch Tuyết nổi như cồn, đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm 1963, và còn được khán giả, thiên hạ tặng cho biệt danh “cải lương chi bảo”. Ðôi vợ chồng soạn giả, đào hát này chung sống được vài năm thì đường ai nấy đi, Bạch Tuyết sang ngang về với cầu thủ Tam Lang, đám cưới rất lớn ở Gò Công, quê hương của Tam Lang.
Về phần soạn giả Mộc Linh thì số đào hoa cũng vẫn còn đeo đẳng, chia tay với Bạch Tuyết chẳng bao lâu thì ông kết với đào trẻ Thanh Nguyệt, năm đó cô nàng mới 20 tuổi đang hát ở gánh Thanh Minh, và sau đó thì Thanh Nguyệt cũng lại chiếm huy chương vàng giải Thanh Tâm 1965."
Nghệ sĩ Thanh Nguyệt gá nghĩa với soạn giả Mộc Linh, một soạn giả nổi danh trong giới cải lương, có một con trai tên Thế Phi. Mộc Linh bay bướm làm cho hạnh phúc gia đình gảy đổ. Thanh Nguyệt sống hẩm hiu, mỗi khi đi hát xa, cô phải gởi con cho người thân trông nuôi giúp, khi được ngưng show diễn một hai ngày là cô mua vé máy bay bay về thành phố thăm con ngay.
Năm 1988, ba kịch bản Trăng thề vườn thúy, Má hồng phận bạc, Từ - Kiều ly hận, dưới sự biên tập lại của soạn giả Mộc Linh, lại được khán giả cả nước nồng nhiệt, trân trọng đón nhận qua vở cải lương video Kim Vân Kiều do nghệ sĩ Bạch Tuyết đạo diễn và thực hiện.
Năm 1976, Hồng Nga bước thêm bước nữa với soạn giả Mộc Linh, người tù cải tạo từ trại tù Hàm Tân trở về. Lần nầy cuộc sống chồng vợ đã mang lại cho Hồng Nga một hạnh phúc thật sự nhưng rồi Mộc Linh sớm từ giả cõi đời, khiến cho Hồng Nga lại thêm một lần gảy gánh.
Đây là hai câu vọng cổ dể thương trong tuồng "Đời muốn cho em đẹp"tuồng " Trời muốn cho em đẹp" được nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh nhớ lại như in sau 40 năm trên đài truyền hình hải ngoại SBTN trong chương trình Tiếng Tơ Đồng. Giọng ca tự sự, giọng nói mềm, êm dịu như chuyên chở sự nuối tíếc quá khứ, mờ mịt trong hiện tại...
Năm ơi son phấn là gió là mưa, đã cướp mất khỏi tao những ngày vui hoa bướm, còn quần áo là thuốc độc, đã giết chết tuổi mơ của nguời con gái vô tư gánh nước mướn năm nào. Hôm nay gặp lại mày đây, tao bỗng thấy tủi thẹn nghẹn ngào, nhớ những lúc còn dãi dầu đi ở mướn làm thuê, áo bà ba, guốc dong trắng tuy ngô xấu xí nhưng mà đó lá lúc tâm hồn không vướng chút bợn nhơ, không một lần biết mê mang trong mộng mi quay cuồng
Năm ơi bấy lâu nay tao như con thuyền nhiều cao vọng, chê sông hẹp nên lần vuợt đến biển khơi, nhưng sóng gió cứ nhồi đạp tả tơi , thuyền lái rả rời còn trơ manh ván muc, muốn tìm phương hướng trở về sông, nhưng bờ sông mất hút chỉ thấy trùng trùng ngọn sóng bủa vây, như nó muốn vồ chụp con mồi, Năm ơi thời con gái xanh tươi tao đã đánh mất rồi, nay gặp lại mày tao bổng thấy bùi ngùi tiếc nhớ, nhớ những lúc ngoài không tên chuyện trò tở mở, nhưng buổi đi chợ về tốp bảy tốp ba.
Tác giả bài viết: khangianhandan
Nguồn tin: cailuongvietnam.com
Tối 5-12, suất diễn đầu tiên trong đợt tái diễn vở "Tiên Nga" tại Nhà hát Bến Thành, nghệ sĩ Trinh Trinh đã cứu nguy khi thế vai Lê Khánh vào phút chót.
Trưa 30-11, NSND Lệ Thủy đã tổ chức họp báo giới thiệu về hồi ký "Một kiếp cầm ca, sinh ra để hát" của bà do con trai là ca sĩ Dương Đình Trí thực hiện.
Nhiều soạn giả, nhạc sĩ đã lấy cảm hứng từ bản nhạc "Dạ cổ hoài lang" của nhạc sĩ Cao Văn Lầu để sáng tác, như: NSND Viễn Châu (tân cổ giao duyên), Vũ Đức Sao Biển ("Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài Lang")...
CLVNCOM - Theo số liệu tổng hợp gần nhất (8/11) của ban tổ chức giải Mai vàng 2019, Nghệ sĩ trẻ Hoàng Hải lần đầu góp mặt trong Top dẫn đầu danh sách Đề cử Mai vàng 2019 với hạng mục Nam diễn viên sân khấu
Thân chào Quý Bạn,
Hồi còn nhỏ ở Tân Trụ, Long An, có lần tôi theo Ba tôi (lúc ấy đang làm Trưởng Chi Y Tế) tới thăm một cựu bệnh nhân ( một vị bô lão xưa từng làm quan dưới triều Nguyễn) và được nghe vị bô lão này dùng đàn cò đờn bản Ngũ Đối Hạ . Lúc ấy, chỉ có Ba tôi biết thưởng thức, còn tôi thì mù tịt. Tuy nhiên, tôi còn nhớ những lời vị bô lão này nói rằng bản Ngũ Đối Hạ là một bài luận văn hoàn chỉnh gồm nhập đề (lớp 1), thân bài ( 3 lớp kế tiếp), và kết luận (lớp 5). Thân bài có lúc hùng lẫn bi ai, nhưng lớp 5 phải có hậu, tức là kết quả tốt đẹp. Bản Ngũ Đối Hạ sau này được lưu truyền trong dân gian, và được dùng để rước lễ hoặc khai mạc những buổi cúng Đình. Hôm nay, tôi dùng thể điệu Ngũ Đối Hạ để viết và ca (dù giọng già không hay) bài Niềm Vui Trở Lại thuật lại tâm tình của một Cụ Bà là bạn của Mẹ tôi. Cụ bà nói rằng niềm sung sướng nhứt trong đời của Cụ là được ở gần Ngoại và Má của Cụ bà. Bài này được tôi ca theo tiếng đàn hoà tấu của dàn cổ nhạc Vĩnh Long và dàn cổ nhạc Tây Ninh.
Phạm văn Phú
TB: Tôi đã dùng lối diễn tả chân phương tuyệt vời của Cố Nữ Nghệ Nhân Bạch Huệ trong bài Hồn Thiêng Sông Núi của tác giả Trần ngọc Thạch để viết bài Niềm Vui Trở Lại.
Danh sách nghệ sĩ và tác phẩm đang ở tốp đầu đề cử qua phiếu điện tử báo NLĐ trong đợt tổng kết mới nhất, 12 nam diễn viên sân khấu là những gương mặt tài năng, có nhiều vai diễn hay trong năm 2019.
Sáng 8-11, Hội Sân khấu TP HCM tổ chức tọa đàm "Theo dòng lịch sử sân khấu cải lương tại Sài Gòn – 1955-1975". Các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, nhà báo hiến kế, đóng góp ý kiến cho việc bảo tồn, phát triển cải lương trong thời đại mới.
Thanh Hằng, Thanh Ngân cùng Ngân Quỳnh, Thanh Ngọc - những nghệ sĩ thế hệ thứ tư của gia tộc nổi tiếng 4 đời theo nghề hát - đã làm rạng danh thêm cho truyền thống của gia tộc
Chương trình văn nghệ do đoàn "Tình ca Bắc Sơn" tổ chức tại Khu Dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM tối 3-11 đã làm ấm lòng các nghệ sĩ đang an dưỡng ở đây. Trong đó, NSƯT Diệu Hiền xúc động với trích đoạn "Nhụy Kiều tướng quân" do diễn viên trẻ thể hiện.
Đông khán giả đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt vở cải lương "Dậy sóng Bạch Đằng Giang" do nữ đạo diễn trẻ Dương Thị Kim Tiến dàn dựng tại Nhà hát Trần Hữu Trang (TP HCM) tối 25-10.
Khi khán giả có rất nhiều lựa chọn cho nhu cầu giải trí (hoàn toàn miễn phí) của mình như hiện nay, việc ai đó bỏ tiền mua vé để xem chương trình mà không phải quá đặc sắc đôi khi phải cân nhắc
Ý kiến bạn đọc