17:57 PDT Thứ bảy, 18/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 43289

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1079344

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 78114437

Trang nhất » Tin Tức » Đời Thường Nghệ Sĩ

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

Xem tiếp...

Những cuộc đời nặng nghiệp cầm ca - Kỳ 1 & 2

Đăng lúc: Thứ năm - 03/04/2014 08:49 - Đã xem: 8034
BQL khu Dưỡng Lão NS và các TV, đại diện website cailuongvietnam.com trong 1 buổi phát quà Tết

BQL khu Dưỡng Lão NS và các TV, đại diện website cailuongvietnam.com trong 1 buổi phát quà Tết

Cả cuộc đời sáu bảy chục năm lênh đênh theo nghiệp cầm ca, họ đã dành trọn cả tuổi hoa niên để vui buồn theo ánh đèn sân khấu chớp tắt trong từng đêm diễn. Chở theo cả hạnh phúc gia đình lẫn những niềm đau riêng theo mỗi chuyến đò, chuyến xe lưu diễn, họ “gồng gánh” những tuồng cải lương từ sân khấu rực rỡ chốn thị thành đến từng sân khấu “ngàn sao” ở khắp nơi xa tít tắp. Là những chứng nhân cuối cùng của nghệ thuật sân khấu và đờn ca tài tử thời kỳ đầu tiên, những nghệ sĩ già vẫn tiếp tục cống hiến và viết nên trang sách cuối đời trong âm thầm lặng lẽ.

Trước khi thế hệ các ngôi sao của sân khấu cải lương như Minh Cảnh, Minh Vương, Lệ Thủy... trở thành thần tượng của công chúng, danh tiếng nổi như cồn, khán giả miền Nam thập niên 60 trở về trước đã từng được thưởng thức nhiều vở tuồng và đó chính là thời của các nghệ sĩ mà hiện giờ đã trở thành “bửu bối” của lịch sử cải lương. Bởi không chỉ gắn nghiệp cầm ca của mình với buổi bình minh và thời kỳ hoàng kim của bộ môn nghệ thuật này, họ còn là đào chánh, kép chánh của các gánh hát, là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng.

 

Image
Rạp hát cải lương xưa Ảnh tư liệu



Chiều dài gần 30 năm hưng thịnh của cải lương đã vinh danh nhiều gánh, đoàn hát: Thanh Minh, Thống Nhứt, Tiếng Chuông Vàng, Năm Châu, Thủ Đô, Kim Chung... Bây giờ muốn tìm lại những ngôi sao, ban nhạc hay các nhân viên hậu đài của các đoàn hát ngày xưa ư? Không dễ, bởi cùng với lớp bụi thời gian, hầu hết nghệ nhân đã qua đời. Và một nơi may mắn còn tập trung khá nhiều gương mặt nghệ sĩ sân khấu lão thành là Viện dưỡng lão nghệ sĩ ở quận 8.

Một buổi sáng đầu hè, khi những chùm phượng đỏ bắt đầu chớm nở trên đường phố Sài Gòn, lần theo cái nắng gay gắt, chúng tôi bước vào mái nhà chung của những nghệ sĩ già. Thoạt nhìn, họ cũng là những “người cao tuổi” bình dị như bao ông già, bà lão khác, nhưng họ lại là các nghệ sĩ từng có những năm tháng sống ngập tràn dưới ánh hào quang sân khấu, nay họ chọn nơi đây để “buông neo” như “bến đậu” cuối đời mình. Nhìn những bóng người già nua, lụm cụm ngồi trên ghế đá hay chậm chạp quét sân vườn... mấy ai biết họ chính là những cô đào chánh Hoài Dung, Hoài Mỹ, Lệ Thẩm, Thiên Kim, Mỵ Lan, Hồng Hoa, Mộng Lành; kép chánh Hải Quang... lẫy lừng một thuở!

“Cô gặp nghệ sĩ Hoài Dung đi. Bà ấy không chỉ là đào chánh đoàn Hoài Dung - Hoài Mỹ nhiều năm hát với Hùng Cường, mà còn có cả một gia đình nghệ sĩ rất nổi tiếng và là vợ của tác giả Nguyễn Huỳnh, người viết vở Tướng cướp Bạch Hải Đường, ông Tần Nguyên - Phó Ban ái hữu nghệ sĩ TPHCM, người phụ trách Viện dưỡng lão nghệ sĩ - nói với tôi. Nổi danh từ khi còn rất trẻ, Hoài Dung là nghệ sĩ đầu tiên thủ vai Nhung trong tuồng cải lương Tướng cướp Bạch Hải Đường. Hoài Dung, Hoài Mỹ cũng nổi như cồn với tuồng cải lương Hương xa được phóng tác từ phim Ấn Độ ăn khách. Nghệ sĩ Mỵ Lan cũng từng là cô đào chánh của nhiều đoàn.

Ở viện này còn nhiều tên tuổi như Hồng Hoa (đoàn Phước Chung, Kim Chung), cô đào hồ quảng Mộng Lành, nghệ sĩ Lệ Thẩm (đào chánh đoàn Năm Châu, đoàn Nhụy Hương Tuấn Sỹ, Tiếng Chuông Vàng, Sài Gòn 3)...

“Nguyên một gánh cải lương Kim Thoa ngày đó với mấy chục người, giờ đã qua đời hết chỉ còn lại có ba người là tui, bà và ông Tám Lang. Và cả ba tụi tui đều ở lại trong này” - chỉ tay về phía một căn phòng nhỏ, nghệ sĩ Thiên Kim nói trong bùi ngùi tiếc nhớ. Bất chợt tôi hình dung một đoạn phim nhanh: từ một gánh hát đông vui đi đến đâu cũng như trẩy hội, rồi lúc từng nghệ sĩ lần lượt ra đi, cảnh kết cuối phim chỉ còn lại ba người! Bà Bê, người được nhắc đến, là nghệ nhân đàn dương cầm. “Dương cầm sân khấu cải lương. Cô Bê xứng đáng nữ vương trong làng” là câu thơ được dành tặng riêng cho người phụ nữ cũng đã mấy mươi năm theo nghiệp đàn. Trong căn phòng nhỏ của nghệ sĩ này, cùng với những hình ảnh dán trên tường là các nghệ sĩ nổi tiếng một thời, là tiếng nhạc buồn buồn phát ra từ một chiếc máy hát cũ. Trong khi đó, ở phía xa xa, tay trống hào hoa Tám Lang, “cặp dùi chấn động Nam Vang Sài Gòn”, cũng đang thảnh thơi trên chiếc ghế đá. Năm nay đã 94 tuổi, ông Tám Lang là em ruột của bà bầu gánh Kim Thoa. Với ông bây giờ, sau hàng ngàn đêm trên sân khấu, lặng lẽ nghe thời gian trôi đi dường như là việc đem lại ít nhiều thảnh thơi.

Không chỉ đào chánh kép chánh, chọn Viện dưỡng lão là nơi nương tựa tuổi già có cả những bầu gánh tên tuổi lẫy lừng như bà bầu Bạch Yến, bà bầu Ngọc Đán, bầu Lam Sơn, nghệ nhân như ông Chín Đèn, họa sĩ sân khấu Hoài Nam, thậm chí là nghệ sĩ múa như bà Thu Cúc hay người hát dàn bao Hoàng Lương...

Không than van, không đòi hỏi quyền lợi hay danh hiệu, những nghệ sĩ già của bộ môn nghệ thuật cải lương xem việc trải qua mấy mươi năm trong nghề là niềm vui, là hồi ức đẹp đẽ nhất trong cuộc đời dâu bể bôn ba. Dù chủ đề câu chuyện là gì, dù tôi nói gì thì nói, chỉ một lát sau, câu chuyện về hào quang xưa, về những ngày đi diễn với tấp nập khán giả đông vui cũng quay trở lại trong tâm trí họ. Mắt sáng lấp lánh, miệng cười mãn nguyện, trí óc những nghệ sĩ già dường như chỉ “chịu” nhớ về thời vàng son nhất. Nhìn những nghệ sĩ thong thả tuổi già trong buổi chiều chếch bóng hoàng hôn sau cả đời phiêu bạt theo gánh hát, tôi chợt nhớ những câu mở đầu bản vọng cổ nổi tiếng Kiếp cầm ca của soạn giả Viễn Châu:

Khi bức màn buông, danh vọng hết
Người về lòng rũ sạch sầu thương
Người vào cởi áo lau son phấn
Trả cả vinh hoa lẫn đoạn trường...

 

HOÀI GIANG

Những cuộc đời nặng nghiệp cầm ca (kỳ 2): Có những niềm riêng

Đời cải lương lênh đênh theo gánh hát khiến người nghệ sĩ khi đến tuổi xế chiều mới giật mình nhận ra mình chẳng có một mái nhà. Không tài sản, không mái ấm riêng, nhưng họ hài lòng với một mái nhà chung, vui với những gì mình đang có.

83 NĂM KHÔNG CÓ... THẺ CĂN CƯỚC, CHỨNG MINH NHÂN DÂN

Câu chuyện cuộc đời của họa sĩ thiết kế sân khấu Hoài Nam có nhiều chi tiết “không tưởng”, nhưng lại là chuyện thực 100%! Ở tuổi 85, ông chỉ nghe tiếng được tiếng mất. Trò chuyện với ông, phải hét thật to bên tai mới mong ông nghe rõ.

Sinh ra ở tận Bat-tam-băng (tỉnh biên giới của Campuchia giáp Thái Lan), bảy tuổi cậu bé Hoài Nam được ba má gửi về Sài Gòn học lớp 1. Vì gia đình ở tuốt gần biên giới Thái Lan nên hàng năm cậu học trò Hoài Nam phải chờ dịp bãi trường mới được nghỉ chừng hai tháng về thăm gia đình. Xa nhà từ nhỏ nên tính tự lập và thích tự do, rong ruổi rày đây mai đó đã trở thành cố hữu. Ở Sài Gòn, năm 20 tuổi chàng thanh niên Hoài Nam có những tiếp xúc đầu tiên với nghệ thuật sân khấu khi lân la chơi cùng con ông bầu Năm Châu. “Đầu tiên tôi theo gánh Năm Châu. Vừa theo chơi vừa học nghề vẽ”. Rồi bỗng thấy nghề này được đi đây đi đó đúng ý nguyện, ông theo luôn. “Khi vào trường dạy vẽ thì người học có thể vẽ bất cứ thể loại gì. Nhưng tôi đi qua điện ảnh và cải lương vì bên đây được theo đoàn hát đi khắp nơi” - ông nhớ lại.

 

Image
Họa sĩ sân khấu Hoài Nam và Cô đào Lệ Thẩm



Rồi từ đoàn Thủ Đô sang đoàn Út Bạch Lan - Thành Được, qua Kim Chung. “Đó đều là những đoàn lớn. Tôi cũng lãnh phần vẽ dựng cảnh cho nhiều đoàn cùng lúc, rồi chỉ vẽ phân việc lại cho anh em khác làm thêm” - ông Hoài Nam nói. Sau năm 1975, Hoài Nam vẽ cho đoàn Sài Gòn 1, Sài Gòn 2. Ông bảo hồi đó đi theo gánh hát vui lắm. Hát trong rạp thì có chừng 800 đến 1.200 khán giả. Nhưng sau năm 1975 hát ở sân bãi có đến 5.000 - 7.000 người xem. Cứ bắt đầu có tuồng mới là ngồi nhà vẽ. Nhưng một tuồng vẽ xong rồi hát tới mấy tháng. Nên khi vẽ xong là đi theo đoàn chơi thôi! Cũng vì vui vậy, nên ông tối ngày cứ long nhong đi theo cải lương. Ông nói hồi đó không có cái nhà trọ nào mình ở quá sáu tháng, bôn ba suốt. Mà đặc biệt là “nhà mình mướn mà toàn đứa nào đâu tới ở”, vì “mình đâu có ở nhà”!

Mải mê rong ruổi theo đoàn hát, thời gian như bóng câu qua cửa sổ, rồi đến ngày ông nhìn lại sau lưng mới chợt nhận ra mình bơ vơ chẳng còn người thân thích. Ba má nơi xứ người xa xôi đã qua đời ở tuổi mới ngoài 40. Anh em ruột thì “ba má đẻ nhiều nhưng đều mất sớm”. Ông thành người đơn côi giữa cuộc đời. Không nhà cửa. Không họ hàng. Không cả vợ con. Tất cả những cái “không” trên đây đã là lạ đời rồi, nhưng ở người họa sĩ sân khấu già yếu gầy còm này còn có một cái “không” xứng danh là “độc nhất vô nhị”: 83 năm không có thẻ căn cước lẫn chứng minh nhân dân! “Ờ lạ vậy đó, từ hồi chế độ cũ tôi cũng không có giấy tờ gì, mà ngộ cái là chưa từng bị bắt lại xét hỏi gì ráo. Vào đây rồi có cô Hà (bà Nguyễn Thị Thu Hà, lúc giữ chức Phó chủ tịch UBND TPHCM) đến thăm, thấy tôi vậy nên bảo mấy ông ở quận cấp giấy CMND cho tôi” - ông hóm hỉnh kể. Rồi khoe giấy CMND giờ đi đâu cũng nhớ đút trong túi áo, có lẽ đó cũng là “tài sản” duy nhất và quý giá nhất của ông!

CHUYỆN “CÔ TẤM” HÔM NAY

“Nói về cải lương thì tôi ở trong đó hơn 60 năm”, nghệ sĩ Lệ Thẩm mở đầu câu chuyện. Nhưng, sau hơn 60 năm tặng cho cải lương... cả tuổi xuân, sau đỉnh cao hào quang với vô vàn hoa tươi và sự hâm mộ cuồng nhiệt của công chúng, khi màn nhung khép lại, ở tuổi 78 nghệ sĩ Lệ Thẩm vẫn không có tài sản gì đáng giá.

Ba đờn trong đoàn hát, má cùng ba đi theo đoàn. Cô bé Lệ Thẩm được hoài thai và sinh ra ngay trong đoàn hát. Ba tuổi, đêm đêm cô bé ngồi cánh gà xem vở diễn rồi lẩm nhẩm theo học thuộc. Đến khi gánh hát đột xuất cần người thế vai đào con, Lệ Thẩm xung phong. Cứ thế cô lớn lên, định hình rõ sắc vóc và giọng ca. 18 tuổi, cô theo đoàn Năm Châu diễn tuồng Tấm Cám. Đến đoạn Tấm bị dì ghẻ đánh tới tấp trên sân khấu, khán giả ở dưới xuýt xoa. Rồi “cô Tấm” Lệ Thẩm đi ra chợ, khán giả chen nhau níu lại hỏi con bị đánh có đau không?

“Lo đi hát chứ không quan tâm tình tự”, nên dù nhiều khán giả hâm mộ mà Lệ Thẩm vẫn một mình. Năm 19 tuổi, Lệ Thẩm mới gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với nghệ sĩ Tuấn Sỹ. Từ lập gánh hát riêng đến giai đoạn khó khăn của cải lương phải rã đoàn, hai vợ chồng bà kiên trì theo nghiệp cầm ca. Đoàn này rã thì đi đoàn khác.
Mãi đến một ngày, ông đột ngột qua đời khi đang lưu diễn ở vùng sâu vùng xa tỉnh Bến Tre. Quá đột ngột, bà gần như không thể khóc. Mãi đến sau này, nhớ lại giây phút đau đớn ấy, bà mới có thể diễn tả: “Muốn khùng luôn, ai biểu làm sao làm đó” vì “mới trước đó chút xíu ông vẫn còn khỏe mạnh”.

Bơ vơ quay lại Sài Gòn năm 1998, Lệ Thẩm không có nhà cửa. “Vốn liếng” duy nhất của bà là một cô con gái cũng quá nghèo. Con gái bà có chồng làm nghề chạy xe ôm, đang gánh vác 5 đứa con nhỏ. Vậy là Lệ Thẩm trở thành một thành viên của Viện dưỡng lão nghệ sĩ.

“Nếu ở bên ngoài mà bệnh thì khó sống lâu. Nhưng vô trong này không khí trong lành, mình yên tâm nhiều bề. Được gặp gỡ đồng nghiệp nên cũng khỏe hơn. Nếu có Mạnh Thường Quân cho ít tiền thì dành mua thuốc uống. Mình biết bệnh của mình để tiền mua thêm thuốc nào mà bệnh viện không có” - cô đào chánh xinh đẹp năm xưa chia sẻ. “Nửa khoảng đường chiều”, trong đôi mắt của người nghệ sĩ không hề có chút tiếc nuối nào khi dành trọn cuộc đời cho nghiệp cầm ca.


 

HOÀI GIANG

 

 Ngày dài ở xóm nghệ sĩ

 

Góc phố nhỏ giữa Sài Gòn là nơi tá túc, phiêu bạt của hàng trăm nghệ sĩ, quái kiệt từ nhiều vùng miền. Khi màn đêm xuống, họ lặng lẽ mưu sinh trong vai ông này bà nọ, tấu hài, ca hát hoặc phô diễn công phu khổ luyện...

Sài Gòn có nhiều nghệ sĩ, quái kiệt, nhưng không nơi nào quy tụ đông đảo phận đời "tơ tằm" như đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7. Mấy chục năm qua, cư dân nơi đây quá quen với cảnh nghệ sĩ có tên tuổi hoặc vô danh tán gẫu nơi quán cà phê cóc, ngồi ăn sáng lề đường bàn chuyện chạy sô...

Chị Nguyễn Thị Kim Ba, ngụ khu phố 3, nói: "Lâu nay trong xóm có đám tang, đám cưới, đám tiệc khỏi đi xa thuê nghệ sĩ. Cứ đi vài bước gọi một tiếng mấy ổng có mặt liền, yêu cầu biểu diễn cải lương, nhạc sến, tân nhạc, tấu hài, múa lửa, nuốt kiếm, lột dừa... món nào cũng có".

Xóm ngủ ngày :

Các lão làng ở xóm nghệ sĩ từng lừng lẫy một thời trên sân khấu có Lam Sơn, Thái Bình, Minh Trí, Hoàng Mai, Chí Hải, Chung Tử Long... Phần tấu hài có Tiểu Bảo Chung, Tiểu Hoài Linh, Vũ Đức, Vũ Quang... Quái kiệt có Xuân Diệu dùng mắt thổi bong bóng, thổi bánh xe; võ sư Kim Tuấn dùng răng lột dừa khô; Minh Tân chuyên biểu diễn nuốt kiếm, nuốt rắn...; Ngọc Phương Thy múa lửa; Minh Hiền dùng đầu đập bể đá gạch...

Mỗi người đến với đời nghệ sĩ theo con đường khác nhau: Xuân Diệu quê ở Bạc Liêu lên Sài Gòn kiếm sống bằng đôi mắt kỳ lạ, võ sư Kim Tuấn gia nhập xóm nghệ sĩ bằng sức mạnh chẻ đôi trái dừa, Tiểu Hoài Linh trước đây là vệ sĩ nhưng hình dáng giống diễn viên hài Hoài Linh nghe bạn bè xúi bỏ nghề đi tấu hài...

Trong khu phố 3, 4 và 5 có nhiều dãy nhà trọ nghệ sĩ náu thân, nhưng nhà trọ ông Tư ở khu phố 3 lúc nào cũng là nơi chốn đi về của nhiều nghệ sĩ. Có người thuê phòng ở đơn thân, có người cả gia đình vợ chồng con cái cùng đi diễn, có người rước cha mẹ lên chung vui. 7g sáng, những căn phòng cửa đóng im lìm.

Thấy chúng tôi dợm gõ cửa, mấy chị bán cà phê bảo: "Gõ cửa mỏi tay cũng không ai mở đâu. Mấy ổng đi diễn suốt đêm nên ngủ tới trưa. Cần gì vài tiếng nữa quay lại, hơi đâu mà đợi". 9g sáng, lác đác vài nghệ sĩ xuất hiện. 10g, các quán cà phê cóc nghệ sĩ đông dần và tám chuyện rất ư là nghệ sĩ.

Nhóm N. than hôm qua chạy mấy quán nghệ sĩ ế khách, hát khản cổ mà thu nhập tiền bông (khách kẹp tiền vào bông hoa để tặng ca sĩ) không đủ đổ xăng. Nhóm khác bình phẩm mấy ngày nay võ sư Kim Tuấn chán đời nên không đi lột vỏ dừa bằng răng mà ở phòng trọ luyện khí công. Nào là Xuân Diệu trong mấy ngày lễ được mời lên Buôn Ma Thuột đắt sô kiếm bạc triệu, M.T. nhằn mấy ngày về quê ở miền Tây gần như lỗ vốn...

Bất chợt tiếng điện thoại vang lên, T. hí hửng khoe tối nay có sô, 400.000 đồng một suất diễn, cần ba diễn viên. Rồi T. lấy máy gọi đồng nghiệp: "Tối nay rảnh không, đi với tôi lên Suối Tiên".

Đến 11g, nhóm nghệ sĩ giải tán dần, ai về phòng nấy. Từ 13g-16g, các căn phòng khóa chặt cửa, không khí tĩnh lặng như vùng quê. 17g-18g, có người lịch xịch mở cửa mang đờn, dừa khô, bong bóng, kiếm... chất lên xe gắn máy. Những chiếc xe chạy tứ phía mất hút vào phố phường đang lên đèn.

Buồn như tiếng lòng

Chạy theo một nghệ sĩ trẻ tên N. chưa kịp hỏi chuyện, anh cắt ngang vì đang kẹt sô 19g. Anh tặc lưỡi: "Phố này là phố nghệ sĩ, nhưng đa số vô danh, kiếm tiền ngày nào hay ngày đó chứ có ai nổi như cồn mà đi thuê nhà trọ xộc xệch vầy. Lớp trẻ như tụi tôi bị cánh đàn anh trêu là "ngôi sao", nhưng là sau hè, sao chổi đấy".

Lúc trước các quán nghệ sĩ ở Sài Gòn nhiều lắm, nhưng nay teo tóp, T. ngậm ngùi đời sống ngày càng khó. Chị nói lúc trước sống được nhờ tiền bông rộng rãi từ vài trăm ngàn đồng tới vài triệu, nay vật giá tăng, bia rượu, thức ăn tăng... nên tiền bông cũng vơi dần. T. pha trò: "Hồi xưa được boa toàn bông tươi, còn bây giờ bông héo vài chục ngàn".

Theo ca sĩ K., tặng bông "héo" cho nghệ sĩ thì sợ bị chê sau lưng, còn tặng bông "tươi" không kham nổi nên khách ngại đến quán. Vì lẽ đó mà nhiều nghệ sĩ chấp nhận chạy sô tứ phương ở các quán hát với nhau, quán nhậu... Hát ở các quán này, tiền công vài trăm ngàn đồng/đêm, tiền bông có chỗ được nhận, có chỗ chủ quán thu bông với lý do làm thù lao trả nghệ sĩ. Đêm nào ế khách, chủ quán trả tiền xe ôm thay cho tiền diễn. Hát mà canh cánh nỗi lo nên điệu hò, xàng xê lên xuống lỗi nhịp.

Chị Thanh Xuân, nghệ sĩ vọng cổ, chua chát nói để sống được nhiều nghệ sĩ phải đi hát chùa, tức về các chùa ở tỉnh xa hát cho phật tử nghe. Chùa lớn trả tiền hơn 500.000 đồng/suất, chùa nhỏ chỉ trả vài trăm ngàn. Chỉ những căn phòng khóa cửa mấy ngày qua, chị Xuân nói: "Thấy phòng nào đóng cửa tụi chị cũng mừng giùm, đó là họ chạy sô được. Còn phòng nào khép cửa hờ thường xuyên là lo lắm, phần lớn bị bể sô hay nghệ sĩ yếu trong người nghỉ dưỡng sức, hoặc buồn hơn là không quán nào gọi đi diễn nên nằm chờ".

Võ sư Kim Tuấn mấy ngày nay chán cảnh tiền catsê bèo bọt nên lười đi diễn. Anh nói: "Dừa khô bây giờ một chục gần cả trăm ngàn, tiền xăng xe mắc quá, chạy lòng vòng đi diễn tốn vài trăm. Họ trả mình chỉ vài trăm ngàn suất diễn là lỗ công liền". Ông Hậu nhạc công ngậm ngùi: "Tôi năm nay 58 tuổi rồi, may mà hồi đó chơi đàn chứ đi ca hát là đói. Xóm nghệ sĩ có nhiều người quá tuổi 50, đâu còn hơi sức mà hát hò".

Vì không còn hơi sức nên nhiều cựu nghệ sĩ phải chuyển qua nghề đàn, cho thuê dàn âm thanh, biên tập hài kịch... Nhiều nghệ sĩ lừng lẫy một thời như Lam Sơn, Thái Bình, Hữu Trí... nay phải nương cậy vào con.

Mái ấm xa xôi

Lúc trước xóm nghệ sĩ nức tiếng với nhóm tam tấu gồm Kim Tuấn chuyên dùng răng lột vỏ dừa, Xuân Diệu phun sữa bằng mắt, Phúc Toàn nhại được nhiều giọng ca nổi tiếng từ tân nhạc, cải lương đến nhạc sến. Nhóm tam tấu này xuất thân từ ba vùng quê khác nhau ở miền Tây nhưng nay tan rã, người về quê, người chuyển nhà trọ.

Ở khu phố 3 mới đây nhóm hài Vũ Đức, Vũ Quang chuyển nhà trọ qua nơi khác. Buồn nhất là chuyện T. chuyển nhà trọ để lại món nợ tiền nhà hai tháng 2,4 triệu đồng. Chủ nhà thương anh cuộc sống khó khăn không nỡ tìm đòi. Nghệ sĩ này đi dăm hôm thì nghệ sĩ khác tìm đến, chuyện nghệ sĩ chuyển nhà trọ cũng nhẹ nhàng như mưa nắng Sài Gòn.

Theo ông Hậu, đường Trần Xuân Soạn tập trung đông nghệ sĩ nhất vì nơi đây giá thuê nhà trọ và giá đất còn thấp nên nhiều nghệ sĩ mua xây nhà ở. Số mua được nhà chẳng là bao, phần lớn đều "tôi đi ở trọ trần gian". Hữu Trí mua được nhà đất trong xóm nghệ sĩ cũng nhờ vào con cưng là bé Nguyễn Huy, còn gọi là bé Châu, "làm mưa làm gió" trên thị trường âm nhạc. Nghệ sĩ biểu diễn xiếc tạp kỹ Minh Tân có được căn nhà vài chục mét vuông trong phố nghệ sĩ cũng nhờ sự giúp đỡ của người thân.

Nghệ sĩ hài Vũ Đức đứng trên sân khấu chọc cười khán giả bao năm nhưng đời thực ông chết trong vai ở trọ. Võ sư Kim Tuấn biểu diễn công phu oai phong là thế, nhưng sau đêm diễn lại trở về với căn phòng trọ như chiếc hộp gói gọn chỉ đủ hai người. Chị Thanh Xuân cho biết chị ở xóm trọ nghệ sĩ trên 10 năm, lúc đó chỉ là nhà lá.

Mười năm qua, vợ chồng chị đi diễn tối mặt, hát khản cổ mà vẫn chưa mua được miếng đất nhỏ. Nay chị đã già, hơi đã tàn, lên một câu vọng cổ đừ người, tính giải nghệ nhưng đau đáu mái ấm vẫn xa xôi. Gần phòng trọ chị Xuân là Dương Tuấn, cũng ở trọ chục năm. Tuấn thuộc làu từng ngóc ngách trong phòng trọ như phím dương cầm anh bấm từng đêm. Để có được mái nhà riêng sao cứ bùng nhùng như đàn đứt dây.

Ông Hậu bùi ngùi: "Tôi có nhà riêng ở Long An cách đây vài chục cây số, nhưng về nhà ở thì không sống được. Ở đây sống nhà trọ eo hẹp nhưng còn kiếm được tiền qua ngày. Nghệ sĩ mà, bỏ đờn ca, hát xướng, tấu hài, diễn kịch biết làm gì đây. Chắc tại tụi tôi là kiếp con tằm, mê tiếng đàn, tiếng hát, ánh đèn sân khấu cho đến tàn hơi hết sức mới dứt vạt với đời nghệ sĩ đói nghèo".

TT- Đặng thành Công.


Tác giả bài viết: meoxu
Nguồn tin: CATP
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.