Trước vòng tuyển sinh Chuông vàng vọng cổ lần thứ 9 NS Kiều Tấn:
Đăng lúc: Thứ ba - 08/07/2014 14:41
- Đã xem: 2978
Nghệ sĩ Kiều Tấn (Ảnh: BC)
Cuộc thi “Chuông vàng vọng cổ” là một trong những hoạt động nghệ thuật truyền thống do Đài Truyền hình TP.HCM khởi xướng và tổ chức thực hiện từ năm 2006 đến nay. Từ các cuộc thi này, Đài Truyền hình TP.HCM đã tìm kiếm và phát hiện được những giọng ca triển vọng bổ sung vào đội ngũ nghệ sĩ cải lương trên cả nước như: Võ Minh Lâm, Lê Văn Gàn, Cao Thúy Vy, Hồ Ngọc Trinh, Nguyễn Ngọc Đợi, Như Huỳnh, Võ Thành Phê ...
"Năm nay,
cuộc thi Chuông vàng vọng cổ sẽ có một số thay đổi trong việc tổ chức các
vòng chung kết khu vực" - Nhạc sĩ Kiều Tấn - Trưởng Ban Văn nghệ Đài Truyền
hình TP.HCM cho biết. Có 4 đêm thi chung kết khu vực, trong đó, một đêm là
đất trổ tài của các thí sinh miền Bắc, một đêm giành cho các thí sinh đến từ
hai miền Trung và Đông, do số lượng thí sinh đăng ký thi tuyển đông hơn nên
các thí sinh miền Tây sẽ được tổ chức thi trong hai đêm. Sau mỗi đêm chung
kết, Ban giám khảo sẽ chọn ra ba giọng ca xuất sắc để bước tiếp vào các vòng
chung kết xếp hạng.
Theo nhạc sĩ Kiều Tấn, tiêu chí tìm ra chuông Vàng, chuông Bạc chủ yếu đánh
giá và lựa chọn giọng ca tiềm năng, phần diễn xuất và nhịp nhàng vẫn có thể
rèn luyện trong quá trình biểu diễn. Vì vậy, Ban tổ chức khuyến khích các
bạn có niềm đam mê và khả năng hát vọng cổ mạnh dạn đăng ký dự thi. Chỉ có
tham gia trực tiếp vào kỳ thi, các thí sinh mới có điều kiện thể hiện khả
năng của mình, rèn luyện và học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý
báu từ thầy cô, bạn bè.
Chia sẻ cùng nhiều bạn yêu vọng cổ muốn được tham gia các lớp đào tạo bài
bản, nhạc sĩ Kiều Tấn nói: "Các câu lạc bộ ở địa phương đều có thể giúp các
bạn tiếp cận với các bài bản vọng cổ từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó,
các bạn nên tự học hỏi, bổ sung kiến thức cho mình thông qua việc theo dõi,
các chương trình tài tử cải lương trên sóng truyền hình. Nhưng cơ hội tốt
nhất để rèn luyện mình là trực tiếp tham gia các câu lạc bộ, cuộc thi cải
lương được tổ chức ở địa phương, thành phố".
Những năm gần đây, cải lương chưa tìm lại được vị trí của mình trong làng
giải trí Việt, nhưng số lượng người biết ca, yêu thích ca vọng cổ rất nhiều,
đó là một tiềm năng lớn và là nhân tố quan trọng nhất đóng góp cho quá trình
phát huy thế mạnh sân khấu, bởi "phi vọng cổ bất thành cải lương". Có thể
nhận thấy, những nghệ sĩ ghi được dấu ấn tên tuổi của mình kể từ ngày đất
nước giải phóng đến nay không nhiều, nhưng với 8 mùa thi, Chuông vàng vọng
cổ đã giới thiệu thành công những giọng ca trẻ tiềm năng thực sự thành danh
trong lòng khán giả mộ điệu khắp bốn phương. NSND Thanh Tòng cũng chia sẻ
trong dịp tham gia chương trình Nghệ sĩ mừng xuân 2014: "Chuông vàng vọng cổ
không đưa nghệ sĩ trẻ đến ngưỡng thành công, nhưng đã giúp họ thành danh".
Sau mỗi mùa thi, các thí sinh Chuông vàng vọng cổ được tạo điều kiện thuận
lợi để tham các chương trình nghệ thuật, nổi bật là chương trìnhNgân mãi
chuông vàngdo Đài Truyền
hình TP.HCM thực hiện. Tuy nhiên, các vai đào kép trong cải lương đòi hỏi
nhiều vào khả năng nhập vai, ngoại hình cũng như sở trường của diễn viên
cũng phải phù hợp với vai diễn. Do đó, việc lựa chọn gương mặt diễn viên bị
hạn chế, không thể tạo đất diễn đồng đều cho tất cả các anh chị em Chuông
vàng vọng cổ. Mặt khác, phần đông nghệ sĩ sinh sống và hoạt động nghệ thuật
ở các địa phương khác nhau, nên việc tập hợp luyện tập nhiều ngày để trình
diễn cho các chương trình tại thành phố cũng gặp nhiều khó khăn. Trong tình
hình đó, Ban tổ chức cuộc thi Chuông vàng vọng cổ đã nỗ lực tổ chức nhiều
chương trình sân khấu như:Vầng
trăng cổ nhạc, Giọt nắng phù sa... ở các địa phương trong những dịp đặc
biệt, để các nghệ sĩ có thêm cơ hội đến với sân khấu lớn, đáp lại tình cảm
của khán giả hâm mộ.
Bảo Châu
Tác giả bài viết: meoxu & tancogiaoduyen
Nguồn tin: HTV
CLVNCOM - Thấm thoắt mà cái năm dịch vật, ý hỏng phải năm Canh Tý sắp hết, thiên hạ lại lo lắng chạy vạy, sắm sửa cho mấy ngày xuân mới, tống cựu nghinh tân. Ở bên nhà đang rôm rả đón chào năm mới hay mừng ngày Tết đến chứ mấy xứ Tây Âu này đang ở đỉnh cao của mùa đông, tuyết phủ trắng trời, có thấy gì là giao mùa hay Tết nhứt. Bước ra đường ai nấy cũng quấn theo một cái mền, nay lại có thêm cái khẩu trang che kín mặt mày vì bệnh dịch hoành hành, ta nói ngó giống hệt như “Ninja” ! Lệnh “shutdown” kéo dài nhiều tháng khiến cho mấy hiệu buôn lớn nhỏ bị đóng cửa hàng loạt, chủ nhân bị lỗ lã, thất thu đến nỗi phải dẹp tiệm và đóng cửa vĩnh viễn. Những con phố thương mại sầm uất, ồn ào giờ đây chỉ là những con phố chết. Phố xá điêu tàn, nền kinh tế tê liệt kiểu này thì ba năm nữa cũng khó mà ngoi lên như trong thời gian chưa có dịch xảy ra.
Giới mộ điệu sân khấu cải lương vừa có được món quà đầu năm là tuyển tập cổ nhạc "Trăng nước Cần Thơ" của tác giả Nhâm Hùng - Bình Trọng (NXB Ðại học Cần Thơ) và "101 bài vọng cổ, tài tử đoạt giải và phát sóng" của tác giả Nguyễn Trung Nguyên (NXB Hội Nhà văn).
Nữ danh ca Lệ Thu vừa qua đời vào lúc 7 giờ tối Thứ Sáu, 15 Tháng Giêng, sau một thời gian bị nhiễm COVID-19, ái nữ của bà xác nhận với nhật báo Người Việt.
Vì lý do riêng tư, ái nữ của danh ca không muốn nêu tên.
Nguyễn Thị Hàn Ni nhận được cúp "Bông lúa vàng" mạ vàng SJC và tiền mặt 100 triệu đồng.
Ngày 9-1, tại nhà hát VOH của Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM, Nguyễn Thị Hàn Ni (Bình Dương) đã giành giải nhất cuộc thi Bông lúa vàng 2020 với số điểm 19,998.
NSND Thoại Miêu ngồi đó, nơi hàng ghế của người cầm cân nảy mực, chăm chú xem những nghệ sĩ thuộc thế hệ đàn em, đàn cháu của mình say sưa so tài ca diễn trong cuộc thi Tài năng diễn viên trẻ sân khấu cải lương toàn quốc.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo - bậc đại thụ sau cùng của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã vĩnh biệt chúng ta vào tối 7-1-2021, tại nhà riêng ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trong hành trình cuộc đời 104 năm, nhạc sư có gần một thế kỷ gắn bó với tiếng đờn quê hương, cống hiến to lớn và vô giá cho Đờn ca tài tử, góp phần để Đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
CLVNCOM - Hằng năm, không phải đợi đến cuối mùa thu mà chỉ mới đầu thu, mây tháng chín đã bàng bạc êm trôi và lá ngoài đường đã bắt đầu rụng nhiều. Đầu tháng mười hai, trời đất đã dần vào cuối thu, ngày ngắn hơn đêm và trên những cành cao chỉ còn sót lại một vài chiếc lá cuối mùa tàn úa. Có lẽ còn vương vấn cành xanh nên chúng chưa muốn về với nguồn, với cội. Giữa khi cảnh vật u ám, buồn tẻ như vậy thì mùa lễ giáng sinh cũng ngấp nghé đâu đó ở ngoài đầu ngõ hay trước thềm nhà. Ở các nước Tây Âu và rất nhiều xứ sở trên quả đất này, lễ giáng sinh mang ý nghĩa hết sức trọng đại và cũng là mùa sum họp gia đình sau một năm miệt mài, bận rộn.
Lễ cầu siêu cho nhạc sĩ Lam Phương (20.3.1937 – 22.12.2020), thế danh Lâm Đình Phùng, pháp danh: Ngộ Trí Nhân), diễn ra lúc 9 giờ ngày 27-12, tại chùa Giác Ngộ.
Nghệ sĩ Chí Thiện - anh trai nghệ sĩ Chí Tài, đang ở Mỹ - cho biết gia đình đặt trọn niềm tin vào Việt Hương và Hoài Linh, để cả hai cùng lo thủ tục đưa thi hài em trai ông về Mỹ sớm nhất có thể.
Nghệ sĩ Việt Hương cho biết gia đình danh hài Chí Tài có nguyện vọng đưa ông về Mỹ chôn cất. Chiều 9-12, chị đã cùng danh hài Hoài Linh, Trường Giang vào bệnh viện quay hình trực tuyến để vợ nghệ sĩ Chí Tài từ Mỹ có thể nhìn thấy mặt chồng
Cô đào nhỏ xinh với gương mặt sáng trong Lê Thanh Thảo vừa mới toanh đoạt huy chương vàng Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020
Theo đạo diễn Phan Quốc Kiệt, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, sau cuộc thi "Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang năm 2020", đã có nhiều hình thức biểu diễn làm phong phú thêm hoạt động phổ biến, quảng bá nhằm phục vụ công chúng yêu nghệ thuật
Ý kiến bạn đọc