Bản Sắc Dân Tộc - cailuongvietnam.com

Tin Tức Tâm Tình Khán Giả

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN

Được mất cải lương với kỹ thuật @

Thứ hai - 23/03/2015 13:03

Được mất cải lương với kỹ thuật @

CLVNCOM - Cải lương thời vàng son của thế kỷ trước không còn nữa ! Tuy nhiên cải lương vẫn có không khí nhộn nhịp trên các trang web, trên các trang mạng xã hội.... Cải lương được gì mất gì trong thời kỹ thuật @ ?

- Tập hợp được những bài sáng tác của những tác giả không chuyên hay những tài năng nằm trong lá ủ, những tài năng không thân thế, quen biết, không có gốc mà dựa, từ những miền hóc bà tó, chó táp phải ruồi. Những giọng ca,những sáng tác mới với tư tưởng tự do, không bị ràng buộc "cứ thẳng một đàng mà đi" được úp hay quăng lên các trang xã hội, khâu đầu vào đâu ra, tác giả,nhạc sĩ, nghệ sĩ, ca sĩ thành một mà thôi, nhanh gọn, không tốn hao, mọi thứ dường như có trên mạng hay công cụ internet hổ trợ rất nhiều từ mọi khâu, nếu ai có đầu tư, chất lượng nghệ thuật sẽ cao hơn. Một vài tác giả sáng tác tốc hành, một ngày có khi hai ba bài, một bài là chuyện nhỏ, chuyện thường ngày...chủ đề ưa thích là về thăm miền quê nào đó gắn với tình yêu đôi lứa và những cuộc tình dang dỡ từ những bài nhạc tiền chiến...

-Tin tức lan nhanh, nóng hổi, nóng phỏng tay luôn,nghệ sĩ đi đâu,làm gì,hát gì ở đâu đều có thể biết, cứ như tin tức người thân, "cả nhà"...

- Mỗi trang web cứ như một đoàn hát, web đại bang web tiểu bang với những qui luật "riêng, lạ"...có một số chủ web đôi khi còn nổi hơn,quyền lực nghệ sĩ mới. Thời đại cải lương thuộc về các trang web và các câu lạc bộ bên cạnh cải lương nhà nuớc èo uột. Các sản phầm cải lương không thân thích hay không hợp đường lối sẽ bị dìm hàng, nghệ sĩ đôi khi kẹt giữa cả chục làn đạn...Các trang mạng có ưu thế không sợ rã gánh, kéo dài bao lâu cũng được...

-Trước tình hình cải lương hiện nay chưa có lối thoát, nên chỉ cần lối kéo người nghe khán giả thì cũng đã thành công không cần lời lóm, chấp nhận lỗ để được cháy hết mình,thoả lòng đam mê. Cải lương miễn phí đã ăn quen với khán giả mộ điệu và internet là một kênh tiếp cận khán giả từ xa xem ra hiệu quả nhất...

- Nhưng cũng có chuyện khôi hài xảy ra,cũng thấm thía sự đời, "thượng vàng hạ cám", khi tìm thấy một tâm sự của một facebook "đêm không trăng"

Người ta ca hát vui vẻ sướng miệng, còn mình làm karaoke up lên youtube để giúp vui, vừa cực, "vừa" bị máng vốn...Chuyện là vầy:

Các ACE-anh chị em ca hát online (ca hát trên paltalk, điệp khúc là đa số, hoặc song ca mà mỗi người ở một nơi), họ tải các bài vọng cổ - tân cổ - trích đoạn song ca về, thu tiếng trước 1 vai, xong up ngược lên youtube để người khác tải về ca chung... trong số đó có người ca hay, người ca dỡ up tè le trên youtube hết. Bọn ghi đĩa họ sưu tầm karaoke về ghi sang ra DVD bán mà chắc vừa không "chuyên môn", vừa ẩu tả...tải luôn những bài đã bị thu chết 1 vai, cùng với những bài Karaoke (ko tiếng ca) của các anh chị em bỏ công ra làm up lên youtube, trong đó có bài của mình làm và số đt trên video đó...

Người mua đĩa bán dạo về mở lên ca, ko biết cái đĩa sao mà họ gọi ngay số đt mình máng vốn: "em phải chỗ ghi đĩa ko, mua cái đĩa về âm thanh dỡ, tiếng đàn lọt chọt, thậm chí có tiếng ông nào, bà nào hát trước sẵn 1 vai thấy ghê cũng ghi ra đĩa bán nữa..cái đĩa mấy chục bài mà hát được có vài bài thôi..", làm karaoke cổ nhạc có nhiều anh em ko có sẵn bài đàn phải cắt ghép, nối.. để làm, chủ yếu để ca hát vui vẻ chứ đâu biết ngta đi sưu tầm làm đĩa bán đâu... Nghe nói vậy cũng mắc cười, một số người ko cần danh tiếng nghệ sĩ/ca sĩ..họ cũng được lên đĩa để bán..hehee


sauvekeu - CLVNCOM

http://www.cailuongvietnam.com/forum/viewtopic.php?f=181&t=62325

 

Cải lương sống trên internet

 
 

“Nghệ thuật cải lương không chết”. Đó là lời khẳng định có cơ sở nếu bạn bước vào thế giới của những cư dân mạng yêu cải lương hiện nay.

Biểu hiện lòng yêu thích nghệ thuật cải lương qua những trang web rồi sau đó, những người có chung chí hướng tập hợp nhau lập nên các CLB yêu thích ca cổ và sân khấu cải lương. Hiện nay, có hàng chục trang web với hàng ngàn thành viên đang gắn kết với nghệ sĩ và tác động của họ không nhỏ đến sự phát triển của nghệ thuật cải lương trong đời sống xã hội và trên các sàn diễn.

Khán giả văn minh

Các sàn diễn khó khăn vì vắng khách nhưng trên các trang web: cailuongvietnam.com; cailuongvietnam.net; dacohoailang.com; conhacvietnam.com; caovanlau.vn; conhacquehuong.com…, nghệ thuật cải lương luôn sôi động. Nhiều vở tuồng, bài hát vọng cổ của các nghệ sĩ nổi tiếng qua hàng chục năm và của nghệ sĩ trẻ hiện nay đều được số hóa, chuyển tải cho mọi người thưởng thức, bình phẩm... Mỗi ngày, có hàng chục ngàn lượt người truy cập vào các trang web này.

Xuất phát từ những đam mê, các trang web cải lương và các CLB đều có hướng đi riêng nhưng tựu trung là góp phần kêu gọi sự yêu thích có trách nhiệm hơn của người hâm mộ với nghệ thuật cải lương. Soạn giả Hoàng Song Việt nói: “Sàn diễn cải lương rất cần họ, vì trên diễn đàn họ nói thẳng, nói thật, phê phán tới nơi và có trách nhiệm. Chưa lúc nào sàn diễn cải lương lại có đội ngũ khán giả trẻ có trình độ và nhận xét chính xác như hiện nay”.

ê phán tới nơi và có trách nhiệm. Chưa lúc nào sàn diễn cải lương lại có đội ngũ khán giả trẻ có trình độ và nhận xét chính xác như hiện nay”.

 
 

Kết nối yêu thương

Đi vào đời sống xã hội, các trang web cải lương phát hiện nhiều tài năng trẻ, thông tin nhanh nhất những trường hợp đang cần sự giúp đỡ. Trang web cailuongvietnam.com và cailuongvietnam.net vận động những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ các nghệ sĩ đang gặp hoạn nạn, khó khăn…

Nghệ sĩ Vũ Minh Vương xúc động nói: “Hai lần bệnh thập tử nhất sinh, tôi đều nhận được tiền, quà của người hâm mộ từ các trang web cải lương gửi đến giúp đỡ”.

 

Xuất phát từ những đam mê, các CLB đều có hướng đi riêng nhưng tựu trung là góp phần kêu gọi sự yêu thích có trách nhiệm hơn của người hâm mộ với nghệ thuật cải lương.

Tương tác để đổi mới

Qua rồi cái thời những thông tin ảo trên mạng mà người viết phê phán nghệ sĩ vô tội vạ, đề cập chuyện đời tư nhiều hơn là góp ý về ca diễn. Các trang web cải lương, ca cổ đã có chung tiêu chí tẩy chay những thành viên ảo. Thay vào đó, họ giới thiệu rất rõ về bản thân và có ý kiến chính xác về các vai diễn, vở diễn từ màn ảnh cho đến các suất diễn hiếm hoi được sáng đèn tại TPHCM và các tỉnh. Bạn Nguyễn Văn Khanh (nhân viên phòng marketing một doanh nghiệp lớn) nói: “Có sự tương tác sẽ làm thay đổi nhận thức làm nghề của nghệ sĩ. Sàn diễn cải lương chết vì xem nhẹ yếu tố tương tác này. Một thời nghệ sĩ lạm dụng việc hát nhép, diễn ẩu, bị lên án, nay không còn dám vì cộng đồng mạng sẵn sàng tố cáo người nào hát nhép”.

Sự lớn mạnh của những sân chơi này đã khiến không ít nghệ sĩ cải lương phải quan tâm. NSND Lệ Thủy cho biết: “Nhiều năm qua, nhờ các CLB này mà giới nghệ sĩ được nghe những ý kiến đóng góp hết sức chân thành. Sàn diễn cải lương rất cần những khán giả đam mê nhưng có trình độ tri thức và có trách nhiệm với cộng đồng”.

Từ những diễn đàn này, khán giả trẻ đã định hướng cho nghệ sĩ trong nhiều sô diễn. Nghệ sĩ Vũ Luân cho biết: “Tôi dự định tổ chức live show cá nhân thì nhận được hàng trăm ý kiến góp ý rất tâm đắc của người hâm mộ. Vì thế, chương trình chuyên đề về người mẹ của tôi trên sân khấu được dàn dựng đúng như góp ý của khán giả trẻ” .

Đời sống sàn diễn cải lương rất cần sự tương tác công tâm giữa người sáng tạo và người hưởng thụ, vì từ đó nghệ sĩ nhận được sự phản hồi của chính người xem, bên cạnh sự bình phẩm của công luận để góp phần nâng cao tính thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm, vai diễn.

Thanh Hiệp - NLĐ


Image



Image

 

Nguồn tin: cailuongvietnam.com

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://www.cailuongvietnam.com là vi phạm bản quyền
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa:cải lương

Bình luận mới

Gửi bình luận của bạn

Tên của bạn Email Nội dung Mã an toàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

DUY TRÌ TRANG WEB CLVN