07:52 PDT Thứ sáu, 17/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 218

Máy chủ tìm kiếm : 20

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 18499

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004697

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 78039790

Trang nhất » Tin Tức » Những Giọng Ca Vàng

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

Xem tiếp...

CỐ NGHỆ SĨ HỮU PHƯỚC: Giọng ca ru người vào mộng...

Đăng lúc: Thứ sáu - 14/12/2012 10:21 - Đã xem: 7995
NHỮNG GIỌNG CA VÀNG CỦA CÁC NGHỆ SĨ TÀI DANH, NẾU TÍNH THẾ HỆ NGHỆ SĨ TIỀN PHONG TỪ NHỮNG CÔ NĂM SA ĐÉC, NĂM CẦN THƠ, CÔ BA BẾN TRE, ÔNG NĂM NGHĨA, ÔNG TÁM THƯA, CÔ NĂM PHỈ, NSND NĂM CHÂU... THÌ THẾ HỆ KẾ ĐÓ LÀ NHỮNG CỐ NSND ÚT TRÀ ÔN, NS THANH HƯƠNG, NS HỮU PHƯỚC... LÀ NHƯNG GIỌNG CA VÀNG ĐÃ ĐI VÀO LỊCH SỬ CẢI LƯƠNG. RIÊNG CỐ NS HỮU PHƯỚC, MẶC DÙ ÔNG ĐÃ VỀ CÕI VĨNH HẰNG HƠN 15 NĂM (1997 TẠI PHÁP), NHƯNG KHI NHẮC ĐẾN NHỮNG GIỌNG CA VÀNG NGÀY XƯA, RẤT NHIỀU NGƯỜI LỚN TUỔI HOẶC TUỔI TRẺ CÓ DỊP NGHE LẠI BĂNG DĨA THÌ KHÔNG THỂ NÀO QUÊN ÔNG.

MỘT CHÚT RIÊNG TƯ VỀ NS HỮU PHƯỚC

NS Hữu Phước sinh ra trong một gia đình tri thức (1932), tại Châu Thành - Sóc Trăng, nhưng lại có tinh thần ghệ thuật. Ông tên thật là Henry Trần Quang, thân phụ ông làm quan tòa (Trần Quang Cảnh) lại là một nhạc sĩ violon nổi tiếng ở Sóc Trăbg lúc bấy giờ về nhạc Tài tử - Cải lương, lẫn nhạc Tây; thân mẫu ông là bà Tám Kiều từng hát đào chánh cho gánh thầy Minh ở Sóc Trăng. Do vậy, NS Hữu Phước thời niên thiếu đã ảnh hưởng dòng huyết thống của cha mẹ, và ít nhiều được cha mẹ truyền nghề ca ngâm cho ông. Bên cạnh đó là ông còn được thầy đờn Mười Lương (chồng của cô Năm Cần Thơ) chỉ dạy nhịp nhàng, bài bản Tài tử - Cải lương nữa.

Theo tài liệu của cố học giả Vương Hồng Sến và soạn giả Nguyễn Phương thì NS Hữu Phước bắt đầu khởi nghiệp từ năm 1954, khi bước vào nghề thì ông đã có một số vốn liếng cơ bản về nghề. Thêm vào đó, NS hữu Phước có điều kiện thuận lợi hơn là được sư phụ Mười Lương đưa vô ca Vọng cổ ở quán nghệ sĩ nhà (Quán nghệ sĩ Hoạ Mi của cô Năm Cần Thơ), và chính sư phụ ông đặt nghệ danh cho ông là "Hữu Phước". Từ duyên cớ ca Quán nghệ sĩ mà NS Hữu Phước được nhiều nghệ sĩ tên tuổi và những ông bầu, chủ hãng dĩa hát biết đến, đây cũng là điều kiện thuận lợi của ông mà sau này giọng ca của ông hầu như xuất hiện qua các hãng dĩa nổi tiếng ở Sài Gòn.

Nhiều khán - thính giả cũng như trong giới đánh giá giọng ca của NS Hữu Phước ngày xưa là giọng ca ru hồn, nghĩa là mùi mẫn, ngọt ngào nhưng rất đầm ấm và êm diệu khác với nhiều giọng ca đương thời. Nói khác đi, ông có giọng ca riêng biệt không giống ai về âm điệu và cách xử lý hơi giọng. NS Hữu Phước sớm chạm đến thành công và ổn định hơi - giọng từ những bài Vọng cổ khởi nghiệp như: "Tình phụ tử" của soạn giả Quy Sắc, "Lá bàng rơi", "Gánh nước đêm trăng" của Viễn Châu...

Những năm cuối thập niên này, giọng ca của NS Hữu Phước như một hiện tượng mới về phong cách ca ngâm, cả về làn hơi chất giọng, nên không những người mộ điệu đang quan tâm mà các hãng dĩa cũng tranh nhau mời ông thu theo chủ đề (ca lẻ hoặc vở) như bộ dĩa "Mặt trận ái tình" của soạn giả Thu An, " Tình huynh đệ", "Tình mộng", "Đội gạo đường xa"...qua các hãng dĩa Asia, Hoành Sơn, Việt Hải, Continental... Lúc này, giọng ca của NS Hữu Phước dường như thu hút sự thưởng mộ của thính giả mạnh hơn so với nhiều giọng ca đương thời như: Việt Hùng, Thành Công, Chín Sớm... Có thể nói, sau giọng ca vàng của "vua vọng cổ" Út Trà Ôn là NS Hữu Phước; đặc biệt bài vọng cổ "Cao Tiệm Ly tiễn Kinh Kha qua sông Dịch" do ông Út và Hữu Phước song ca làm cho Hữu Phước càng nổi bật hơn. Hữu Phước: Hãy uống nữa đi anh để rồi sau khi anh sang tận bên kia bờ Dịch Thủy, Ly ở đây sẽ vắng bóng người tri kỷ đêm từng đêm rũ rượi tiếng tiêu... sầu. Mưa gió thê lương nhỏ lệ xuống chân cầu. Khóc người đi không bao giờ trở lại, để nơi này nhớ mãi hận ngàn thu. Biết lấy gì để tiễn đưa nhau, thôi thì mượn tiếng trúc với bầu rượu nóng. Tiếng ơ trúc nói lên tình tri kỷ, rượu hoàng hoa sưởi ấm dạ anh hùng (câu 5). Út Trà Ôn: Đa tạ, xin cảm ơn Cao Tiệm Ly hiền hữu. Vâng, Kha uống cạn chung này và xin vĩnh biệt. Hữu Phước: Hiền hữu ơi, rồi đây mang lưỡi gươm thề vào tận đất Hàm Dương bạn sẽ trả được thù vong quốc. Hãy cho tôi lau dòng nước mắt, bởi cạn chung này mình sẽ chia tay... NS Hữu Phước ca bài này nghe mùi mẫn, bi ai. Vốn văn ca đã áo não, hơi giọng ông vừa trầm vừa êm êm, ca theo lối tự sự, từng nhịp ca được ông buông hơi nhẹ nhàng sâu lắng, âm sắc mượt mà bởi âm hưởng cái ngân gió "ơ"... của ông càng như lời ru vậy.

TRÊN SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG

NS Hữu Phước khi được sự chú ý của các hãng dĩa cũng là lúc các ông bầu đón mời ông, lần lượt theo các hợp đồng, ông qua các gánh Kim Thoa, Kim Chưởng, Thanh Hương, Thanh Minh - Thanh Nga... Có lẽ, ở gánh Kim Thoa và Thanh Minh - Thanh Nga là dấu ấn sâu sắc với NS Hữu Phước. Với Kim Thoa là sân khấu đầu tiên ông vào nghề, ông và NS Hề Minh ca Vọng cổ Salon ngoài màn để câu khách trước khi trình diễn vở chính. Với Thanh Minh - Thanh Nga là sân khấu mà ông đã in đậm trong lòng khán giả nhiều vai diễn nhất. Cũng chính sân khấu này đã đưa NS Hữu Phước đến Huy chương vàng Giải Thanh Tâm - Diễn viên xuất sắc - 1966 với vai bác sĩ Vũ trong vở "Đôi mắt người xưa" của soạn giả Nguyễn Phương. NS Hữu Phước không chỉ tạo ấn tượng với khán giả bằng vai bác sĩ Vũ, mà ông còn có nhiều vai khác lão mùi trong các vở "Con gái chị Hằng", "Tấm lòng của biển", "Nửa đời hương phấn" (Hà Triều - Hoa Phượng)... Những vai lão mùi trong các vở hầu hết tác giả kịch bản dường như đã "đo ni đóng giày", và cũng chính là sở trường của NS Hữu Phước, đó là hình ảnh của những lão nông Nam bộ dưới quê lên thành thăm người thân, hoặc là ở dưới quê khi có người thân ở thành về...

Ông ca diễn rất chân thật bằng bản chất chân chất và thẳng thắn của nhân vật, lối diễn trầm tĩnh, biểu hiện lời thoại chậm rãi, từ tốn nhưng ông gằn giọng biểu đạt nội tâm rất có chiều sâu. Khi ca cũng vậy, nhấn từng ca từ trọng âm để thể hiện tâm lý, cảm xúc rồi buông hơi nhẹ nhàng, nên âm sắc nghe mùi mẫn và ngọt lịm... người ta cho là giọng ca của ông ru hồn là vậy. NS Hữu Phước có làn hơi mạnh và âm vực tương đối rộng chứ không quá rộng, mà nhiều nghệ sĩ khác cũng có, nhưng chất giọng của ông ít ai có, cho dù sau này có NS Út Hiền và Đức Lợi nhưng giống khỏang 50 - 70% theo ước đoán của nhiều người. Giọng ca của NS Hữu Phước khó mà xác định loại giọng gì là chính, nếu giọng "Đồng" sao âm sắc không rổn rảng khi ca những thể điệu Bắc lúc hùng hồn, "Vàng" sao không vút cao mà thanh thoát, "Thổ" sao không đục và khàn khàn khi xuống những âm trầm như "Xàng" khi ca những thể điệu Nam - Oán?...

 NS Hữu Phước cũng có khả năng ca chẻ nhịp và sắp văn độc đáo, có trường hợp hưng phấn ông ca bỏ cả song lang giữa (Vọng cổ), khuôn nhịp chỉ lướt qua rất nhẹ nhàng, người nghe phải hồi hộp sợ ông rớt nhịp. Còn khi xuống "hò hoặc xề" Vọng cổ ông xử lý kỹ thuật ngân hơi trong thanh quản thả hơi từ từ âm "ơ" kéo dài xuống Vọng cổ, khiến người nghe có cảm giác tựa hồ như ông bị hụt hơi, chính những kỷ thuật đó làm giọng ca của ông rất êm dịu và sâu lắng. Đó là nét riêng của NS Hữu Phước, ông không bao giờ ca "bốc", ca cấn, tức là đẩy làn hơi chất giọng lên cao hay luyến láy... Có thể thấy trong câu Vọng cổ "Lá bàng rơi" của Viễn Châu ông sử dụng kỹ thuật ca ngâm này: "Đây có phải quán hàng năm cũ. Sương mờ giăng bao phủ một khung trời. Lá bàng rơi lá bàng rơi. Chiều nay có kẻ nghẹn lời nhớ thương... Gió thổi vi vu lá bàng bay lả tả như chào đón hỏi han người khách lạ ở ven... đường. Nắng táp mưa xa đượm nét phong trần. Đây là quán hàng năm trước dưới cội bàng đội nắng che sương. Từ độ nào khách lẳng lặng ngồi bên chén trà tươi say khói thuốc hương nồng và nhìn mãi đôi mắt nhung đen của cô hàng xinh xinh trẻ tuổi...". Cái ngân dứt khuôn hoặc dứt câu của ông rất nhẹ khiến âm sắc nghe thoang thoảng như gió lay nhẹ cành trúc "...ơ...ơ...ơ...". Ông buông hơi, ngân giọng dài nhưng ít khi xử lý kỹ thuật nhấn trọng âm bằng cường độ, mà ông xử lý trường độ để kéo dài hơi rất nhẹ nên nghe êm dịu. Có những chỗ chẻ nhịp, ông lại ngắt giọng, ém hơi một chút rồi ngân giống như nói ngập ngừng, tạo âm sắc buồn và cảm xúc... NS Hữu Phước có lối diễn như ca, ông ca sao thì ánh mắt và động tác, hình thể biều đạt theo lời ca. Ông ca như ru thì diễn đằm thắm như mạch sóng ngầm, có nghĩa là không ồn ào sôi nổi, mà ông thể hiện nội tâm là chính, sâu lắng là ở chỗ đó (NSUT Phương Quang mô tả). NS Hữu phước đã lấy nước mắt không biết bao nhiêu khán giả trong vai cậu Tư Kiên - vở "Con gái hcị Hằng" ở lớp đối thoại với Trinh: "Trinh ơi, cậu rất buồn khi nghe cháu nói hoài Chánh Giác. Vì cậu nhớ lại lúc sanh cháu ra, chị Hai ngèo quá không có tiền mua sửa nên phải cho con bú đỡ nước cháo pha... đường. Má cháu đau vì quá lo buồn. Trước ngày sanh, chính tay cậu cùng má cháu, che một trái bên hè của người chú bà con, đau có lá lót giường nên má con đành lấy lá chuối non, không tiền bạc mua than, cậu phải đi quơ từng khúc củi..." Ông nắn nót từng nhịp ca từ không phải nhấn nhá hay luyến láy, mà ca tự sự vừa ngập ngừng, vừa như than thở, khiến người nghe không khỏi nao lòng. Nếu như nhiều nghệ sĩ tài danh nhờ giọng ca thường là họ chau chuốt làn hơi chất giọng, còn NS Hữu Phước không hề tô điểm hơi - giọng mà ông luôn va bằng tâm trạng, nên lúc nào gịong ca của ông nghe như mang nặng một tâm tư gì đó...

 Tuy NS Hữu Phước không cống hiến tài năng của ông trọn vẹn cho quê hương xứ sở, cũng do mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng ông đã tạo lập một phong cách ca ngâm riêng và để lại ấn tượng khó phai trong lòng một bộ phận khán giả nhất định nói riêng và lịch sử Cải lương nói chung. Nhiều nghệ sĩ tài danh khác có hậu duệ kế thừa, còn NS Hữu Phước thì ngoài cố NS Út Hiền, Hoài Vĩnh Phúc, Hữu Lợi (Hữu Lợi hồ quảng, khác Hữu Lợi là anh ruột của kép độc Bửu Lộc ở đoàn Hương Mùa Thu), Phương Tùng (Đoàn Nhân Dân Kiên Giang, khác với Phương Tùng ở Đòan CL Long An) và Đức Lợi thì hiện nay chưa thấy một ai xuất hiên có phong cách ca ngâm theo lối NS Hữu Phước cũng là điều đáng tiếc.                                                                                                   ĐỖ DŨNG

Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Nhã Thy: Tâm huyết với sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Nhã Thy cùng các nghệ sĩ trẻ tâm huyết với nghệ thuật cải lương truyền thống đã và đang tiếp tục ra sức gìn giữ, phát huy, lan tỏa các giá trị nghệ thuật quý giá của sân khấu cải lương trong đời sống hiện đại.

 

Nghệ sĩ Linh Cường, từng chặng đường không quên

CLVNCOM .-- Bạn đọc, khán giả, các nghệ sĩ và tất cả thành viên của cailuongvietnam.com vẫn không quên nghệ sĩ Linh Cường vì ông luôn có mặt trong tất cả nhung buổi từ thiện hay giao lưu cùa trang web CLVNCOM hàng năm vào dịp lễ Tết tại Khu Dưỡng Lão Nghê Sĩ , đình Nhơn Hoà...vv.... . Không những góp công góp sức góp của mà nghệ sĩ Linh Cưởng vẫn luôn cung nghệ sĩ Xuân Lan và chị Việt Hồng tham gia phẩn văn nghệ giúp vui nữa. Những hình ảnh đều có trong diễn dàn của website CLVNCOM vốn là SÂN CHƠI DÀNH CHO KHÁN GIẢ đã ngót 20 năm nay! Dưới đây đây là bài viết của Soan Giả Nguyễn Phương nói về anh : NS LINH CƯỜNG .

 

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.