16:09 PDT Thứ bảy, 27/04/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 123

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 24628

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1096825

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 76912203

Trang nhất » Tin Tức » Tìm Hiểu Nghệ Thuật

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

Xem tiếp...

Hiểu đúng đờn ca tài tử để bảo tồn và phát huy có hiệu quả

Đăng lúc: Thứ hai - 28/04/2014 12:22 - Đã xem: 4277
Hiểu đúng đờn ca tài tử để bảo tồn và phát huy có hiệu quả

Hiểu đúng đờn ca tài tử để bảo tồn và phát huy có hiệu quả




Trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử (ĐCTT) quốc gia lần thứ I – Bạc Liêu 2014, ngày 27-4, Viện Âm nhạc quốc gia và UBND tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy nghệ thuật ĐCTT. Hơn 200 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nghệ nhân khu vực Nam bộ đã trình bày những hiểu biết, suy nghĩ về ĐCTT và thống nhất quan điểm cần phải hiểu đúng và yêu mến thì mới có cách bảo tồn và phát huy có hiệu quả Di sản của nhân loại.

Báo Cần Thơ xin lược ghi ý kiến của một số đại biểu tại hội thảo.

Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê:
Thuở nay, chưa có loại hình âm nhạc nào gọi là “chơi” như ĐCTT

Nếu như những loại hình âm nhạc khác người ta gọi là trình diễn, biểu diễn thì ĐCTT được gọi là “chơi ĐCTT”. Điều này thể hiện tính ngẫu hứng, tâm tấu, đồng điệu giữa người đờn ca và người nghe. ĐCTT có 20 bài bản Tổ và một số bài nhỏ, người ta gọi là lòng bản. Nhưng khi chơi, người đờn không cần rập khuôn theo lòng bản mà thêm thắt hoa lá sao cho tiếng đờn du dương, mùi mẫn, miễn sao đừng lạc điệu, sai lệch lòng bản là được. Trong ĐCTT có một nguyên tắc thẩm mỹ “học chân phương – đờn hoa lá” là vậy.

Phần đông, khi nhắc đến ĐCTT, người ta cho rằng lối nhạc đó không sâu sắc, chuyên nghiệp mà mang tính cách giản dị, dân gian, nghiệp dư. Thực ra, “tài tử” có nghĩa là người có tài. Người đờn tài tử không dùng tài nghệ của mình làm kế sinh nhai. Khi nào thích đờn thì họp nhau tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đờn chơi, ai biết ca cũng có thể tham gia được, đờn ca suốt đêm không chán. Nhưng khi không thích đờn thì dù cho có đem “tiền muôn bạc vạn” đến thưởng thì các tài tử cũng nhứt định không đờn. Tài tử đờn ca thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học chữ nhấn, chữ chuyền, rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng.

Trước khi vào bản thuộc hơi nào, tài tử đờn luôn có câu rao theo hơi đó. Câu rao miền Nam khác với bản dạo của miền Trung. Bản dạo có bài bản nhứt định còn câu rao phóng túng, ngẫu hứng. Mỗi người có cách rao riêng, không ai giống ai. Rao vừa dẫn người nghe đi dần vào điệu, hơi để nghe bản đờn, vừa là lúc thử xem có phím đờn nào chênh lệch hay không. Giống như người kỵ mã trước khi cỡi ngựa cần phải biết chứng con ngựa mình đang cỡi.

Nhạc sư Nguyễn Tấn Nhì:
20 bài bản Tổ trong nghệ thuật ĐCTT

Đầu thế kỷ 20, bài bản ĐCTT Nam bộ đã lưu hành trong dân gian có gần 100 bài. Tuy nhiên, sự trùng lặp về hơi điệu và câu cú thì rất nhiều, trong khi phong cách trình tấu ở mỗi địa phương khác nhau. Để thống nhất cách chơi trong các cuộc giao lưu ĐCTT, các tài tử miền Đông và miền Tây Nam bộ họp nhau ở Nhà Dài (Cần Đước, Long An) dưới sự chỉ huy của thầy đờn Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi), lựa chọn và thống nhất đưa ra 20 bài bản Tổ. Đây là những bài có tính tiêu biểu, đại diện cho 4 hơi điệu căn bản: Bắc, Hạ, Nam, Oán mang đậm bản sắc dân tộc. Hơn một thế kỷ qua, 20 bài bản Tổ này vẫn là chuẩn mực, được giới chơi ĐCTT tuân thủ trong các cuộc so đờn, đấu đờn.

 

Giáo sư Tô Ngọc Thanh, Giáo sư Trần Văn Khê, Phó Giáo sư Lê Văn Toàn và Giám đốc Sở VHTT&DL Bạc Liêu Nguyễn Chí Thiện (từ phải qua) đồng chủ trì Hội thảo.
 

6 bản Bắc: Lưu Thủy trường, Phú lục chấn, Bình bán chấn, Cổ bản vắn, Xuân tình, Tây thi có cấu trúc âm thanh được xây dựng trên 5 cung chánh: hò, xự, xang, xê, cống, không nhấn, không rung, có âm chủ đạo là Xàng Liu. Bản Bắc có nét nhạc vui tươi, hùng tráng. Bảy bài Lễ gồm: Xàng xê, Ngũ Đối thượng, Ngũ Đối hạ, Vạn giá, Long ngâm, Long đăng, Tiểu khúc, có âm chủ đạo là Xế Ú, nên lên dây đờn cho các nhạc cụ thường khi buông dây phải rơi đúng chữ Ú, Xừ thì mới chuẩn xác, mang màu sắc tôn nghiêm, thành kính. Ba bài Nam: Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung có âm chủ đạo là Xàng Xang, nghe buồn thương, tỉ tê. Ngược lại, 4 bài hơi Oán: Phụng hoàng cầu, Tứ đại oán, Giang Nam cửu khúc và Phụng cầu hoàng duyên dù phảng phất chất buồn nhưng buồn bi hùng, bi hận.

 

Ngày nay, dù người chơi tài tử tài nghệ đến mấy cũng phải tuân thủ lòng bản của 20 bài bản Tổ. Hiểu và nắm vững 20 bài này để không sai lệch, bất đồng trong cách chơi và nhất là không làm mất bản sắc của ĐCTT.

Nhà nghiên cứu Võ Trường Kỳ:
Sự đồng nhất và dị biệt giữa ĐCTT và cải lương

Trước hết, có thể khẳng định rằng: cải lương là “hậu duệ” của ĐCTT. Vì vậy, cả hai loại hình khi sử dụng bài bản cổ nhạc đều phải tuân theo nhịp điệu, tiết tấu của lòng bản. Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của cải lương đã cho thấy những nét khác với ĐCTT.

Sân khấu cải lương mang tính tổng hợp, ngoài âm nhạc còn có đạo diễn, diễn viên, mỹ thuật, đạo cụ, phông trí… và rất cần có khán giả, càng đông càng tốt. Trong khi ĐCTT chỉ là loại hình “âm nhạc thính phòng”, chỉ cần không gian hẹp, đơn giản ở vườn cây, trên ghe xuồng…, không gian yên tĩnh. Số lượng người tham gia không quá đông, cốt chỉ là để đờn cho tri kỷ, ca cho tri âm. Với ĐCTT, trước khi vào bài bản phải rao, rồi gài nhịp vô trước để ca bắt nhịp ca theo. Đờn giữ vai trò rất quan trọng, từ ngang đến hơn cả người ca. Cải lương thì lại quan trọng nghệ sĩ ca diễn, đờn chỉ là yếu tố phụ. Ca nói lối, nói dậm hoặc ngâm thơ xong, gài nhịp vô trước rồi đờn mới bắt nhịp ca theo. ĐCTT chơi ngẫu hứng, còn cải lương nặng về biểu diễn của diễn viên nhằm thể hiện một nội dung nhất định. Bên cạnh đó, tài tử mang tính phóng túng của cá nhân nhiều hơn sân khấu cải lương. Bởi cải lương biểu diễn có sự chỉ đạo của đạo diễn và sáng tạo trong khuôn phép khuôn khổ, còn ĐCTT có khuôn phép riêng nhưng thể hiện rất rõ khả năng chẻ nhịp, nhả chữ của người ca.

Tuy nhiên, từ khi cải lương phát triển cực thịnh, âm nhạc trong sân khấu cải lương đã tác động ngược trở lại đối với nghệ thuật ĐCTT. Từ đó, làm nảy sinh sự lược giảm, rút gọn bài bản. Hiện nay, ĐCTT đã không còn câu nệ về niêm luật chặt chẽ, mà thường trình bày theo kiểu “trích đoạn” , rút gọn để đáp ứng nhu cầu “nhanh – gọn” của một bộ phận đối tượng khán giả.

Thạc sĩ Huỳnh Khải, Quyền Trưởng khoa Âm nhạc dân tộc – Nhạc viện TP Hồ Chí Minh:
Trực truyền vẫn là cách tốt nhất để lưu giữ ĐCTT

Âm nhạc tài tử bao gồm khí nhạc tài tử (tức nhạc không lời ca) và thanh nhạc tài tử (tức biểu diễn có đờn có ca) – dân gian gọi là ĐCTT. Việc truyền nghề trong nghệ thuật ĐCTT hiện nay thuộc về các nghệ nhân, nhạc sĩ. Người truyền nghề không đơn giản chỉ biết đờn ca mà phải giỏi, điêu luyện. Để việc truyền nghề có hiệu quả, người trao truyền cần nắm rõ nguyện vọng, năng khiếu, năng lực của người học để có cách dạy sát hợp.

Cách truyền nghề mà các nghệ nhân ĐCTT vận dụng hàng trăm năm qua là truyền khẩu, truyền ngón trên nền tảng lòng bản, gọi là phương pháp trực truyền. Đến nay, đây vẫn là phương pháp dạy hiệu quả cao, tạo mối dây gắn kết và đồng điệu giữa thầy – trò.

Về nhạc khí, người thầy dạy trò cách đọc và xướng âm bản đờn. Sau khi đã hiểu và xướng âm chữ nhạc tốt, thầy sẽ dạy trò cách đờn. Người thầy luôn theo sát và uốn nắn chữ nhạc, cao độ, rung nhấn và các kỹ thuật mà lòng bản yêu cầu. Phần hòa đờn hết sức quan trọng với người học nhạc khí. Vì mỗi lần như vậy, học trò được dịp thể hiện, sáng tạo những gì đã học. Đờn theo khuôn mẫu là điều tối kỵ. Người đờn phải luôn đổi mới chữ đờn, tạo nét giai điệu mới trong suốt cuộc đời tài tử của mình.

Về thanh nhạc, trước hết, người thầy cũng dạy học trò lòng bản qua cách xướng âm. Phần quan trọng của ca tài tử là phát âm đúng “chính tả tài tử” – nghĩa là “tròn từ, rõ ngữ”. Ngoài ra, thầy ca còn truyền cho trò cách ngắt câu văn rõ ngữ, giữ hơi đầy đặn, âm lượng vừa vặn theo ngữ cảnh…

Kinh nghiệm truyền nghề trực truyền trong ĐCTT của nhiều thế hệ nghệ nhân để lại là rất quý báu. Ngành văn hóa, hội VHNT, trường dạy âm nhạc chuyên nghiệp… cần quan tâm học hỏi, tập hợp các nghệ nhân kinh nghiệm kết hợp với các phương tiện nghe nhìn hiện đại trong truyền dạy ĐCTT. Có như vậy, ĐCTT mới “bén rễ, xanh cây” trong lòng người Nam bộ, xứng danh là di sản của nhân loại.

ĐĂNG HUỲNH (lược ghi)

Tác giả bài viết: tancogiaoduyen
Nguồn tin: BCT
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.

 

Đầu xuân, ăn chè kia chứ

Ba tôi luôn mong cả nhà dù bận rộn thế nào đều về sum họp đầu năm, bên chén chè kia chứ ngọt ngào. Tôi cũng hy vọng mỗi người chúng ta hãy trân trọng mỗi mùa xuân khi vẫn còn đủ đầy người thân bên cạnh. Hãy cất bớt gánh lo toan để cùng nhau đón chào năm mới. Đôi khi, bao nhiêu vật chất đều không ấm áp bằng một cái tết đoàn viên.

 

NSND Trọng Hữu lý giải vì sao thế hệ vàng sân khấu cải lương vẫn còn ăn khách?

Trong ngày lãnh đạo TP HCM tổ chức gặp gỡ văn nghệ sĩ tiêu biểu, NSND Trọng Hữu đã trao đổi với PV báo Người Lao Động về suy nghĩ của ông về thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương dù đã U80 vẫn còn được khán giả mến mộ.