07:55 PDT Thứ tư, 08/05/2024

Menu

xuan lan
CLVNCOM English Edition
HÌNH MCHAU PMAI

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 186


Hôm nayHôm nay : 18599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 488285

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 77523378

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức Hoạt Động

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

Xem tiếp...

Chuyển thể điện ảnh "Dạ Cổ Hoài Lang": Khó hay dễ?

Đăng lúc: Thứ tư - 29/03/2017 22:01 - Đã xem: 2946
VA-HL

VA-HL

Liệu phiên bản điện ảnh của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có vượt qua được vở kịch "Dạ Cổ Hoài Lang" có hơn 20 năm tuổi đời hay không?

Dạ Cổ Hoài Lang mang trong mình những kì vọng về một bộ phim sẽ chạm đến cảm xúc của nhiều thế hệ khán giả, đồng thời đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Kịch Dạ Cổ Hoài Lang cũng là một tượng đài không thể thay thế trong làng kịch nghệ với tuổi đời hơn 20 năm. Quyết định chuyển thể kịch thành phim tưởng dễ mà lại rất khó.

Từ một sân khấu 4 người

Cách đây 23 năm, vở kịch Dạ Cổ Hoài Lang lần đầu được công diễn tại sân khấu 5B Võ Văn Tần và ngay lập tức tạo cơn sốt ở Sài Gòn. Khán giả thời đó hẳn vẫn còn nhớ cảnh tượng đoàn người rồng rắn xếp hàng để tranh được chỗ cho 3 suất diễn mỗi ngày. 

Chỉ có 4 diễn viên cùng bối cảnh sân khấu chật chội nhưng Dạ Cổ Hoài Lang chưa từng hạ nhiệt suốt 23 năm qua. Bởi vì nó như một tiếng nấc nghẹn bật ra khỏi lồng ngực của bất kì khán giả nào bên dưới, nhắc nhớ mỗi người về tình yêu quê hương đầy ý nhị, đồng thời giày vò tan nát cái đau đáu về khoảng cách của hai thế hệ gia đình.

Chuyển thể điện ảnh Dạ Cổ Hoài Lang: Khó hay dễ? - Ảnh 1.

Việt Anh (trái) và Thành Lộc (phải) trong kịch Dạ Cổ Hoài Lang

Dạ Cổ Hoài Lang được thai nghén khi nghệ sĩ Thanh Hoàng tình cờ nghe được bài hát này của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ông dốc tâm dốc sức để viết ra một kịch bản chứa đựng nỗi nhớ quê hương của những người già nơi đất khách dù mình chưa từng đến Mỹ. Sau đó, vở kịch chính thức xuất hiện trên sân khấu vào năm 1994 dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Công Ninh. Kịch bản được gợi lên từ một bài hát, còn là sản phẩm dàn dựng đầu tay của đạo diễn nhưng Dạ Cổ Hoài Lang lại chạm đến trái tim của rất nhiều người.

Âu cũng vì thời đó điều kiện bay đi bay về chưa dễ dàng như bây giờ nên cái nỗi nhớ người thân, sự hoài vọng quê nhà lúc nào cũng âm ỉ trong lòng người nước mình. Cũng vì vậy mà 4 cái tên Thành Lộc (vai ông Tư Lành), Việt Anh (vai ông Năm Triều), Quốc Thảo (vai người bạn trai) và Hồng Vân (vai cô cháu gái) trở thành những nghệ sĩ có công cán mở ra "triều đại" chưa dừng lại của Dạ Cổ Hoài Lang.

 

Trích đoạn kịch "Dạ Cổ Hoài Lang" được tái diễn trong chương trình "30 năm Hội Sân Khấu Tp.HCM" với phần thể hiện của NSƯT Thành Lộc và NSƯT Việt Anh

Đến một hành trình bền bỉ nặng tình

Chuyển thể điện ảnh Dạ Cổ Hoài Lang: Khó hay dễ? - Ảnh 3.

Hữu Châu (trái) và Thành Lộc (phải)

Suốt hơn 20 năm công diễn với cả nghìn suất từ Nam ra Bắc, từ Việt sang Mỹ, Dạ Cổ Hoài Lang luôn nhận được sựu ưu ái của khán giả dù đã có không ít lần thay đổi diễn viên. Cặp đôi Thành Lộc - Việt Anh, Hoài Linh - Việt Anh, hay Thành Lộc - Hữu Châu đều trở thành những Tư Lành - Năm Triều xuất sắc trên cái sân khấu chứa đầy nỗi khắc khoải của họ. 

Bởi đơn giản một lẽ, cái tình của nhân vật, của vở kịch thấm thía đến từng thớ cảm xúc của khán giả. Tất cả cùng cười, cùng khóc rồi cùng lặng đi theo những âm thanh, tiếng nói nặng nợ quê nhà, nặng tình gia đình trong những suất chiếu đặc kín người. 

Ngạc nhiên nhất chính là khi Dạ Cổ Hoài Lang "thân chinh" ra Hà Nội vào năm 1996 và vẫn nhận được rất nhiều ủng hộ cũng như những giọt nước mắt đồng cảm của khán giả phía Bắc, điều mà hiếm vở kịch Nam Bộ nào làm được.

Chuyển thể điện ảnh Dạ Cổ Hoài Lang: Khó hay dễ? - Ảnh 4.

Việt Anh (trái) và Hoài Linh (phải)

Có lẽ vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê, sự uất nghẹn không thể tỏ bày giữa hai thế hệ khác biệt về ngôn ngữ, tuổi tác trên đất khách là chuyện không của riêng ai. Đặt trong bối cảnh hậu chiến (những năm tám mươi) thì chỉ càng cảm thấy mủi lòng. Từng câu thoại như là ruột, là gan của những ông bạn già nương tựa vào nhau trên đất khách. Từng cái to tiếng, từng sự hiểu lầm của những người trẻ lớn lên xa quê hương như lời giải bày uất ức của thế hệ mới. 

Tác giả Thanh Hoàng đã viết nó bằng tấm lòng của sự đồng cảm, những nghệ sĩ đã hóa thân vào nhân vật bằng sự chân thật, lồng trong bản nhạc ám ảnh từ câu đầu tiên của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu, Dạ Cổ Hoài Lang cứ thế sống mãi qua từng năm tháng ở nhiều sân khấu.

Và sự đổi mới đầu tiên nhiều thách thức

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng vì bị vở kịch này chinh phục mà quyết định thực hiện bản phim điện ảnh chuyển thể. Anh đã mời nghệ sĩ Thanh Hoàng chủ trì phần kịch bản, nhạc sĩ Đức Trí (người có nhiều duyên nợ với bản kịch) làm giám đốc âm nhạc cho bộ phim có quá trình thực hiện gần 2 năm. Hoài Linh một lần nữa trở thành Tư Lành, nhưng là trên màn ảnh, còn Chí Tài lần đầu trở thành Năm Triều với nhiều thách thức.

Chuyển thể điện ảnh Dạ Cổ Hoài Lang: Khó hay dễ? - Ảnh 5.

Hoài Linh và Chí Tài trong bản điện ảnh

Đạo diễn cũng đã "nêm nếm" thêm nhiều gia vị mới lạ cho bản điện ảnh như việc đoàn phim lặn lội sang tận Canada để quay những cảnh tuyết rơi chân thực nhất. Song song là phát triển phần chuyện quá khứ của bộ ba Tư Lành – Út Trong – Năm Triều từ nhỏ đến lớn với những cảnh quay làng quê Việt Nam đẹp mướt mắt. 

Tuy nhiên, "chất điện ảnh" trong phim cũng chỉ dừng lại ở đó. Việc thay đổi một số tình tiết, hoán đổi vị trí nhân vật đều có chủ đích nhưng cũng không ảnh hưởng lắm đến tinh thần của nguyên tác, thành thử trở nên không cần thiết.

Chuyển thể điện ảnh Dạ Cổ Hoài Lang: Khó hay dễ? - Ảnh 6.

Bối cảnh được đầu tư với nhiều lần xuất ngoại mới có thể hoàn thành sau 2 năm

Nói đi cũng phải nói lại, khó lòng trách được Nguyễn Quang Dũng vì những điều còn thiếu sót trong bộ phim này. Bản thân anh là một khán giả ruột của Dạ Cổ Hoài Lang, nên chắc chắn anh sẽ có trách nhiệm gìn giữ tinh thần của bộ phim một cách trọn vẹn nhất. Do đó, dù cho bối cảnh trong căn nhà có tường sơn màu tím xuất hiện gần như nửa thời lượng phim, gây ra cảm giác ngột ngạt và nhàm chán nhưng phần nội dung, diễn xuất đã cứu lại khá nhiều.

 

Xuyên suốt bộ phim đều là những cảnh đối thoại nhưng thoại lại chính là linh hồn của Dạ Cổ Hoài Lang. Nếu ông Tư Lành không cãi nhau với cháu gái, ông Tư Lành không tâm sự với Năm Triều thì những tinh thần của nguyên tác khó có thể được truyền tải. 

Cái thi vị và thấm thía nhất của câu chuyện này không nằm ở những khẩu hiệu yêu nước, hay vài ba câu nói sâu sắc về tình gia đình. Nó nằm ở cách mà các nhân vật đối thoại với nhau, như hơi thở của thời cuộc. Vì vậy, có thể trách phim Dạ Cổ Hoài Lang còn thiếu chất điện ảnh nhưng cũng hãy trách sao kịch Dạ Cổ Hoài Lang lại quá thiếu chất liệu điện ảnh để thực hiện! Bởi mới nói, cái khó khi chuyển thể bộ phim này chính là ở đây.

Chuyển thể điện ảnh Dạ Cổ Hoài Lang: Khó hay dễ? - Ảnh 7.

Will trong vai Năm Triều lúc trẻ

Nhưng cũng thật may mắn khi hầu hết khán giả bước ra khỏi rạp, nhất là các khán giả lớn tuổi, đều rưng rưng tròng mắt. Bởi họ đã tìm được cái không khí xồng xộc mùi nỗi nhớ trên sân khấu ngày xưa. Hoài Linh với Tư Lành như chim về với tổ sau những tháng ngày lang bạt, Chí Tài lại là một bất ngờ vô cùng thuyết phục khi lần đầu trở thành Năm Triều tếu táo nhưng cũng đầy tinh tế. 

Các tuyến vai phụ được chọn lựa đa dạng cũng bổ sung khá tốt cho phim. Đặc biệt, phần âm thanh được nhạc sĩ Đức Trí trau chuốt chính là điểm cộng rất lớn. Anh cũng nói mình chủ đích giữ lại cách hát, hòa âm ở những phân đoạn linh hồn của sân khấu để có được không khí trọn vẹn.

Chuyển thể điện ảnh Dạ Cổ Hoài Lang: Khó hay dễ? - Ảnh 8.

Nếu nhất định phải so sánh giữa phim và kịch thì chắc chắn kịch vẫn nhỉnh hơn. Nhưng nếu nghĩ tích cực thì Nguyễn Quang Dũng đang có công phổ biến cái hay ho của Dạ Cổ Hoài Lang trên màn ảnh rộng đến nhiều đối tượng khán giả. Hơn nữa bộ phim này tuyệt đối không phải là một phim làm ẩu. 

Dù còn nhiều điều chưa tốt nhưng nó đã hoàn thành xuất sắc vai trò lưu giữ và kế nhiệm sự tuyệt vời của vở kịch Dạ Cổ Hoài Lang trong những thước phim hiện đại. Giống như khoảng cách giữa Tư Lành và cô cháu gái vậy, bản kịch và bản phim vẫn giao nhau ở những cảm xúc được gióng lên từ chính trái tim người Việt.

PHÚC DU, THEO TRÍ THỨC TRẺ 


Nguồn tin: tcgd theo kenh14
Từ khóa:

năm tuổi

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

CHUYỂN ĐẾN WEBSITE...

DUY TRÌ TRANG WEB

Đăng nhập thành viên

NSMAU
animation

Facebook

NS ANIMATION NHO

NSƯT Kim Tiểu Long với ngày 1-5 nhiều ý nghĩa

Vào ngày 1-5 hàng năm, khi bạn bè đồng nghiệp và khán giả gửi lời chúc mừng sinh nhật, NSƯT Kim Tiểu Long không khỏi bồi hồi nhớ lại những lời mẹ kể.

 

Lan tỏa nét độc đáo của đờn ca tài tử

Sách "Tìm hiểu âm nhạc tài tử và cải lương vọng cổ - Ghita phím lõm" vừa ra mắt công chúng của nhạc sĩ Kiều Tấn là một tư liệu quý về tân nhạc, cổ nhạc và đờn ca tài tử (ĐCTT).

 

Nghệ sĩ Trung Dân xúc động khi được khen thế vai NSND Diệp Lang

Trong đời nghệ sĩ, một lần được thế vai diễn của thần tượng chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong sự nghiệp hóa thân với hàng trăm số phận. Nghệ sĩ Trung Dân đã có những khoảnh khắc đáng nhớ.

 

Kim Tiểu Long: "Ly hôn" là món quà tôi tặng cho đời mình

Buổi ra mắt MV như một lời tâm sự tận đáy lòng của người nghệ sĩ trước những hoàn cảnh ly hôn, ảnh hưởng lớn đến con cái mà NSƯT Kim Tiểu Long muốn nhấn mạnh.

 

Hành trình 20 năm - Một trang web để đời

Làm sao nói hết đuợc, làm sao đo đuợc sự phát triển , nổ lực của trang web trong 20 năm , làm sao thấu hiểu hết đuợc những công việc thầm lặng của Admin, ban điều hành và hàng nghìn thành viên tâm huyết của web cailuongvietnam.com.

 

Nghệ Sĩ hài Hồng Vân "thắng án" CEO Nguyễn Phương Hằng ngoạn mục

Nữ nghệ sĩ hề đa năng Hồng Vân là một trong những nghệ sĩ đầu tiên được réo tên trong danh sách phong sát nghệ sĩ trong Đ Ra Ma của bà Hằng năm 2022,

 

Lê Phương mê làm đào chánh, như "nhặt được vàng" với phim "Sáng đèn"

Không ai có thể ngờ ước mơ từ thuở nhỏ của diễn viên Lê Phương là được làm đào chánh trên sân khấu cải lương.

 

Nghệ sĩ Diệu Hiền: Ai hỏi, tui nói tui là bạn của Bạch Tuyết

Đến chúc mừng bạn thân Bạch Tuyết ra mắt Học viện cải lương, nghệ sĩ Diệu Hiền tiết lộ từ lâu bà muốn nói rằng bà hãnh diện khi có người bạn như Bạch Tuyết.

 

Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

 

Nghệ sĩ Phước Sang bị đột quỵ

Thông tin này khiến nhiều nghệ sĩ là đồng nghiệp của ông bầu Phước Sang quan tâm. Bởi, ngoài tài năng diễn xuất ông còn là người sáng lập nhóm hài “Tuổi đôi mươi” và sân khấu kịch Sài Gòn.

 

Nghệ sĩ Bích Hạnh đánh đổi nghệ thuật cho gia đình, cuối đời lủi thủi một mình

Tại chương trình 'Người kể chuyện đời', nghệ sĩ cải lương Bích Hạnh có những trải lòng về chặng đường hoạt động nghệ thuật và cuộc sống ở tuổi ngoài 70.

 

NSƯT Kim Phương, NSƯT Mỹ Hằng đào tạo 60 học viên cho nghệ thuật cải lương

Nỗ lực tạo thêm nhiều hạt nhân nòng cốt đẩy mạnh các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã tạo được uy tín trong việc truyền lửa đam mê cho giới trẻ.

 

Tiết lộ bí mật của cố diễn viên Mai Phương

Ca sĩ Ngọc Châu, bạn thân cố diễn viên Mai Phương, mới đây tiết lộ Mai Phương từng từ chối lời cầu hôn và cơ hội sang Mỹ định cư.

 

Nghệ sĩ Linh Huyền: Góp sức nhỏ quảng bá nghệ thuật cải lương

Trong số hiếm hoi các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hiện nay, cuộc thi tuyển lựa giọng ca cải lương Út Trong Award do nghệ sĩ Linh Huyền tổ chức vẫn giữ được nét độc đáo riêng của mình.

 

NSND Thanh Điền tới lễ trao danh hiệu nghệ sĩ và nhận cùng lúc 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho ông, một cho người vợ quá cố Thanh Kim Huệ.

Tại Nhà hát lớn Hà Nội ngày 6.3, NSND Thanh Điền một mình nhận tới 2 tấm bằng danh hiệu NSND. Một cho mình, một cho người vợ quá cố - nghệ sĩ cải lương Thanh Kim Huệ.

 

Lần đầu diễn kịch sử Việt, Hiếu Hiền nhớ mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc

Là người con hiếu thảo, luôn nhớ những bài học kinh nghiệm mà mẹ của mình truyền dạy, nghệ sĩ Hiếu Hiền mỗi khi quay về sàn diễn kịch nói đều mang trong tim hình ảnh của mẹ - cố nghệ sĩ Kim Ngọc.